Từ đầu năm nay có nhiều phân tích về việc ông Tập Cận Bình có giải tán chế độ Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và chuyển sang chế độ tổng thống hay không. Các nhà chuyên môn về thể chế trong đảng cũng nói về chế độ tổng thống.

tap-can-binh

Tuy nhiên, nếu thực hiện chế độ tổng thống thì sẽ đụng chạm đến nền tảng cơ sở của chế độ độc đảng của ĐCSTQ. Trong khi phe cánh của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân vốn ăn bám rất nhiều vào quyền lực của đảng, đã liên tục thể hiện lập trường phản đối việc này.

Tháng 5 năm nay, khi phát biểu tại Trường Đảng Trung ương của ĐCSTQ, nhân vật thứ 3 trong đảng thuộc phe ông Giang Trạch Dân là Thường ủy viên Bộ Chính trị Trương Đức Giang đã có bài phát biểu, trực tiếp phản đối việc tiến hành chế độ tổng thống. Đồng thời, nhân vật cùng phe, đứng thứ 5 trong đảng là Thường ủy viên Lưu Vân Sơn, cũng thắt chặt kiểm soát truyền thông và ngôn luận bàn về chế độ tổng thống, thể hiện thái độ chống lại ông Tập Cận Bình.

Chuyên gia thể chế trong đảng bàn về chế độ tổng thống

Tháng 3 năm nay, trong một buổi hội kiến với phóng viên, giáo sư Học viện Hành chính Quốc gia Uông Ngọc Khải lần đầu tiên bàn về việc Trung Quốc nên thay đổi từ “chế độ chủ tịch quốc gia” sang “chế độ tổng thống”. Vì hiện nay Trung Quốc đang thực thi chế độ độc đảng, hoàn toàn không gần gũi với chế độ tổng thống nên cần phải thay đổi toàn diện chế độ chính trị.

Sau đó vào tháng 7, ông Uông Ngọc Khải lại một lần nữa bàn về chế độ tổng thống. Lần này, thậm chí còn nói rằng: “Trước khi chuyển sang chế độ tổng thống, cần thiết phải kết thúc chế độ ủy ban thường vụ”.

Phát ngôn của ông Uông Ngọc Khải ngay lập tức được báo chí Trung Quốc, Hồng Kông và hải ngoại đăng tải. Xét theo thông lệ ở Trung Quốc, nếu không có sự cho phép của ông Tập Cận Bình thì những phát ngôn của ông Uông Ngọc Khải không thể được truyền thông một cách công khai như vậy. Do đó, có khả năng rất cao ông Tập Cận Bình đã cho phép ông Uông Ngọc khải nói về “chế độ tổng thống”.

Hội nghị Bắc Đới Hà thảo luận về việc phế bỏ chế độ ủy ban thường vụ?

Hội nghị Bắc Đới Hà của các nhân vật lãnh đạo của ĐCSTQ họp mỗi năm một lần vào tháng 7 hoặc 8. Tháng 5 năm nay, trước khi hội nghị diễn ra, tạp chí Asian Week có trụ sở tại Hồng Kông đưa tin, Hội nghị Bắc Đới Hà năm nay sẽ thảo luận 3 vấn đề: (1) Phế bỏ chế độ ủy ban thường vụ, (2) Luật ‘7 lên 8 xuống’ (trong kỳ đại hội đảng, thường ủy viên 67 trở xuống được giữ lại, 68 trở lên sẽ phải thôi nhiệm), (3) nhân sự cho thế hệ kế cận của ĐCSTQ.

Có phân tích cho rằng, nếu ông Tập Cận Bình có thể bố trí đủ nhân sự thân cận sau Hội nghị Bắc Đới Hà, thì vào phiên thứ 6 Đại hội Đảng Toàn quốc mùa thu năm nay, hay Đại hội 19 sẽ diễn ra vào năm sau, ông Tập sẽ đưa ra “một quyết định có tính bất ngờ”.

Đe dọa sử dụng Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc để ‘bẻ nanh’ Tập Cận Bình

Ngày 23/5, Thường ủy viên Trương Đức Giang, tại Trường Đảng Trung ương của ĐCSTQ, khi bàn về Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc đã nói “Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc có khả năng giám sát Chủ tịch quốc gia”, thể hiện thái độ kiềm tỏa ông Tập Cận Bình.

Mặc dù để thực hiện “chế độ dân chủ” là không thể thiếu Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, nhưng ông Trương Đức Giang đã thể hiện rõ ý đồ lợi dụng việc vẫn còn một lượng lớn nhân sự trong đảng thuộc phe cánh của ông Giang Trạch Dân, để mượn Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc mà soán quyền lãnh đạo của ông Tập Cận Bình. Tờ Động Hướng của Hồng Kông đã phân tích việc này trong số báo tháng 6/2016.

Việc phe cánh của ông Giang Trạch Dân trực tiếp khiêu chiến với ông Tập Cận Bình về vấn đề chế độ tổng thống bắt đầu từ tháng 9/2014 đến nay. Khi đó, cấp dưới của ông Trương Đức Giang là Lý Chân Minh đã nói: “Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc có thể bãi miễn chức chủ tịch quốc gia”. Đây là phát ngôn khiêu chiến trực tiếp đối với ông Tập Cận Bình.

Tập Cận Bình dùng truyền thông để trả đòn

Truyền thông nhà nước Trung Quốc, tờ “Nhân Dân Nhật Báo” số ngày 16/6 năm nay đăng bài viết “Lịch sử hình thành chủ yếu của trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Theo bài viết, từ năm 1934 đến năm 1956, trong 22 năm, không có Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị mà Bí thư Trung ương Đảng giữ quyền chỉ đạo. Bài viết này muốn nói rằng chế độ ủy ban thường vụ là không cần thiết. Đây là đòn phản kích của phe ông Tập Cận Bình với các phát ngôn của ông Trương Đức Giang.

Mời xem tiếp Phần tiếp theo

Tự Minh

Xem thêm: