Vào ngày giỗ năm thứ 13 của cố Tổng Bí thư Trung Quốc Triệu Tử Dương, nhiều người dân Trung Quốc đã đến tưởng niệm tại chỗ ở cũ của ông ở Hồ Đồng, Phú Cường, Bắc Kinh. Đồng thời, một số lượng lớn nhân viên cảnh sát cũng xuất hiện canh chừng tại hiện trường.

20160716172720731 small
Trước khi cuộc thảm sát Thiên An Môn diễn ra, ông Triệu Tử Dương đã đến nói chuyện cùng với sinh viên.

Công chúng tưởng nhớ, cảnh sát canh chừng

Theo Cơ quan Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA), vào ngày giỗ năm thứ 13 của ông của Triệu Tử Dương (17/1), rất nhiều người dân Trung Quốc đã đến dâng hương và viết lời chia buồn vào sổ tưởng nhớ. Nhân viên cảnh vệ đi theo ông Triệu Tử Dương 3 năm từng cho biết, ông là người khiêm tốn, phúc hậu, hòa nhã với mọi người; thời ông làm lãnh đạo Trung Quốc vẫn còn phải mặc quần có chỗ vá.

Vào ngày giỗ ông Triệu, gần nhà ở cũ của ông đã xuất hiện số lượng lớn sĩ quan cảnh sát canh gác.

Bà Vương Nhạn Nam (tức Triệu Lượng), con gái của ông Triệu Tử Dương cho biết, tro cốt của cha hiện vẫn còn ở nhà, mặc dù có thông tin cho rằng có thể mang chôn trong năm nay, nhưng đến nay có quyết định hay không vẫn còn chưa chắc chắn.

Vương Nhạn Nam cho biết bà hy vọng Bắc Kinh có thể trả lại sự thật lịch sử để cho thế hệ sau biết những gì đã xảy ra trong quá khứ.

>> Triệu Tử Dương: Con cái cự tuyệt chôn cha tại nghĩa trang của ĐSCTQ

Triệu Tử Dương bị hạ bệ vì ngăn chặn đàn áp sinh viên

Vào 4:50 sáng ngày 19/5/1989, trên quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, phong trào sinh viên đòi dân chủ lên đến cao trào, khi đó ông Tổng bí thư Triệu Tử Dương đã cùng Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Ôn Gia Bảo đến Quảng trường Thiên An Môn thăm các sinh viên tuyệt thực. Ông Triệu đã nói, “Chúng tôi đến quá muộn. Thành thật xin lỗi các bạn. Các bạn nói chúng tôi, chỉ trích chúng tôi, đều xác đáng…”

Đây cũng là lần cuối cùng ông Triệu Tử Dương diễn thuyết trước công chúng trước khi rời khỏi giới chính trị.

Tối hôm đó ông Lý Bằng tuyên bố muốn dùng vũ lực trấn áp các sinh viên và công chúng, nhưng ông Triệu Tử Dương vẫn có nỗ lực cuối cùng, hy vọng sau khi ông Vạn Lý thăm Mỹ trở về sẽ họp Ban Thường vụ Nhân đại nhằm ngăn chặn đàn áp sinh viên, nhưng cuối cùng không được như tâm nguyện.

Sau sự cố đàn áp ngày 4/6 tại Thiên An Môn, từ ngày 19/6 – 21/6/1989, Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc đã triệu tập hội nghị, chủ yếu là để chỉ trích ông Triệu Tử Dương, trong báo cáo ông Lý Bằng lên án ông Triệu là “gây chia rẽ trong Đảng” và “ủng hộ rối loạn”; ông Lý Tiên Niệm cũng công kích cá nhân ông Triệu Tử Dương.

>> Diễn biến vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989

Ông Giang Trạch Dân lo lắng xét lại vụ án Thiên An Môn

Ngày 23/6 – 24/6/1989, tại Hội nghị Toàn thể Trung ương lần thứ tư, ông Triệu Tử Dương đã bị miễn chức vụ Tổng Bí thư, ông Giang Trạch Dân tiếp quản. Dưới chính quyền của ông Giang, ông Triệu bị quản thúc tại gia trong 16 năm, qua đời vào tháng 1/2005.

Trong hồ sơ giải mật liên quan đến sự kiện Thiên An Môn của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tiết lộ, thời gian xảy ra sự kiện, không rõ ông Giang Trạch Dân tọa lạc ở đâu, không hề xuất hiện, cho đến ngày 26/5/1989, ông Tổng Lãnh sự Mỹ tại Hồng Kông Anderson thông báo về Washington thông tin có được từ một doanh nhân Hồng Kông tự xưng là có quan hệ với gia đình của ông Giang cho biết, ông Giangsẽ thay thế ông Triệu Tử Dương làm Tổng Bí thư. Nhà kinh doanh này mô tả ông Giang như một kẻ cơ hội chủ nghĩa đích thực.

Ông Giang Trạch Dân lên nắm quyền và luôn lo lắng vụ án sự kiện Thiên An Môn bị xét lại.

Theo sách “Sự thực Giang Trạch Dân” tiết lộ, vào năm đó (1989) tại thành phố Thượng Hải từng có khoảng 4.000 sinh viên kháng nghị trước Ủy ban thành phố, kêu gọi ông Bí thư Thượng Hải Giang Trạch Dân ra đối thoại, yêu cầu giải thích rõ tại sao ủng hộ đàn áp các sinh viên. Nhưng cuối cùng ông Giang đã không xuất hiện, khiến hàng ngàn sinh viên đứng trong mưa tức giận hét lên “Giang Trạch Dân khốn nạn”.

Vào năm 2002 trước khi ông Giang Trạch Dân mãn nhiệm chức Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, đã ra chỉ thị với vài quy tắc, một trong số đó là không được phép xét lại sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6/1989.

Tuyết Mai

Xem thêm: