Gần đây, có thông tin tiết lộ rằng hơn 7.000 đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thâm nhập vào công ty Tencent, không ít người giữ những vị trí chủ chốt của tập đoàn. Cháu gái ông Giang Trạch Dân thậm chí còn từng đảm nhiệm chức vụ quản lý cấp cao trong ban điều hành Tencent, đã hợp tác với bên an ninh quốc gia để giám sát khống chế người dân Trung Quốc.

GettyImages 471483192
Tencent có hơn 7.000 nhân viên là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (Ảnh: VCG/VCG qua Getty Images)

7.000 đảng viên thâm nhập vào tập đoàn Tencent

Theo điều tra thống kê của Tạp chí Phương Nam, nhân viên nội bộ của Tencent có hơn 7.000 người là đảng viên, chiếm 23% tổng số nhân viên. Đáng chú ý là trong số những người đảm nhận các chức vụ quan trọng của tập đoàn này, số lượng đảng viên chiếm tới 60%, họ cũng chính là lực lượng chính quyết định phương hướng phát triển của công ty.

Bài báo cho biết, Tencent hiện đã thiết lập 12 đảng bộ bộ phận và 112 chi bộ đảng với trụ sở rải khắp các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu cũng như nhiều chi nhánh khác.

Đảng viên giữ các cương bị quản lý cấp cao tại Tencent có tới 128 người, các vị  trí nghiệp vụ chủ chốt có hơn 360 người, nhân viên cốt cán trong các xí nghiệp hơn 3.000 người, dưới sự chỉ huy của đảng, đã đồng tâm hiệp lực phát triển Wechat cùng nhiều sản phẩm khác. Đồng thời, Tencent còn ban hành thêm các sách báo, truyện tranh và trò chơi về quá trình kiến lập đảng, khiến những người trẻ vô hình trung tiếp thụ giáo dục đảng tính một cách không tự biết.

Cháu gái ông Giang Trạch Dân – quản lý cấp cao của Tencent hợp tác với an ninh quốc gia

Tencent được thành lập năm 1998 bởi Mã Hóa Đằng, xuất phát điểm là phát triển các phần mềm như QQ hay Wechat đã mở rộng nhanh chóng. Hiện tại ở Trung Quốc, ứng dụng Wechat có khoảng 889 triệu người dùng thường xuyên hàng tháng. Giới phân tích nhận thấy, sở dĩ Tencent phất lên nhanh chóng chính là bởi các công ty con của tập đoàn này đã trở thành gián điệp theo dõi những người sử dụng Internet giúp ĐCSTQ.

Năm 2014, tờ Epoch Times ở nước ngoài trích dẫn nguồn tin từ Bắc Kinh cho hay, tập đoàn Tencent đã sớm bị phe phái ông Giang Trạch Dân khống chế. Chỉ trong 2 năm, từ một công ty công nghệ thông tin tư nhân, Tencent đã nhanh chóng trở thành công ty Internet đứng đầu Trung Quốc. Cháu gái của ông Giang Trạch Dân cũng là quản lý cao cấp của văn phòng Tencent ở Thâm Quyến. Sau chuyến thăm của cựu trùm an ninh đã “ngã ngựa” Chu Vĩnh Khang đến Tencent năm 2011, cháu gái của ông Giang Trạch Dân đã trở thành người phụ trách liên lạc giữa Tencent với Bộ Công an và Phòng An ninh Quốc gia của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bà này sau đó đã biến Tencent đã trở thành một phần quan trọng trong mạng lưới giám sát của đảng, cho phép phía công an theo dõi địa chỉ IP của người dân và giám sát những ai nhắn đi các thông điệp “nhạy cảm”.

Ông Rana Mitter, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Đại học Oxford cũng nhận định, việc chính phủ Trung Quốc thúc đẩy người dùng sử dụng Internet thực chất chính là để có thể theo dõi người dân, lợi dụng chính mạng Internet để khuếch trương ảnh hưởng chính trị của ĐCSTQ. Vì vậy mà các ứng dụng quốc tế như Facebook, Youtube hay Twiiter đều bị chặn ở Trung Quốc, chỉ có QQ và Wechat là được hỗ trợ toàn lực.

Các ứng dụng nhắn tin đều bị kiểm duyệt

Theo báo cáo của Viện nghiên cứu Citizen Lab tại Đại học Toronto, Canada, các dữ liệu trao đổi trên mạng Sina Weibo hay Wechat Tencent đều bị lọc và kiểm duyệt.

Báo cáo này còn liệt kê các phương pháp thử để xác thực nhận định trên. Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu đã gửi đi 26.821 từ khóa tiếng Trung Quốc, và phát hiện ra rằng nếu tin nhắn có chứa 174 từ khóa như hạn như Quảng trường Thiên An Môn, Pháp Luân Công, Tây Tạng… thì tin nhắn rất khó gửi đi, thậm chí là không thể gửi đi được.

Không chỉ có Wechat, nhiều phần mềm phiên bản tiếng Trung Quốc khác cũng bị chặn từ khóa, những từ nhạy cảm như Lục Tứ, Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương, Pháp Luân Công… đều bị đưa vào bộ lọc.

Minh Ngọc

Xem thêm: