Trong khi Zimbabwe đang tr thành tâm đim ca thế gii vi v quân đi tưc quyn ca v Tng thng đc tài 93 tui khi ông này mun trao quyn li cho cô v tr, thì Venezuela đi mt vi đt v n đu tiên. Hai quc gia này, mt Châu Phi và mt Nam M tuy xa nhau nghìn dặm, nhưng có 2 đim chung: đu là quc gia xã hi ch nghĩa, và đu là những nhà nước thất bại.

Thực tế là cả 2 quốc gia này có khởi đầu khác nhau nhưng lại trải qua nhiều biến cố giống nhau. Cả hai đều bắt đầu từ những nền kinh tế tư bản chủ nghĩa giàu có, trải qua làn sóng Mac-xít với những ảo tưởng về thiên đường xã hội đưa những kẻ độc tài lên đỉnh cao quyền lực, tới sự thất bại của nhà nước, nền kinh tế và cả hệ thống xã hội sau hàng chục năm thực thi các chính sách này.

Hiện tại, cả hai đều đang ở bờ vực sụp đổ, kinh tế chao đảo do siêu lạm phát, tăng trưởng âm, nạn đói đe dọa tới sức khỏe và tính mạng của người dân, nhất là trẻ em.

Embed from Getty Images

Tổng thống Mugabe bị Đảng loại bỏ, dân phản đối…nhưng vẫn kiên quyết không chịu thoái lui

Ít ai ngờ được chỉ 40 năm trước, Zimbabwe là quốc gia giàu có và có năng suất lao động cao nhất Châu Phi. Ngày nay, nước này là một thảm họa. Khi vị Tổng thống 93 tuổi Robert Mugabe, người cầm quyền từ ngày Zibabwe độc lập – năm 1980, muốn truyền lại quyền lực cho vợ mình, thì quân đội đã can thiệp và tước bỏ quyền lực của ông ta. Vợ ông chạy trốn ra nước ngoài.

Mugabe là một người gây nhiều tranh cãi. Với những quốc gia tư bản phương tây, ông ta là một kẻ độc tài, một kẻ mị dân. Nhưng với nhiều người da đen, ông là anh hùng, giúp giải phóng họ khỏi sự thống trị của thiểu số da trắng. Nhưng một điều rõ ràng là, tương tự Hugo Chavez tại Venezuela, nền kinh tế một thời giàu có của Zimbabwe đã bị phá tan hoang dưới thời Robert Mugabe.

Sản lượng nông nghiệp suy giảm một nửa trong những năm 1990 khi Mugabe đuổi những chủ nông da trắng ra khỏi đồn điền của họ để thực thi “cướp của người giàu chia cho người nghèo”, trong khi những nông phu da đen ủng hộ ông ta không có kinh nghiệm quản lý nông trại. Cùng thời gian này cũng chứng kiến những đợt thanh trừng đầu tiên những người nói xấu chính sách xã hội chủ nghĩa Mac-xít của ông ta.

>> Lấy của người giàu chia cho người nghèo’ là tốt hay là xấu?

Trong khi đó, một cuộc chiến không mong đợi tại Congo đã khiến Zimbabwe mắc nợ khổng lồ, lãi suất tăng chóng mặt và siêu lạm phát xuất hiện. Tỷ lệ lạm phát tăng từ khoảng 59% năm 2000 tới đỉnh là 80 triệu phần trăm cuối năm 2008. Tờ một triệu đô la Zimbabwe xuất hiện, nhưng không đủ mua một cái bánh mỳ. Để đối phó, chính phủ Mugabe tuyên bố “lạm phát là vi phạm pháp luật” và đóng khung giá bán cũng như tiền lương. Cửa hàng nào bán hàng với giá cao hơn giá niêm yết thì ông chủ sẽ bị tống vào tù.

Kết quả: GDP giảm từ 6,78 tỷ USD năm 2001 xuống 4,4 tỷ USD năm 2008, theo số liệu của World Bank.

Sau thảm họa kinh tế, ông Mugabe buộc phải thu hồi một số chính sách xã hội tồi tệ nhất, khiến kinh tế nước này phục hồi một phần, nhưng đến nay nước này vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất và có hệ thống chính trị tồi tệ nhất thế giới.

Giống như Zimbabwe, Venezuela, quốc gia sở hữu nhiều dầu mỏ nhất thế giới từng là một đất nước giàu có với tầng lớp trung lưu đông đảo.

Nhưng bắt đầu từ năm 1999 khi làn sóng Mac-xít thâm nhập vào châu Mỹ La-tinh đem Hugo Chavez lên làm Tổng thống, chính phủ vươn tay thâu tóm khu vực kinh tế tư nhân với danh nghĩa phân chia lại của cải xã hội cho dân nghèo. Đến nay, Venezuela có nền kinh tế kém hiệu quả nhất thế giới với tổng số 60 tỷ USD nợ trái phiếu không thể trả được. Trên những mỏ dầu lớn nhất thế giới, công ty dầu khí quốc doanh thua lỗ đến mức không trả được nợ nước ngoài.

Embed from Getty Images

Tổng thống Maduro sẵn sàng trấn áp phe đối lập để giữ thế độc tài toàn trị của đảng XHCN cầm quyền

Nền kinh tế đang phải đối mặt với siêu lạm phát. Nhưng cũng như Zimbabwe, ông Maduro tuyên bố nước này “không có lạm phát”, và ngừng công bố số liệu thống kê này.

Venezuela đã vỡ nợ quốc gia, hết tiền, … nạn đói lan rộng, phần đông dân số nghèo đói và hệ thống y tế thì đổ nát”, tờ American Thinker nhật xét. “Công ty điện nhà nước phá sản, đường ống không có nước, cầu gẫy và đến giờ cả hệ tống tàu điện ngầm của thủ đô Caracas sắp bị đóng băng”.

Dưới sự lãnh đạo của Chavez sau đó là người kế nhiệm Nicolas Maduro, các chính sách xã hội thù địch tư bản được thực thi và lĩnh vực tư nhân bị bóp nghẹt. Chính phủ chi tiêu quá đà trong hàng chục năm nhằm mua sự trung thành của người nghèo. Hàng núi nợ mà Caracas vay nhằm che giấu sự yếu kém của mình đã lộ diện kèm theo khủng hoảng kinh tế tất yếu.

Một bài viết của CNN nhận định: “Chính phủ Venezuela, đã thất bại trong nhiều năm về việc cung cấp đủ thức ăn và thuốc uống cho người dân. Hậu quả là người dân xếp hàng hàng giờ để chờ mua thức ăn và chết dần trong bệnh viện do thiếu các tài nguyên cơ bản”.

Điều khiến người ta vừa ngạc nhiên vừa thất vọng là rất nhiều người Mỹ, trong đó có cả những nghị sĩ quốc hội, lên tiếng ủng hộ những hình thái nhà nước thất bại này. Thậm chí vừa rồi, sau ngày kỷ niệm 100 năm ngày Bolshevik chiếm chính quyền Nga thành công – ngày bắt đầu cuộc thử nghiệm vĩ đại của chủ nghĩa xã hội Mac-xít, vẫn còn có người cho rằng loại hình thái này có thể thành công, nếu hội tụ đủ điều kiện tích hợp.

Nhưng hồ sơ lịch sử của thế giới ghi rõ điều ngược lại. Mỗi năm, Tổ chức Di Sản Thế Giới công bố báo cáo Tự do kinh tế – một danh sách liệt kê các quốc gia trên thế giới theo thứ tự về mức độ tự do kinh tế, thường tương đồng với mức độ thành công của nền kinh tế đó. Không ngạc nhiên khi trong 180 quốc gia được xếp hạng, Venezuela đứng thứ 179 và Zibabwe đứng thứ 175. Và giống những nước trên, tất cả các quốc gia đứng cuối danh sách đều là những nước xã hội chủ nghĩa và độc tài toàn trị.

Nếu một hãng sản xuất máy bay có tỷ lệ máy bay rơi là 100%, liệu trong tương lai bạn có bước lên 1 trong những chiếc do hãng này sản xuất hay không?

Venezuela và Zimbabwe, giống như Liên Xô và các quốc gia Đông Âu, tiếp tục là chứng minh về sự thất bại của hệ thống chính trị mà Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi là một “ý thức hệ suy đồi” hay “trục ma quỷ” dưới lời của Tổng thống Geogre W. Bush. Bất cứ nơi nào nó được đưa ra thử nghiệm, độc tài xuất hiện, nền kinh tế bị phá hủy, nhân quyền bị xâm phạm, người dân khổ sở, đói nghèo, bạo lực và chết chóc tràn lan.

A Trí

Xem thêm: