Vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ 6 của Bắc Triều Tiên đến nay vẫn còn dư chấn, ngày 9/12 cơ quan kiểm tra địa chất Mỹ (USGS) đo được hai trận dư chấn xảy ra gần khu thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên, phân tích cho rằng đây có thể là hệ quả của vụ thử hạt nhân quy mô lớn từ hồi đầu tháng Chín. Trận dư chấn này còn có ảnh hưởng trực tiếp đến vùng đông bắc Trung Quốc.

l europe la portee des tirs nord coreens selon la ministre des armees
BắcTriều Tiên thường xuyên phóng tên lửa, khiến vùng đông bắc Trung Quốc bị đe dọa (nguồn Rodong Sinmun).

Động đất ở Bắc Triều Tiên có thể ảnh hưởng đến Trung Quốc

Theo Reuters (Anh), Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ và bà Lassina Zerbo Chủ tịch Tổ chức Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) cho biết, có hai trận động đất tại Bắc Triều Tiên cấp 2,9 và 2,4, đã được xác nhận có nguồn gốc từ các hoạt động “cấu trúc vỏ Trái đất”.

“Đây có thể là hệ quả của vụ thử hạt nhân thứ 6,” “Chúng tôi đã chứng kiến vài lần kể từ vụ thử hạt nhân thứ 6”. Thành viên cơ quan khảo sát địa chất Mỹ cho hay, các vụ thử hạt nhân quy mô lớn sẽ gây chấn động lớp vỏ quả đất ở vùng xung quanh, sau một khoảng thời gian mới ổn định trở lại. Vì thế hai trận động đất ở Triều Tiên này có thể là sự phóng thích năng lượng từ vụ thử hạt nhân quy mô lớn vào đầu tháng Chín.

Bên cạnh đó, Cục Khí tượng Hàn Quốc (KMA) hôm 2/12 cũng đã đo được trận động đất cấp 2,5 tại Kilju – Hamgyong, trận động đất cách cơ sở thử nghiệm hạt nhân lần thứ 6 của Bắc Triều Tiên khoảng 2,5km. Thời điểm đó, các phương tiện truyền thông mô tả đây là trận động đất thứ tư xảy ra sau vụ thử hạt nhân của Bắc Triều Tiên ngày 3/9 năm nay.

Ông Vương Nãi Nghiên (Wang Naiyan), cựu Chủ tịch Hiệp hội Hạt nhân Trung Quốc, thành viên cao cấp của chương trình vũ khí hạt nhân Trung Quốc cảnh báo, nếu Bắc Triều Tiên tiếp tục thử nghiệm hạt nhân tại Hamgyong Bắc có thể làm toàn vùng núi trong khu vực sụp đổ, bức xạ sẽ bao phủ khắp khu vực.

Ông Vương Nãi Nghiên nói: “Bắc Triều Tiên nên ngừng thử nghiệm hạt nhân, bởi vì không chỉ gây nguy hiểm cho quốc gia này mà còn đặt ra một mối đe dọa rất lớn đối với các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc.”

Thông tấn xã Trung Quốc chỉ ra, Viện nghiên cứu Địa chấn Na Uy (NORSAR) thuộc cơ quan giám sát thử hạt nhân Na Uy đã tính độ chấn động sau thử nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên, theo đó uy lực thuốc nổ từ vụ thử nghiệm thứ sáu vào khoảng 120.000 tấn, gấp 8 lần so với 15.000 tấn thuốc nổ của bom nguyên tử thả xuống Hiroshima.

Lo ngại núi Trường Bạch phun trào dung nham

Bắc Triều Tiên tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần thứ 6 vào ngày 3/9 tại khu thử nghiệm hạt nhân ở Hamgyong Bắc và công bố kết quả thử bom hydro “thành công mỹ mãn”. Sau đó, trang thông tin của cơ quan địa chấn Trung Quốc đưa tin, vụ thử hạt nhân ngày 3/9 đã gây động đất cấp 6,3 vào 11:30; đến 11:38 lại tiếp tục xảy ra trận động đất cấp 4,6. Quá trình này, tại Diên Biên – Cát Lâm, núi Trường Bạch, Trường Xuân, Thẩm Dương – Liêu Ninh đều cảm nhận thấy dư chấn. Thậm chí có người dân Trung Quốc chạy ra khỏi nhà đã gặp nạn.

Hãng tin CNN (Mỹ) đưa tin, nhà phân tích quốc phòng cấp cao Bennett (Bruce Bennett) của Công ty Rand (RAND Corporation) chỉ ra, chấn động quá lớn từ vụ thử hạt nhân có thể tác động đến dung nham núi lửa gần đó, khiến núi lửa phun trào quy mô lớn.

Thông tin chỉ ra, khoảng 1,6 triệu người ở vùng biên giới Trung Quốc và Bắc Triều Tiên nằm gần núi Trường Bạch ở trong phạm vi 100 km từ núi lửa. Nếu núi lửa Trường Bạch phun trào, “hàng ngàn hoặc hàng chục ngàn người Trung Quốc và Bắc Triều Tiên sẽ mất mạng”.

du chan dong dat
Một số chuyên gia chỉ ra rằng, thử nghiệm hạt nhân sẽ gây ra “thảm họa dây chuyền ở Đông Bắc Á” (Ảnh chụp từ video Youtube)

Trang theo dõi Bắc Triều Tiên “38North” cũng nhận ra có sự thay đổi rõ ràng bề mặt Trái đất vùng xung quanh vụ thử hạt nhân ở Hamgyong Bắc, nhiều khu vực bị lở đất.

du chan dong dat 2
Thay đổi rõ ràng bề mặt Trái đất vùng xung quanh địa điểm thử nghiệm hạt nhân tại Hamgyong Bắc (nguồn: 38North)

Tập Cận Bình công khai không thích Kim Jong Un

Đối với đe dọa hạt nhân của Triều Tiên, ông Lưu Kết Nhất, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc đã từng lên án mạnh mẽ. Gần đây, ông Uông Dương, Phó Thủ tướng Trung Quốc kiêm ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa mới khi gặp gỡ Chủ tịch Đảng Công dân của Nhật Bản Natsuo Yamaguchi cũng cho biết, vấn đề hạt nhân khiến quan hệ Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đang trong tình trạng “đối lập”.

Nhiều nhà quan sát nhận thấy, kể từ hồi mùa hè năm nay Trung Quốc đã cho tập trung quân đội hùng hậu tại vùng biên giới với Bắc Triều Tiên, từ sau Đại hội 19 đã hành quân dồn dập.

Không chỉ thế, từ ngày 7 tháng này đã có thông tin rò rỉ về tài liệu nội bộ của China Mobile chi nhánh Bạch Sơn tỉnh Cát Lâm với nội dung Trung Quốc sẽ thành lập 5 khu định cư tị nạn tại khu vực, đồng thời Trung Quốc đã điều động lượng lớn quân đội hùng hậu tại khu vực biên giới Diên Biên, tỉnh Cát Lâm.

20171209094757 DIADF ht81lv2n
Trung Quốc đang tập trung quân dọc vùng biên giới với Triều Tiên ở tỉnh Cát Lâm?

Tình hình phức tạp khó lường ở bán đảo Triều Tiên cũng khiến nhiều người dân Trung Quốc lo lắng. Một người làm trong lĩnh vực tài chính ở Bắc Kinh chia sẻ với Thời báo Tài chính (Anh) rằng, “Tôi rất nghi ngờ chuyên môn tên lửa của Bắc Triều Tiên”, ông cho biết cảm thấy lo ngại về khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên mang đến cho Trung Quốc.

Thông tin cho rằng hai nước cộng sản “phụ thuộc lẫn nhau”, nhưng việc Tập Cận Bình không ưa Kim Jong-un cũng lại là vấn đề công khai.

Phóng viên James Palmer thuộc Tạp chí “Chính sách đối ngoại” của Mỹ trú tại Bắc Kinh cũng chỉ ra, trong giới chính trị cộng sản cũng có chia rẽ lớn về vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên. Một phe cho rằng Bắc Triều Tiên là lưu manh, đe dọa sự phát triển của Trung Quốc; còn phe kia kiên trì quan điểm là anh em với Bắc Triều Tiên, cho rằng Bắc Triều Tiên là đồng minh duy nhất của Trung Quốc.

kim jong un tapcanbinh
Kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, Trung Quốc ngày càng xa cách Triều Tiên

Tờ Wall Street Journal dẫn quan điểm của một số nhà ngoại giao và nhà phân tích cho biết, vì lo ngại ô nhiễm hạt nhân, sau vụ thử nghiệm hạt nhân mới nhất của Bắc Triều Tiên, Bắc Kinh bắt đầu đẩy mạnh giám sát bụi phóng xạ. Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc cho biết, đến nay chưa phát hiện có bức xạ.

Tuyết Mai

Xem thêm: