Ngày 12/6, Tổng thống Mỹ Trump đã tổ chức một cuộc họp lịch sử với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un và hai bên đã ban hành một tuyên bố chung. Tuy nhiên, tuyên bố không đề cập chi tiết lộ trình cùng thời gian biểu vấn đề phi hạt nhân tại Bắc Triều Tiên. Ngày 13/7, có cơ quan truyền thông Hàn Quốc tiết lộ, ông Kim Jong-un đã tuyên bố rằng nếu Mỹ có thể đảm bảo an ninh và từ bỏ biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Bắc Triều Tiên thì nước này sẵn sàng từ bỏ chương trình hạt nhân để đổi lấy có được tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn Trung Quốc và Việt Nam.

Embed from Getty Images

Tổng thống Trump và ông Kimg Jong-un trong cuộc hội đàm tại Singapore hôm 12/6 (Ảnh: Getty Images)

Truyền thông Hàn Quốc tiết lộ lý do Trump tin tưởng Kim Jong-un

Ngày 14/7 Nhật báo Trung ương Hàn Quốc (JoongAng Ilbo) đưa tin, có nguồn tin xác minh vào ngày 13 rằng, tại Hội nghị thượng đỉnh Bắc Triều Tiên – Mỹ vào ngày 12/6 được tổ chức tại Singapore, ông Kim Jong-un từng chia sẻ với Tổng thống Mỹ Trump rằng, nếu Mỹ có thể đảm bảo an ninh của Bắc Triều Tiên và sẵn sàng dỡ bỏ triệt để các biện pháp trừng phạt kinh tế thì Bắc Triều Tiên sẽ từ bỏ hạt nhân để đổi lấy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn so với Trung Quốc và Việt Nam.

Ngày 13/7, tại một hội nghị khoa học, cựu Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Lee Jong-seok đã tiết lộ rằng: xưa nay Bắc Triều Tiên luôn phải chịu các mối đe dọa quân sự của Mỹ, vì đảm bảo an toàn của chế độ nên phải phát triển chương trình vũ khí hạt nhân, hệ quả phải chịu trừng phạt kinh tế khiến Bắc Triều Tiên bị nghèo đói.

Theo ông Lee Jong-seok, có thể do tuyên bố này của Kim Jong-un khiến ông Trump tin vào việc Kim Jong-un sẵn lòng chọn từ bỏ hạt nhân để xây dựng một Bắc Triều Tiên mới. Ngoài ra, Trump cũng phát sóng một video về viễn cảnh tương lai tươi sáng của Bắc Triều Tiên cho Kim Jong-un xem.

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã từng cho biết, Tổng thống Trump đã nói rằng chỉ cần ông Kim Jong-un biết nắm bắt cơ hội là Bắc Triều Tiên có thể giống như Việt Nam để cùng Mỹ xây dựng quan hệ ngoại giao bình thường và phát triển thịnh vượng kinh tế.

Vào ngày 12/6, Trump và Kim Jong-un đã tổ chức cuộc đàm phán mang tính lịch sử ở Singapore và đưa ra tuyên bố chung. Tuyên bố bao gồm: thiết lập quan hệ ngoại giao mới giữa Mỹ  và Bắc Triều Tiên, thiết lập một cơ chế hòa bình lâu dài và ổn định trên bán đảo Triều Tiên, và cam kết nỗ lực để đạt được phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.

Về tuyên bố này, nhiều nhà quan sát cho rằng không có bước đột phá, chỉ cho thấy mong muốn sẵn sàng của Mỹ và Bắc Triều Tiên để cải thiện quan hệ và sự sẵn sàng của Bắc Triều Tiên trong từ bỏ chương trình hạt nhân. Cuộc gặp đã không đưa ra lộ trình phi hạt nhân hóa với thời gian biểu cụ thể như thế nào, cũng không bổ sung vào tuyên bố từ bỏ hạt nhân “một cách toàn diện, không thể đảo ngược và có thể kiểm chứng” mà Mỹ thường nhấn mạnh.

Tuy nhiên, tại cuộc họp báo sau đó, Tổng thống Trump cho biết rằng các nhà lãnh đạo của Mỹ và Bắc Triều Tiên đã ký một tuyên bố chung, cam kết chắc chắn trong vấn đề “phi hạt nhân triệt để bán đảo Triều Tiên”. Ông cũng tin rằng sau khi ông Kim Jong-un về Bình Nhưỡng sẽ sớm có biện pháp từ bỏ hạt nhân thực sự và tuân thủ theo các văn kiện mà hai bên đã ký.

Có chuyên gia về vấn đề Bắc Triều Tiên của Trung Quốc cho biết, lý do Kim Jong-un từ bỏ chương trình hạt nhân có ba lý do: thứ nhất, về mặt công nghệ, vũ khí hạt nhân đã kịch trần, không phát triển tiếp được; thứ hai là biện pháp trừng phạt của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Bắc Kinh kết hợp với Liên hiệp quốc trừng phạt Bắc Triều Tiên, gây áp lực quá mạnh đối với nội chính Bình Nhưỡng; thứ ba là về cơ bản thì niềm tin của Bắc Triều Tiên đối với Mỹ vượt xa so với Bắc Kinh.

Truyền thông Nhật Bản: Bắc Kinh là mầm họa khiến Bắc Triều Tiên dao động trong vấn đề phi hạt nhân hóa

Ngày 07/7, sau khi Ngoại trưởng Mỹ Pompeo kết thúc chuyến thăm Bắc Triều Tiên, Thông tấn xã Trung ương Bắc Triều đã đăng lời tuyên bố của một quan chức giấu tên thuộc Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên, theo đó quan chức này trực tiếp công kích Mỹ là đã “cưỡng ép” Bắc Triều Tiên trong vấn đề phi hạt nhân hóa, thậm chí đe dọa Bắc Triều Tiên có thể xem xét lại vấn đề phi hạt nhân hóa.

Cùng lúc truyền thông Nhật Bản có nhận định rằng Bắc Kinh là mầm họa khiến Bắc Triều Tiên có thể rút lại quan điểm phi hạt nhân. Tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản trích dẫn nhiều nguồn tin giấu tên của cả Trung Quốc và Bắc Triều Tiên cho biết, trong chuyến thăm Trung Quốc lần thứ ba hồi tháng Sáu, ông Kim Jong-un cho biết biện pháp trừng phạt kinh tế khiến chúng tôi vô cùng khổ sở, hy vọng rằng Trung Quốc có thể giúp hóa giải vấn đề này. Ông Tập Cận Bình trả lời rằng sẽ hết lòng ủng hộ cải cách mở cửa của Bắc Triều Tiên, và sẽ tích cực hợp tác với các bên liên quan để cùng hành động.

Trước mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên, vào ngày 8/7 Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã đến Nhật Bản, trong một tuyên bố tại chuyến thăm này đã cho biết Mỹ sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp trừng phạt chống lại Bắc Triều Tiên cho đến khi Kim Jong-un có cam kết cuối cùng về phi hạt nhân.

Huệ Anh

Xem thêm: