Hơn một năm kể từ khi biển tại 4 tỉnh miền Trung bị ô nhiễm, ngư dân tiếp tục không đánh bắt hải sản tầng đáy ở khu vực 20 hải lý trở vào bờ.

154 loai hai san mien trung khuyen cao khong nen an
154 loại hải sản tầng đáy miền Trung khuyến cáo không nên ăn. (Bộ Y tế)

Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo khắc phục sự cố, ổn định đời sống, sản xuất kinh doanh cho người dân 4 tỉnh bị ảnh hưởng bởi Formosa năm 2016, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu 4 tỉnh miền Trung là: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế tiếp tục không sử dụng các nghề khai thác hải sản tầng đáy ở khu vực 20 hải lý trở vào bờ, cho đến khi Bộ Y tế có kết luận về hải sản tầng đáy đã đảm bảo an toàn thực phẩm và nguồn lợi thủy sản đã được khôi phục.

Về việc đền bù thiệt hại cho người dân, Phó Thủ tướng yêu cầu các tỉnh hoàn thành việc áp giá, định mức, phê duyệt tổng mức thiệt hại và chi trả tiền bồi thường cho người dân và lượng kinh phí đã được tạm cấp trước ngày 30/6/2017, Bộ Tài chính sẽ xem xét ứng tiếp kinh phí cho các địa phương.

Cũng theo Phó Thủ tướng, Chính phủ đồng ý xem xét việc bổ sung danh sách người dân bị thiệt hại được đền bù, hỗ trợ.

Về việc giám sát công ty Formosa, Bộ TN-MT, Bộ Y tế, Bộ KH-CN tiếp tục theo dõi việc khắc phục sự cố, theo dõi môi trường nước biển, an toàn thực phẩm với hải sản khai thác ở miền Trung và công khai thông tin tới người dân.

>> Formosa Hà Tĩnh sắp vận hành lò cao số 1

Như vậy, hơn 1 năm sau thảm họa môi trường biển miền Trung do Formosa gây ra, Bộ Y tế vẫn chưa có kết luận về an toàn thực phẩm đánh bắt tại khu vực này và nguồn lợi thủy sản đã được khôi phục.

Trước đó, tháng 9/2016, 5 tháng kể từ khi ghi nhận biển miền Trung ô nhiễm, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo 154 loài hải sản sống ở tầng đáy biển miền Trung chưa an toàn để làm thực phẩm.

154 loai hai san mien trung khuyen cao khong nen an

154 loai hai san mien trung khuyen cao khong nen an

hai-san-tang-day-25

hai-san-tang-day-31

hai-san-tang-day-33

hai-san-tang-day-40

Theo kết quả kiểm nghiệm Bộ Y tế công bố ngày 20/9/2016, trong 1.040 mẫu hải sản lấy từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế, có 132 mẫu còn nhiễm phenol, nơi có tỷ lệ mẫu nhiễm cao nhất là tại Hà Tĩnh và Quảng Bình, nơi có  tỷ lệ nhiễm thấp nhất là tại biển Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế). Các mẫu này là hải sản sống ở tầng đáy biển như: ghẹ, tôm, tôm tít, ốc, mực, cá đuối, cá đục, bạch tuộc, cua đá,…

>> 154 loại hải sản tầng đáy miền Trung khuyến cáo không nên ăn

Hải Linh

Xem thêm: