Ngày 25/2 vừa qua, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã công bố kiến nghị liên quan đến sửa đổi một phần Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thông tin xoay quanh việc này cũng thu hút được rất nhiều sự chú ý cả trong và ngoài Trung Quốc. Hiến pháp Trung Quốc đã trải qua nhiều lần sửa đổi quan trọng, theo truyền thông Anh, dù là động cơ hay trình tự sửa đổi hiến pháp, thì cũng có sự định hướng chính trị phía sau.

sửa đổi hiến pháp
Hiến pháp Trung Quốc trải qua nhiều lần sửa đổi lớn đều mang tính định hướng chính trị (Ảnh Flickr/Mingpao)

Hiến pháp Trung Quốc trải qua nhiều lần sửa đổi, đậm chất định hướng chính trị

Ngày 25/2, trang tiếng Anh của Tân Hoa Xã đã đăng một bản tin ngắn công bố về việc sửa đổi Hiến pháp. Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiến nghị, hủy bỏ quy định trong hiến pháp liên quan đến “nhiệm kỳ liên tiếp của Chủ tịch và Phó chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không được quá 2 khóa”. Ngoài ra còn đề nghị viết vào Hiến pháp “Tư tưởng xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc” của ông Tập Cận Bình và “Sự lãnh đạo của ĐCSTQ là đặc trưng bản chất nhất của Xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc”.

Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp nói trên dự tính sẽ được thông qua tại Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Nhân đại) diễn ra vào tuần sau.

BBC đưa tin, tại Trung Quốc, quy định về trình tự sửa đổi hiến pháp như sau: Nhân đại hoặc trên 50% đại biểu Nhân đại đề nghị, được trên 2/3 đại biểu Nhân đại đồng ý thông qua, sau đó sẽ do Nhân đại tiến hành sửa đổi. Nhưng trên thực tế, dù là động cơ sửa đổi hay là trình tự sửa đổi, đều có màu sắc định hướng chính trị phía sau.

Trên thực tế, năm 1954, sau khi bộ Hiến pháp đầu tiên của Trung Quốc được thông qua, Hiến pháp Trung Quốc đã trải qua 3 lần sửa đổi lớn, mỗi lần sửa đổi đều khác hoàn toàn, bằng như đưa ra một bộ Hiến pháp mới.

Hiến pháp năm 1975 mang đậm màu sắc Cách mạng Văn hóa, tư tưởng Mao Trạch Đông được viết vào hiến pháp, khiến bộ hiến pháp này thực chất gần như là một bộ Điều lệ đảng.

>> Giết người như giết lợn trong thời Cách mạng Văn hóa ở Quảng Tây

Hiến pháp năm 1978, khôi phục lại một phần điều khoản về lợi ích của công dân trong Hiến pháp năm 1954, nhưng không khôi phục quy định công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

Hiến pháp năm 1982, thiết lập lại chức vụ của Chủ tịch và Phó chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã bị xóa bỏ trong Hiến pháp năm 1975, nhưng không tiếp tục thiết lập Hội nghị Quốc vụ và Ủy ban Quốc phòng tối cao nữa, Chủ tịch nước trở thành nguyên thủ bù nhìn.

Bên cạnh đó, Hiến pháp Trung Quốc cũng trải qua nhiều lần sửa đổi nhỏ, ví như năm 1993, sau chuyến Nam tuần của ông Đặng Tiểu Bình, chế độ đa đảng hợp tác dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hiệp thương chính trị được viết vào lời tựa của hiến pháp; năm 2004, thuyết “Ba đại diện” của ông Giang Trạch Dân được đưa vào Hiến pháp. 

Có học giả chỉ trích việc sửa đổi hiến pháp của ĐCSTQ, nhiều ý nghĩa nằm ở chỗ phản ánh hình thế chính trị hình thành một tấm bia đỡ cho người chấp chính, chứ không phải là hành vi ràng buộc chính phủ. 

Các nước dân chủ sửa đổi Hiến pháp ra sao

Ngoài Trung Quốc, việc sửa đổi Hiến pháp là một việc quan trọng của bất kỳ quốc gia nào. Bản tin của BBC cho biết, tại rất nhiều nước, chi phí cho sửa đổi Hiến pháp rất cao, trình tự cũng vô cùng phức tạp.

Mỹ

Hiến pháp năm 1787 của Mỹ là bộ luật tối cao của nước Mỹ. Khi luật và Hiến pháp được Quốc hội và các cơ quan lập pháp chế định xảy ra sự xung đột, thì những luật này đều sẽ bị tuyên bố là không có hiệu lực.

Điều 5 trong Hiến pháp Mỹ quy định 2 dạng trình tự sửa đổi hiến pháp: thứ nhất, lưỡng viện tiến hành bỏ phiếu, khi các nghị viên tham dự đạt được con số quy định, và có 2/3 nghị viên tán thành, có thể đề xuất Tu chính án; thứ 2 là, nếu có 2/3  nghị viên các bang yêu cầu, có thể đề xuất Tu chính án.

Cuối cùng phải được 3/4 nghị viện các bang hoặc 3/4 hội nghị chế định Hiến pháp của các bang phê chuẩn.

Anh quốc

Nước Anh là khởi nguồn của nền hiến chính, nhưng nước Anh không có một bộ Hiến pháp thành văn. Quốc hội nước Anh (Thượng viện, Hạ Viện, và quân chủ)  có quyền lập pháp tối cao. Dự luật một khi được Quốc hội thông qua, thì không thể lay động. Thượng viện và Hạ viện đều có thể đệ trình dự luật, tuy nhiên phần lớn là do Hạ viện đệ trình. Thượng viện và Hạ viện cùng gánh vác chức trách lập pháp và sửa đổi luật pháp. 

Đức

Luật tối cao của nước Đức là Luật cơ bản Cộng hòa Liên bang Đức, được thông qua ngày 23/5/1949, và có hiệu lực ngay trong ngày hôm sau. Luật cơ bản nhấn mạnh công dân đứng trên quốc gia, quyền lợi của công dân đứng trên quyền lợi quốc gia. Bất cứ luật nào của Đức đều không được đi ngược lại với Luật cơ bản này. 

Từ khi được thông qua đến nay, Luật cơ bản Cộng hòa Liên bang Đức đã trải qua nhiều lần sửa đổi. Nội dung sửa đổi chủ yếu liên quan đến chế độ quốc gia liên bang, đặc biệt là trong quá trình tái thống nhất nước Đức. Dù trải qua nhiều lần đổi mới, nhưng về cơ bản không liên quan đến những quyền lợi cơ bản của công dân.

Khi sửa đổi Luật cơ bản Cộng hòa Liên bang Đức, cần thông qua một đạo luật, và quy định rõ ràng sửa đổi hoặc bổ sung điều khoản của Luật cơ bản. Nếu được thông qua, cần phải được 2/3 nghị viên Nghị viện đồng ý và 2/3 số phiếu biểu quyết của Thượng viện Liên bang phê chuẩn. Ngoài ra, việc sửa đổi Hiến pháp còn không được ảnh hưởng đến sự thực rằng liên bang được tổ hợp từ các bang, không được ảnh hưởng tới “tôn nghiêm của con người”.

Canada

Hiến pháp là luật cao nhất của Canada, bất cứ luật nào nếu không phù hợp với quy định của Hiến pháp, thì những phần không phù hợp đó sẽ vô hiệu.

Trình tự sửa đổi Hiến pháp của Canada tương đối phức tạp, Tu chính án cần phải do lưỡng hội thông qua, sau đó phải được 2/3 cơ quan lập pháp các tỉnh thông qua, và trong mỗi tỉnh, phải yêu cầu có ít nhất một nửa tổng dân số toàn tỉnh tán thành. Trong 7 tỉnh thông qua Tu chính án, cần phải bao gồm Québec và Ontario.

Nhật Bản

Hiến pháp Nhật Bản còn được gọi là Hiến pháp Hòa bình. Việc sửa đổi Hiến pháp của Nhật Bản cần phải giành được 2/3 số người ủng hộ lần lượt ở Thượng viện và Hạ viện, đồng thời phải được đa số công dân ủng hộ trong trưng cầu dân ý.

Blog Trần Thu Dĩnh

Xem thêm: