Nhện vỏ cây Darwin vốn từ lâu đã nổi danh là có sợi tơ bền đáng nể, giờ lại trở nên độc đáo hơn nữa nhờ khả năng giăng mạng nhện qua một con sông rộng 25m.

(ảnh: BBC Earth/YouTube)
(ảnh: BBC Earth/YouTube)

Video dưới đây thuộc chương trình “The Hunt” năm 2015 của BBC Earth, vốn tập trung vào các loài săn mồi. Và nhện vỏ cây Darwin là một kẻ đi săn vô địch: tơ của nó bền gấp 10 lần so với sợi tổng hợp Kevlar, một chất liệu thường được dùng làm áo chống đạn (xét về khả năng chịu lực kéo trước khi đứt). Ngoài ra, kích thước của mạng nhện có thể còn to hơn một người trưởng thành.

Loài nhện này (pháp danh là Caerostris darwini) chỉ mới được phát hiện năm 2009. Chúng sống ở Madagasca và giăng những mạng nhện lớn qua các con sông suối, ao hồ. Đường kính mạng nhện thường rộng hơn 2m và cái lớn nhất từng được đo rộng tới 2,8m2. Vậy mà các con nhện này lại rất nhỏ bé, con cái dài 20mm, còn con đực thì nhỏ hơn nữa, chỉ 6mm.

Khi tạo mạng nhện, từ một nhánh cây, con nhện ban đầu sẽ phun những sợi tơ chính, có thể dài tới 25m để treo cả cái mạng nhện.

Chúng lấy đâu ra nhiều tơ như thế?

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn loài nhện vỏ cây Darwin này có cấu trúc nội tạng gì đặc biệt hay không mà có thể phun tơ dài đến vậy. Theo nhà sinh vật học Todd Blackledge ở ĐH Akron, loài nhện này có thể tạo mạng mà không tốn nhiều tơ như các loài khác. Các sợi tơ thưa thớt hơn và ngày qua ngày, con nhện tái sử dụng các sợi tơ dài “bắc cầu”, thêm vào các mạng nhện thay vì tạo dựng lại từ đầu.

Cũng nhờ những mạng nhện to như vậy mà lượng côn trùng săn được cũng rất “khấm khá”. Các nhà khoa học đã từng đếm được 32 con phù du bị một mạng nhện Darwin tóm trong một ngày.

Một người đàn ông thử nghiệm độ cứng của tơ nhện:

Theo LiveScience.com
Phong Trần 

Xem thêm: