Một báo cáo liên quan đến dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’ do virus corona mới (COVID-19) của nhà khoa học Thụy Điển gần đây cho thấy, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đánh giá thấp khả năng truyền nhiễm của COVID-19. 

COVID-19
Dưới kính hiển vi điện tử, màu vàng là SARS-CoV-2, màu hồng nhạt là tế bào bình thường. (Ảnh: Phòng thí nghiệm Rocky Mountain của NIAID)

Tỷ lệ sinh sản cơ bản R0 của virus, là con số bình quân cho thấy khả năng lan truyền của virus, là chỉ trong tình huống không có can thiệp từ ngoại lực, một người bị lây nhiễm một loại bệnh truyền nhiễm, sẽ đem bệnh này truyền nhiễm cho người khác. Nếu giá trị R0 lớn hơn 1, tức là số lượng bị lây nhiễm có thể sẽ gia tăng; nếu nhỏ hơn 1, tức là tình hình lan truyền có thể sẽ biến mất.

WHO nói, giá trị R0 của virus corona loại 2 gây Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV-2) ở mức 1,4 – 2,5. Tuy nhiên, Giáo sư Joacim Rocklöv tại Đại học Umeå Thụy Điển lại cho rằng WHO dường như đã đánh giá thấp giá trị R0 này, bởi vì năng lực lan truyền của SARS-CoV-2 Vũ Hán có khả năng mạnh hơn SARS.

Giáo sư Joacim Rocklöv và cộng sự đã thu thập 12 nghiên cứu gần đây liên quan đến SARS-CoV-2, kết quả phát hiện giá trị R0 bình quân mà những nghiên cứu này có được là 3,28 và số trung vị của nó là 2,79; những con số này cao hơn rất nhiều so với đánh giá của WHO.

Hơn nữa, 12 nghiên cứu này, phần lớn là đến từ kết quả mà các học giả Trung Quốc và tại thành phố Vũ Hán tính toán ra, có một bộ phận là nghiên cứu của học giả ngoài Trung Quốc.

Ngày 14/2, luận văn nghiên cứu của Giáo sư Joacim Rocklöv và cộng sự đã được đăng tải trên tạp chí Journal of Travel Medicine.

Giáo sư Joacim Rocklöv chia sẻ với trang tin khoa học Sci-News rằng, điều này cho thấy rõ hiện tại dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’ vì sao lại nghiêm trọng như thế.

Ông còn phát hiện, trong 12 nghiên cứu này, có một số nghiên cứu thời kỳ đầu về virus corona, giá trị R0 có được tương đối thấp, nhưng trong nghiên cứu sau đó, giá trị R0 tăng vọt trong khoảng 2 – 3. Trong những nghiên cứu này, có 2 nghiên cứu có được R0 thậm chí cao đến 5,49 và 6,47.

Ngày 7/2, Phòng Thí nghiệm Quốc gia Los Alamos Mỹ (Los Alamos National Laboratory) đã công bố báo cáo nghiên cứu trên MedRxiv, nội dung chỉ ra giá trị R0 của SARS-CoV-2 rất có khả năng ở giữa khoảng 4,7 – 6,6.

Giáo sư Joacim Rocklöv cho biết, mặc dù đã tiến hành tất cả các hoạt động can dự và kiểm soát, nhưng mức độ lây truyền của virus corona vẫn cao hơn lực lây truyền của SARS.

Theo số liệu của WHO, thời kỳ đầu bùng phát SARS năm 2003, giá trị R0 trung bình là 3, tuy nhiên sau khi các nước áp dụng các biện pháp y tế công cộng, nên giá trị này đã giảm xuống dưới 1.

Mối quan hệ giữa Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus và Trung Quốc

Gặp mặt giữa lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình và Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom tại Bắc Kinh (Nguồn: internet).

Trong lúc ‘viêm phổi Vũ Hán’ đang bùng phát, WHO liên tiếp lên tiếng biện hộ cho Trung Quốc, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus còn nhiều lần khen ngợi công tác phòng chống dịch bệnh của Trung Quốc, những việc này khiến ngoại giới rất không đồng ý.

Theo Đài truyền hình WBS (Nhật Bản) đưa tin, trong việc xử lý dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’ lần này, đã vô tình phơi bày mối quan hệ mật thiết giữa Trung Quốc và WHO. Bởi vì khi vừa mới bắt đầu, vấn đề xác định ‘viêm phổi Vũ Hán’ có phải là “Sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu” hay không, WHO đã thể hiện ra thái độ chậm trễ. Thậm chí ông Tedros Adhanom Ghebreyesus còn nhấn mạnh, sự kiện này thuộc tình trạng khẩn cấp trong lãnh thổ Trung Quốc, chứ không phải là tình trạng khẩn cấp trên quốc tế. Cuối cùng do số người tử vong tại Trung Quốc tăng nhanh, và số người chẩn đoán xác nhận lây nhiễm lên hơn 6000 người, WHO mới buộc phải thừa nhận đây là tình trạng khẩn cấp quốc tế.

Mặc dù số người tử vong ở Trung Quốc và số trường hợp lây nhiễm đã vượt quá sự tưởng tượng của ngoại giới, nhưng ông Tedros Adhanom Ghebreyesus vẫn nói trong cuộc họp báo rằng Trung Quốc đã hỗ trợ toàn lực đối với Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc, sự quản lý ứng phó khẩn cấp của quốc gia này được đánh giá cao, đồng thời còn kêu gọi các nước không cần thiết vì ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh mà áp dụng các biện pháp hạn chế du lịch quốc tế và thương mại đối với Trung Quốc.

Theo NewTalk tại Đài Loan đưa tin, có truyền thông Nhật Bản phơi bày, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus có thể đảm nhậm chức Tổng giám đốc của WHO từ năm 2007, chủ yếu là nhờ vào kiến nghị của Chính phủ Bắc Kinh. Trong nhiệm kỳ của ông, Đài Loan từng là quan sát viên của WHO, đã bị thông báo phải đổi thành “tỉnh Đài Loan Trung Quốc”; năm 2011, bà Bành Lệ Viện – phu nhân của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, được bổ nhiệm làm Đại sứ Thân thiện của WHO về Kiểm soát bệnh Lao và HIV/AIDS.

Bản tin cho biết, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus vốn là một bác sĩ người Ethiopia, năm 2007 ông đảm nhậm chức Bộ trưởng Bộ Y tế quốc gia này; năm 2012 đảm nhậm chức Bộ trưởng Ngoại giao, khi đó Trung Quốc còn đầu tư vào Ethiopia số tiền lên đến 2,66 nghìn tỷ Yên (khoảng 24,2 tỉ USD), số tiền nhiều hơn 1,75 lần dự toán quốc gia, con số này tại châu Phi mà nói, chỉ đứng sau Nigeria và Angola, do đó có thể thấy ông Tedros Adhanom Ghebreyesus có mối quan hệ rất mật thiết với chính quyền Trung Quốc.

Có một học giả từng nêu vấn đề, WHO vì chịu áp lực của phía Trung Quốc nên mới liên tiếp khen ngợi Trung Quốc hay sao? Khi đó, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói, hầu như tất cả các nước thành viên đều khen ngợi Trung Quốc, đây là nguyên nhân mà tôi khen ngợi Trung Quốc. Hơn nữa, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus còn nói, Trung Quốc đã áp dụng hành động vô cùng hiệu quả đối với dịch bệnh lần này, điểm này cần phải được thừa nhận.

Cuối cùng, truyền thông Nhật Bản nói, dấu hiệu WHO ngả về Trung Quốc đã rất rõ ràng, vì thế mà tính quan trọng của WHO cũng bị nghi ngờ.

Tuyết Mai