Để giải quyết xung đột thương mại với Mỹ, ông Vương Kỳ Sơn không chỉ tìm kiếm những ông trùm kinh doanh chống Trump trong áp đặt mức thuế cao đối với các sản phẩm của Trung Quốc; cũng sang châu Âu “cầu cứu”, ý đồ liên thủ cùng các nước châu Âu để đối phó với lệnh trừng phạt thương mại của Trump; đồng thời để tránh Trung Quốc bị rơi vào tình trạng cô độc, Trung Quốc phải tạm thời quên đi những ân oán trong lịch sử để hướng về Nhật Bản và Ấn Độ tìm kiếm quan hệ hữu hảo.

vương kỳ sơn
Ông Vương Kỳ Sơn (Ảnh: Getty Images)

Bắc Kinh “cầu cứu” từ châu Âu đến Nhật Bản và Ấn Độ

Ngày 17/4, Hãng tin Reuters của Anh dẫn nguồn tin cho biết, ngày 12 và 13/4, các quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm về thương mại quốc tế đã có cuộc đàm phán chuyên sâu với các phái viên Liên minh châu Âu trú tại Trung Quốc gồm Pháp, Đức, Anh, Ý, Tây Ban Nha. Nguồn tin cho biết, Trung Quốc muốn tìm kiếm sự hỗ trợ của châu Âu để chống lại Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc lo ngại rằng các đối tác thương mại chính của họ đang ngả về phía Mỹ.

Không chỉ thế, việc Chính phủ Trump gây áp lực về thương mại còn khiến Trung Quốc phải điều chỉnh chính sách thân thiện với các nước láng giềng như Ấn Độ và Nhật Bản, nhằm tìm kiếm con đường để tránh rơi vào cảnh cô độc.

Tân Hoa xã Trung Quốc đưa tin ngày 28/4, vào ngày 27 và 28/4 ông Tập Cận Bình đã có cuộc gặp mặt thân mật không chính thức với Thủ tướng Ấn Độ Modi tại khách sạn Đông Hồ ở Vũ Hán. Tại buổi trò chuyện, ông Tập nhấn mạnh tình hình quốc tế hiện nay đang ở thời điểm mấu chốt của những điều chỉnh thay đổi, quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước càng sâu sắc hơn, xu hướng phát triển hòa bình là không thể đảo ngược. Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã gợi một cảm giác bí ẩn, giới truyền thông Pháp tiết lộ rằng Tập Cận Bình đã tìm kiếm trợ giúp của ông Modi.

>>Thủ tướng Ấn Độ Modi “Hội đàm phi chính thức” với ông Tập Cận Bình

Ngày 15/4, các Ủy viên Chính phủ Trung Quốc gồm và Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị, Bộ trưởng Tài chính Lưu Côn đã đến thăm Nhật Bản. Cùng ngày, 25 quan chức cấp cao quân đội Trung Quốc do Thiếu tướng Từ Quốc Nguy (Ci Guolu) dẫn đầu cũng có chuyến thăm quan trọng đến Nhật Bản.

Tin tức kinh tế Nhật Bản (Nikkei) có nhận định cho rằng hàng loạt các chuyến thăm Nhật Bản của quan chức cấp cao Trung Quốc là theo lệnh của ông Vương Kỳ Sơn, với mục đích để khôi phục, cải thiện quan hệ với Nhật Bản.

Ngày 24/4, Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) có bài viết “Trung Quốc và Ấn Độ muốn thân thiện, cảm ơn kẻ thứ ba”, bài viết cho biết từ quan điểm của Trung Quốc, đối thủ cạnh tranh lớn nhất hiện nay là Mỹ, các biện pháp gây áp lực của ông Trump đã khiến ông Tập Cận Bình phải điều chỉnh chính sách, buộc Trung Quốc phải tạm thời bỏ ân oán lịch sử và các khoản nợ cũ của các nước láng giềng, thể hiện quan điểm thân thiện với các nước láng giềng như Nhật Bản và Ấn Độ để tránh rơi vào cảnh cô độc.

Gần đây giới chức trách Bắc Kinh đã đưa ra một loạt các sáng kiến ​​ngoại giao để cải thiện mối quan hệ với Nhật Bản, Ấn Độ và Bắc Triều Tiên, một số phân tích cho rằng đây là kết quả thuyết phục của ông Vương Kỳ Sơn với ông Tập Cận Bình.

Vương Kỳ Sơn bắt mạch Trump, chơi quân bài Bắc Triều Tiên

Năm 2017, vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên không chỉ đe dọa châu Á mà còn đe dọa lãnh thổ Mỹ, trở thành mối quan tâm lớn nhất của chính quyền Trump.

Ngày 23/12/2017, Tiếng nói nước Mỹ (VOA) đưa tin, mặc dù Trump đã cố gắng để giải quyết thâm hụt thương mại “ngoài tầm kiểm soát” của Mỹ với Trung Quốc, nhưng xét thấy Trung Quốc là đồng minh và phao cứu sinh của Bắc Triều Tiên trong nhiều năm, Trump đã hứa rằng nếu Trung Quốc có thể giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên, xem như điều kiện trao đổi, Mỹ sẽ nhượng bộ trong thương lượng thương mại.

Tuy nhiên, sau khi Kim Jong-un nhiều lần bắn tên lửa, Trung Quốc vẫn không hành động để kiềm chế sự khiêu khích của Bắc Triều Tiên, khiến Trump không hài lòng.

Sau khi Bắc Triều Tiên tiến hành thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa lần thứ hai vào ngày 28/7/2017, vào tối 29 Trump lại chỉ trích Bắc Kinh trên Twitter cá nhân: “Tôi rất không hài lòng với Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo ngu ngốc của chúng tôi trong quá khứ đã làm cho Trung Quốc kiếm được hàng trăm tỷ đô la mỗi năm, về vấn đề Bắc Triều Tiên họ lại không làm gì để giúp nước Mỹ, chỉ biết nói suông. Chúng tôi sẽ không cho phép tình trạng này tiếp tục. Rõ ràng, Trung Quốc có thể dễ dàng giải quyết vấn đề này.”

VOA có nhận định, lần này ông Trump kết nối bút toán đỏ quan hệ thương mại với Trung Quốc và vấn đề Bắc Triều Tiên, nhấn mạnh rằng Bắc Kinh không xử lý vấn đề Bắc Triều Tiên thì sẽ không cho phép tình trạng này tiếp tục kéo dài.

Ngày 28/3/2018, chính quyền Bắc Kinh công bố thông tin nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un bí mật thăm Trung Quốc, Bắc Kinh đã tiếp đãi người viếng thăm này bằng quy cách siêu cao cấp, khiến thế giới bên ngoài không khỏi bất ngờ. Nhiều nguồn tin chỉ ra, chuyến thăm âm thầm của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới Trung Quốc vào tháng trước cũng là hệ quả của việc ông Vương Kỳ Sơn khuyên giải ông Tập Cận Bình trong kế hoạch xoa dịu căng thẳng thương mại với Mỹ.

Vào ngày 27/4, tại Bàn Môn Điếm, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã cùng tuyên bố cho biết kết thúc Chiến tranh Triều Tiên trong năm nay. Đáp lại, Tổng thống Mỹ Trump đã đưa ra một thông điệp trên Twitter rằng, “Chiến tranh Triều Tiên sẽ kết thúc”, cảm ơn “bạn tốt” Tập Cận Bình đã giúp đỡ vấn đề này. Nếu không có sự giúp đỡ của ông ấy, muốn Bắc Triều Tiên đồng ý kết nối ngoại giao, “sẽ phải qua một quá trình dài hơn và khó khăn hơn.”

Trump tuyên bố vào ngày 28/4 rằng, ông hy vọng sẽ gặp lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un trong một vài tuần nữa, ông tin rằng các cuộc đàm phán sẽ mang lại kết quả. Mỹ sẽ không còn bị lừa bịp.

Các bên diễn giải khác nhau về cuộc chiến thương mại

Ngày 3/5, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Mnuchin dẫn một “siêu đội” tới thăm Trung Quốc, hội đàm với hai lãnh đạo Trung Quốc là Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn, câu chuyện đàm phán thương mại Mỹ-Trung lại nóng lên.

Tổng thống Mỹ Trump cho biết vào ngày 24/4 rằng, đây là lời mời của phía Trung Quốc. VOA Mỹ đưa tin vào ngày 25/4 rằng, vào sáng 24/4 Trump chia sẻ với truyền thông, hai nước Mỹ và Trung Quốc “có khả năng tuyệt vời để đạt được thỏa thuận”. Ông nói, nếu hai bên không đạt được thỏa thuận, Mỹ sẽ áp dụng thuế quan đối với các sản phẩm Trung Quốc.

Có nhà bình luận vấn đề Trung Quốc chỉ ra, ông Tập Cận Bình đã nhượng bộ Trump từ xe hơi, thuốc chống ung thư, và nợ quốc gia để thúc đẩy Trump phái đại biểu đến Trung Quốc. Nhưng Trump có thể không hài lòng, sớm hay muộn thì cuộc đấu này cũng phải xoáy vào vấn đề thể chế, chế độ trợ cấp xuất khẩu quy mô lớn của Bắc Kinh có thể thay đổi, kế hoạch đến năm 2025 có thể được sửa đổi. Nếu Trung Quốc áp dụng các hạn chế hành chính đối với các công ty của Mỹ thì Trump sẽ trả đũa, cho dù hành động theo hệ thống dân chủ của Mỹ sẽ bị hạn chế, nhưng nếu Trung Quốc đã ngang ngược thì việc nắm bắt xử lý cũng không khó khăn.

Đối với giai đoạn 5 năm, trì hoãn là chiến thuật thường thấy của Bắc Kinh, trì hoãn cho đến khi Trump hết nhiệm kỳ. Cam kết gia nhập WTO của Trung Quốc cho đến nay vẫn chưa được tôn trọng.

Ngày 30/4, Nhật báo Phố Wall (Wall Street Journal) tại Mỹ dẫn lời quan chức Trung Quốc giấu tên cho biết, Trung Quốc có thể đưa ra các điều kiện bao gồm: giảm thuế đối với ô tô nhập khẩu, nới lỏng các hạn chế đối với số lượng phim nhập khẩu Trung Quốc, mua thêm nhiều hơn hàng hóa Mỹ, và đề xuất đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Mỹ-Trung Quốc. Nhưng điều kiện mà Trung Quốc đưa ra có ranh giới, không dừng lại ở kế hoạch trợ cấp trong nước và các cách hỗ trợ khác để phát triển công nghệ tiên tiến, sẽ không thông qua cách tăng giá đồng nhân dân tệ để nâng cao xuất khẩu của Mỹ.

Ngày 30/4, trả lời phỏng vấn Đài Phát thanh Á châu Tự do (RFA), Chủ tịch toàn quốc Hội Doanh nghiệp người Mỹ gốc Ấn Độ (trụ sở tại Washington), ông KV Kumar cho biết, “Mnuchin và các quan chức Mỹ khác tới Trung Quốc không phải là nhượng bộ Trung Quốc, mà trái lại là tìm kiếm nhượng bộ của phía Trung Quốc.” 

Cooma cho rằng, Trung Quốc sẽ nhượng bộ Mỹ và hai bên sẽ có những tiến bộ đáng kể trong lần thương lượng thương mại này, “mọi người đều muốn lợi nhuận trong điều kiện họ không phải chi trả gì. Nhưng khi họ hiểu không thể thành công theo cách này, họ muốn có được thỏa thuận tốt nhất trong khả năng có thể, và đây là loại giao dịch mà Mỹ đang tìm kiếm.”

Trí Đạt

Xem thêm: