Truyền thông Hồng Kông chỉ ra, ông Vương Kỳ Sơn từng gặp phải “ám toán” của 4 đại lão có quyền lực thuộc phe phái ông Giang Trạch Dân, khiến ông không thể không rút lui tại Đại hội 19. Còn ông Tập Cận Bình thì lại tương kế tựu kế, đánh bật 3 người phe Giang Trạch Dân ra khỏi Ban Thường vụ Bộ Chính trị.

tập cận bình
Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn có mối quan hệ đặc biệt

Tháng 10 năm ngoái, tại Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ông Vương Kỳ Sơn không được lưu nhiệm Thường ủy Bộ Chính trị, và tạm thời rút lui khỏi chính đàn của ĐCSTQ. Đến “lưỡng hội” được tổ chức hồi tháng Ba năm nay, ông Vương Kỳ Sơn lại tiếp tục trở lại chính đàn một cách ngoạn mục trong vai trò Phó chủ tịch nước. Ông cũng trở thành “nhân vật thứ 2” trong ĐCSTQ sau ông Tập Cận Bình.

Tạp chí Tiền Tiêu (Hồng Kông) số ra tháng Tư có đăng một bài viết của tác giả Phó Kế Ngôn, theo tác giả, trong thời gian diễn ra “lưỡng hội”, tác giả đã đến thăm một người được cho là nguyên lão trong phe cải cách của ĐCSTQ, khi vị “lão cán bộ” này nhắc đến việc ông Vương Kỳ Sơn quay trở lại chính đàn, ông nói, ông Tập Cận Bình vốn muốn để ông Vương Kỳ Sơn lưu nhiệm Thường ủy Bộ Chính trị, nhưng các đại lão trong đảng không thông qua, nên không cách nào phá vỡ quy tắc ngầm “7 lên 8 xuống” (67 tuổi được ở lại, 68 tuổi nghỉ hưu), bởi vì những người như Trương Đức Giang cũng không hề đơn giản, ông Vương rút lui trước vì để tránh sự phản kháng của những người thuộc phe ông Giang Trạch Dân như Trương Đức Giang.

>> “Lão cán bộ” phe cải cách nói về Tập Cận Bình sửa Hiến pháp và Vương Kỳ Sơn trở lại chính đàn

Tạp chí Tiền Tiêu số ra tháng 12/2017 từng đưa tin, trước Đại hội 19, vấn đề ông Vương Kỳ Sơn có lưu nhiệm hay không trở thành tiêu điểm trong nước cờ giữa phe ông Giang Trạch Dân và Tập Cận Bình. Mới đầu ông Tập Cận Bình dự định để ông Vương Kỳ Sơn lưu nhiệm, và bản thân ông Vương cũng muốn như vậy. Trước lúc diễn ra Đại hội 19, cấp dưới của 2 người Tập – Vương đều triển khai hoạt động xung quanh mục tiêu này.

Tháng 3/2017, Bộ Chính trị ĐCSTQ kiến nghị số người trong Ban Thường vụ tăng từ 7 người lên 9 người. Đến giữa tháng 7/2017, khi chuẩn bị lựa chọn Ủy viên Bộ Chính trị chuẩn bị cho Đại hội 19, trong danh sách 35 người ứng tuyển cũng có tên ông Vương Kỳ Sơn. Đây là bước chuẩn bị tiếp theo của ông Tập Cận Bình để ông Vương Kỳ Sơn được lưu nhiệm. Tuy nhiên, khi trong nội bộ đảng tiến hành trưng cầu ý kiến, ông Vương Kỳ Sơn đã gặp phải sự phản kháng kịch liệt.

Trở lực thứ nhất đến từ các tập đoàn lợi ích lớn nhỏ trong ĐCSTQ. Ông Vương Kỳ Sơn chống tham nhũng và toàn bộ tập đoàn quan liêu trở thành đối địch với ông, nếu như lưu nhiệm, họ sẽ ăn ngủ không yên.

Trở lực thứ 2 đến từ những đại lão trong ĐCSTQ đã nghỉ hưu, đặc biệt là ông Tăng Khánh Hồng , người mà đã từng bị đánh bật ra chỉ vì nguyên tắc “7 lên 8 xuống”. Bản tin nói, ông Vương Kỳ Sơn từng nhiều lần hẹn nói chuyện với ông Tăng Khánh Hồng, yêu cầu ông giao phó về vấn đề tham ô hủ bại của chính mình và gia tộc. Nếu như ông Vương Kỳ Sơn không rút lui, ông Tăng Khánh Hồng rất có thể phải sống nốt cuộc đời còn lại trong Nhà tù Tần thành. Do đó, ông Tăng Khánh Hồng đã sử dụng hết mọi thủ đoạn, để ngăn cản ông Vương Kỳ Sơn lưu nhiệm.

Trở lực thứ 3 đến từ các Thường ủy khóa 18 thuộc phe ông Giang Trạch Dân bao gồm Lưu Vân Sơn, Trương Đức Giang, Trương Cao Lệ. Họ không phục việc để cho ông Vương Kỳ Sơn lưu nhiệm, họ phản đối công khai hoặc ngầm phản đối. Lưu Vân Sơn thậm chí còn đề nghị số Thường ủy Bộ Chính trị tăng lên 11 người, để bản thân mình cũng được lưu nhiệm.

Dưới những trở lực lớn như vậy, ông Vương Kỳ Sơn lấy lý do sức khỏe để không lưu nhiệm. Cuối cùng kết thúc nước cờ, ông Tập Cận Bình khống chế chế độ lãnh đạo tập thể, xóa bỏ việc chỉ định người kế nhiệm cách khóa, tuy nhiên không thể phá vỡ quy tắc ngầm về tuổi tác “7 lên 8 xuống”.

Đối với việc ông Vương Kỳ Sơn quay trở lại chính đàn, ông La Vũ – người được gọi là “thế hệ đỏ thứ 2” cho rằng, đây rất có thể là “mưu kế” của ông Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn. Đại hội 19, ông Vương giải nhiệm chức vụ để “dẫn rắn ra khỏi hang”, mục đích là dụ cho người của phe Giang Trạch Dân gồm Trương Đức Giang, Trương Cao Lệ, Lưu Vân Sơn cùng giải nhiệm khỏi Thường vụ Bộ Chính trị.

La Vũ phân tích, sắp xếp như thế này không hề phá vỡ quy tắc trong ĐCSTQ, bởi vì lãnh đạo ĐCSTQ trước đây là ông Đặng Tiểu Bình cũng từng lấy thân phận đảng viên để nhậm chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Do đó, ông Vương Kỳ Sơn nhậm chức Phó chủ tịch nước khiến trong đảng không còn gì để nói.

Tuy nhiên, ông La Vũ cũng nói, mặc dù quay trở lại chính đàn và không phá vỡ quy tắc, nhưng điều đáng chú ý chính là, rốt cuộc ông Tập Cận Bình đã có thỏa hiệp gì trong đảng hay không, liệu có nắm toàn bộ quyền lực và có được lòng dân hay không. Ông nói, nếu sau khi ông Tập Cận Bình có được quyền lực mà vẫn tiếp tục đi con đường chuyên chính, chắc chắn sẽ “đứng không vững”, ĐCSTQ sẽ rất nhanh sụp đổ. Dù ông ấy làm được gì, thì ĐCSTQ chắc chắn sẽ sụp đổ.

Tờ New York Times có phân tích nói, ông Vương Kỳ Sơn nhậm chức Phó chủ tịch nước, sẽ trở thành trở thành người bảo vệ con thuyền chính trị cho ông Tập Cận Bình. Tờ báo Le Figaro của Pháp dẫn quan điểm của học giả Lịch sử Chương Lập Phàm chỉ ra: sứ mệnh chủ yếu của ông Vương Kỳ Sơn là tiếp tục thanh trừng đối thủ của ông Tập Cận Bình. Từ góc độ cá nhân ông mà nói, do thụ địch quá nhiều, nên ông cũng cần quay trở lại vũ đài chính trị để “bảo vệ” chính mình.

Trí Đạt

Xem thêm: