Hiện virus corona mới đã tấn công vào sân sau của Bắc Kinh. Thế hệ đỏ thứ hai và thân quyến lây nhiễm hiện đều được tập trung tiếp nhận tại Bệnh viện Hữu nghị Trung Nhật tại Bắc Kinh, và đang sử dụng những loại thuốc đặc trị mới nhất được nghiên cứu và điều chế từ Mỹ. Đặc quyền trị liệu y tế của giới quyền quý Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) một lần nữa lại thu hút sự chú ý của công luận.

Virus corona, viêm phổi Vũ Hán
(Ảnh minh họa: olympuscat/Shutterstock)

Vào ngày 5/2 theo báo cáo của Epoch Times, một người thuộc thế hệ đỏ thứ hai cư trú tại Bắc Kinh tiết lộ, virus corona mới Vũ Hán cũng đã công phá tới sân sau của Bắc Kinh. Nhưng bao nhiêu người lây nhiễm hiện vẫn chưa rõ. Hiện nay họ đang được tập trung tiếp nhận tại Bệnh viện Hữu nghị Trung – Nhật tại Bắc Kinh.

Bệnh viện Hữu nghị Trung – Nhật là bệnh viện trực thuộc Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, đồng thời đảm nhận nhiệm vụ trị liệu y tế và phục hồi sức khỏe cho lãnh đạo trung ương ĐCSTQ. Năm xưa bệnh viện này cũng được chỉ định là bệnh viện chuyên phòng ngừa SARS, và là bệnh viện điểm của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ tại Bắc Kinh.

Vị thế hệ đỏ thứ hai này nói, dịch viêm phổi Vũ Hán lần này lan nhanh, một bệnh viện quân đội lớn cạnh Bắc Ngũ Hoàn, Bắc Kinh cũng đã phong tỏa, vì có người đã lây nhiễm virus corona, nhưng số người cụ thể vẫn chưa được xác nhận.

Người này còn cho biết, những người thuộc thế hệ đỏ thứ hai, thứ ba bị lây nhiễm virus corona đều đang sử dụng thuốc đặc trị mới nhất do Mỹ nghiên cứu và điều chế. Hiện nay thuốc vẫn chưa bán ra thị trường, nhưng Mỹ đã cung cấp cho Trung Quốc, Trung Quốc cũng đã sử dụng. Về hiệu quả, người này cho biết, chỉ cần có thuốc chữa trị, vẫn tốt hơn là không có thuốc.

Ngày 30/1, cũng từng có cư dân mạng đăng tải thông tin trên Twitter rằng, theo thông tin tình báo đáng tin cậy tiết lộ, có người thuộc thế hệ đỏ thứ hai tại bệnh viện trực thuộc cơ quan Bắc Kinh, xác nhận đã bị nhiễm virus corona. Dịch bệnh đã tiến vào bệnh viện lớn đặc quyền của Bắc Kinh, thế hệ đỏ thứ hai đang hết sức lo lắng.

Mary, người gốc Hoa từng sống tại một bệnh viện lớn trước kia của quân đội tại Bắc Kinh cho biết, quan chức cấp cao của ĐCSTQ sợ chết hơn bất kỳ ai. Cô nói, trong cuộc họp của bộ chính trị gần nhất: “Có thể đoán được rằng nội bộ của họ sẽ họp mà không gặp mặt trực tiếp. Hơn nữa Lý Khắc Cường mới trở về từ Vũ Hán, nên dẫu thế nào Ủy ban Thường vụ cũng sẽ không ngồi họp chung với Lý Khắc Cường.”

Vào năm 2003, khi dịch SARS bùng phát, virus đã từng tấn công vào Trung Nam Hải. Nghe nói lúc đó có hai người trong Ủy ban Thường vụ ĐCSTQ ngã bệnh. Điều này khiến Giang Trạch Dân vô cùng sợ hãi, bèn vội vã tháo chạy tới Thượng Hải, còn hạ lệnh “dùng sinh mệnh bảo vệ Thượng Hải”. Nhưng sau khi Giang Trạch Dân tới Thượng Hải, thì rất nhanh sau đó số ca tử vong ở đây tăng đột biến.

Ngoài ra, gần đây khi đối diện với lời kêu gọi mạnh mẽ từ xã hội Hồng Kông, về việc cấm du khách Đại Lục nhập cảnh, trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga vẫn từ chối phong tỏa toàn diện. Cũng có nghị viên chất vấn Lâm Trịnh phải chăng đang lưu lại “đường thông” đặc thù cho giới quyền quý Đại Lục tới Hồng Kông chữa trị. Đặc quyền trị liệu mà các quan chức Trung Quốc được hưởng suốt một thời gian dài vẫn bị lên án.

Bình luận viên Lưu Thanh trong một bài viết trên Đài Á Châu Tự do cho biết, Đại Lục là thiên đường của giai cấp quan chức, vài nghìn người ứng tuyển mới nhận một người. Từ hiện tượng người Đại Lục đổ xô vào cánh cửa quan chức có thể thấy rằng giai cấp quan chức được thụ hưởng vinh hoa phú quý tột bậc, khiến tổ tông mở mày mở mặt như thế nào. Nguồn thu nhập lớn nhất đương nhiên là tham ô, sách nhiễu người dân mà ai nấy đều rõ. Nhưng lợi ích bất thành văn lớn nhất vượt xa cả điều này là nguồn thu nhập cao, ổn định, được đảm bảo của các quan viên, cùng những đãi ngộ, phúc lợi to lớn, cũng là điều mà các viên chức trong các chế độ khác không dám mơ tưởng.

Trong đó chế độ trị liệu y tế có thể nói là chiếm gần hết nguồn tài nguyên y tế của Đại Lục. Dẫu là cán bộ về hưu cũng được chu cấp toàn bộ chi phí y tế, hơn nữa còn không phải lo lắng về việc ốm đau bệnh tật mà không thể nhập viện. Bởi lẽ bệnh viện được mở riêng cho giới quan chức sớm đã tính toán hệ số đảm bảo an toàn. Ngay cả những loại thuốc nhập ngoại và phương thức trị liệu đắt đỏ nhất nhằm bảo toàn tính mạng cho giới quan chức, cũng không tiếc dẫu phải trả bằng bất kỳ giá nào. Cho nên các quan chức lãnh đạo của ĐCSTQ thông thường tuổi thọ đều lên tới 90 tuổi.

Bành Tiểu Minh, chủ tịch Liên bang học thuật Toàn Đức, một nhân vật có thâm niên lâu năm trong giới truyền thông, cho biết, về phương diện trị liệu y tế toàn dân, Trung Quốc lại “lạc hậu” một cách bất thường. Không cần phải so sánh với những quốc gia châu Âu có chế độ phúc lợi cao như Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan, chỉ so cần sánh với những quốc gia từng theo chủ nghĩa xã hội như Nga, Hungary, thì những quốc gia này đều đã thực thi bảo hiểm y tế toàn dân.

Bành Tiểu Minh nói: “Dịch vụ y tế dành cho quan chức của Đảng và chính phủ, đã chiếm dụng hơn 85% bảo hiểm y tế trên toàn quốc. Của cải của Trung Quốc trước tiên bị giai tầng đặc quyền của Đảng và chính phủ hút vào hầu bao của họ. Những vật dụng, khoản tiền dơ bẩn từ các tham quan bị vạch trần chỉ như muối bỏ bể.”

Vào ngày 15/9/2019, trên Wechat của Trung Quốc lan truyền một quảng cáo WeChat từ Bệnh viện 301 Bắc Kinh. Trọng điểm tuyên truyền của bệnh viện này là “công trình y tế” của lãnh đạo ĐCSTQ, tiết lộ mục tiêu kéo dài tuổi thọ của lãnh đạo ĐCSTQ lên tới 150 tuổi. Có lẽ do quá nhạy cảm, nên ngay ngày hôm sau quảng cáo này đã bị dập tắt.

Bệnh viện 301 Bắc Kinh là cơ sở y tế trọng yếu của trung ương ĐCSTQ, nhiều năm nay vẫn luôn đảm đương trách nhiệm y tế trị liệu cho giai tầng cao của ĐCSTQ.

Minh Tú

Xem thêm: