Hôm thứ Ba (28/1) blogger Zero Hedge chuyên về lĩnh vực tài chính phương Tây đã công bố thông tin gây chấn động khi cho biết bệnh viêm phổi do virus corona mới tại Vũ Hán có thể liên quan đến nhóm nhà khoa học nghiên cứu tại phòng thí nghiệm virus P4 ở địa phương Vũ Hán.

Chu Bằng, virus corona
Nhà khoa học Chu Bằng của Trung Quốc (Hình: Chụp màn hình trang web)

Zero Hedge thuộc ABC Media Limited là công ty có lịch sử 16 năm ở Luân Đôn, Zero Hedge chỉ ra rằng không lâu trước khi virus corona mới bùng phát, vào tháng 11/2019 Viện Nghiên cứu Virus Vũ Hán đã đưa ra một thông báo tuyển dụng nhân sự. Trưởng nhóm nghiên cứu ra thông báo tuyển dụng này là một nhà khoa học tên Chu Bằng, ông ta nghiên cứu cách để virus Ebola và virus SARS có thể nằm trong cơ thể người trong một thời gian dài mà không gây ra các triệu chứng. Việc công bố thông tin này đã khiến Chu Bằng thành tâm điểm của dư luận.

Zero Hedge đặt vấn đề ai là kẻ đứng đằng sau đại dịch virus corona toàn cầu? Theo như thông báo của cơ quan chức năng Đảng Cộng sản Trung Quốc thì nguyên nhân bắt đầu từ người ăn súp dơi tại chợ hải sản Hoa Nam. Nhưng Zero Hedge bác bỏ thông tin này, qua đó cho rằng lý do thực sự đằng sau sự lây lan của virus là do phiên bản vũ khí sinh học virus corona mà Viện Virus Vũ Hán triển khai, có thể ban đầu được lấy từ Canada. Thông tin cho biết tại đây có một phòng thí nghiệm sinh học cấp độ cao nhất (cấp 4) đang nghiên cứu “mầm bệnh nguy hiểm nhất thế giới”.

>> Ghép đầu ở Trung Quốc: Ai sẽ “tự nguyện” hiến cả thân xác cho mục đích y học?

Ngày 18/11/2019 Viện Nghiên cứu Virus Vũ Hán đã phát hành “Thông báo tuyển dụng sau tiến sĩ cho nhóm khoa học Chu Bằng của Viện nghiên cứu virus Vũ Hán”. Vị trí tuyển dụng là 1-2 nhà nghiên cứu sau tiến sĩ, họ sẽ lấy dơi làm đối tượng nghiên cứu để tìm ra cơ chế phân tử mà dơi có thể tồn tại được cùng với chủng virus corona như Ebola và SARS.

Tại sao điều này đáng chú ý? Bởi vì đây là một vị trí nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Tiến sĩ Chu Bằng, một nhà nghiên cứu tại Viện Virus học Vũ Hán thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, và là người phụ trách đề tài nghiên cứu cảm nhiễm và miễn dịch từ virus trên cơ thể dơi.

Chu Bằng nhận bằng tiến sĩ vào năm 2010 từ Viện nghiên cứu virus Vũ Hán, đã từng làm việc về nghiên cứu miễn dịch và virus do dơi ở Úc và Singapore. Năm 2009 nhà khoa học này đã đi đầu trong việc khởi xướng nghiên cứu cơ chế miễn dịch virus truyền nhiễm tồn tại thời gian dài trên cơ thể dơi. Cho đến nay, ông đã xuất bản hơn 30 bài báo SCI, nhiều bài trên những tạp chí hàng đầu thế giới như Nature, Cell Host Microbe, PNAS. Hiện tại, nghiên cứu về virus trên dơi và miễn dịch học vẫn đang được tiến hành, và đã được hỗ trợ bởi “Quỹ Khoa học Thanh niên ưu tú” của Trung Quốc, dự án thí điểm của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, và dự án trọng điểm của Bộ Khoa học và Công nghệ.

phòng thí nghiệm P4, virus corona
Thông báo tuyển dụng của Phòng Thí nghiệm Chu Bằng (Nguồn: Chụp màn hình trang web)

Zero Hedge đặc biệt đề cập đến một bản tin đáng chú ý của Xinhuanet vào ngày 23/2/2018, đây là thông cáo báo chí do Viện Nghiên cứu Virus học Vũ Hán cung cấp dưới phụ trách của Chu Bằng: “Trung Quốc nghiên cứu phát hiện tại sao dơi mang virus nhưng không mắc bệnh”. Nhưng thông tin cho biết bản thảo hiện tại đã thay đổi so với bản thảo mà  ZeroHedge dùng làm dẫn chứng.

Nội dung mà Zero Hedge đề cập bao gồm: “Dơi có thể mang nhiều loại virut corona như Ebola và SARS, nhưng chúng hoàn toàn miễn nhiễm”. Một nghiên cứu gần đây của nhóm nhà khoa học Trung Quốc chỉ ra nguyên nhân vì cơ thể dơi có tiềm ẩn hệ miễn dịch chống virus. Nghiên cứu được công bố vào ngày 22/2 trên tạp chí khoa học Cell Host & Microbe của Mỹ đã chỉ ra thông tin liên quan. Tác giả bài báo là Chu Bằng tại Viện Virus học Vũ Hán – Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã cho biết: “Để đạt được sự cân bằng với mầm bệnh mà chúng mang theo, dơi đã có được khả năng ức chế một số kênh nhất định trong quá trình tiến hóa”. Nghiên cứu đã phát hiện: “Dơi có thể điều tiết mức độ phòng vệ chống lại virus, vừa hiệu quả lại không phản ứng miễn dịch quá mức đối với virus.”

Mặc dù phản ứng miễn dịch giúp cơ thể chống lại virus và các mầm bệnh khác, nhưng phản ứng miễn dịch quá mức đối với một số loại virus có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng ở người và các động vật có vú khác, chẳng hạn như kênh “gen interferon” trong cơ thể người được kích hoạt có liên quan đến khả năng tự miễn dịch các bệnh ở mức nghiêm trọng.

>> Phỏng vấn chuyên gia: Tội ác Chống lại loài người của chính quyền TQ

Các tác giả đưa ra giả thuyết khả năng miễn dịch của dơi liên quan đến ba đặc điểm sinh học: chúng là động vật có vú biết bay, có vòng đời dài, có mang lượng virus lớn.

Zero Hedge dẫn lời Chu Bằng cho biết: “Sự thích nghi với hoạt động bay có thể khiến dơi phát triển gen miễn dịch bẩm sinh và phục hồi tổn thương DNA”. Những thích nghi này có thể đã định hình một số kênh chống virus (lớp Interferon và con đường khác, STING), khiến những virus có ích đạt đến mức cân bằng chấp nhận được.

blogger3
Ảnh chụp bài viết của Chu Bằng trên Xinhuanet

Zero Hedge cũng đề cập đến một bài báo khác của Viện Virus học Vũ Hán đăng trên Nhật báo Trường Giang ngày 18/1/2019 để làm bằng chứng, bài báo có tựa “Người đầu tiên nghiên cứu miễn dịch dơi toàn cầu tại Vũ Hán”. Tác giả cho biết: “Ngày 4/5 Nhật báo Trường Giang đưa tin, hồi tháng trước Chu Bằng đã lần đầu có bài báo công bố trên tạp chí khoa học Tự Nhiên (Nature), những năm qua nhà nghiên cứu trẻ thế hệ sau 1980 tại Viện Khoa học Virus học Vũ Hán thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã công bố 28 bài báo khoa học trên các tạp chí như Nature, PNAS (Tạp chí Viện hàn lâm khoa học Mỹ), trở thành ngôi sao mới về học thuật.”

Zero Hedge chỉ ra: “Theo tìm hiểu, Chu Bằng người tiên phong trong nghiên cứu hệ thống miễn dịch dơi toàn cầu, ‘dơi mang virus nhưng không bị bệnh cho thấy dơi có đặc điểm khác với các loài khác’, trước Chu Bằng chưa từng có nhà khoa học nào nghiên cứu vấn đề này… Sau hơn 10 năm nghiên cứu, Chu Bằng phát hiện ra trong cơ thể dơi có hệ miễn dịch chống virus là ‘lớp interferon:  protein kích thích gen interferon’ đã bị ức chế, làm cho dơi tình cờ có thể chống lại bệnh tật mà không gây ra phản ứng miễn dịch quá mạnh mẽ. Kết quả được công bố trên Cell Host & Microbe và đã thu hút sự chú ý của cộng đồng học thuật.”

Bài viết cho biết thời sinh viên Chu Bằng đã từng nhiễm SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng), khiến anh quan tâm đến virus: “Một loại virus nhỏ lại có thể khiến thế giới rối tung”. Sau đó Chu Bằng đã trở thành nghiên cứu sinh tại Học viện Khoa học Trung Quốc và nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của một chuyên gia về dơi, tập trung vào nghiên cứu các loại virus trên cơ thể dơi. Chu Bằng cho biết: “Tôi muốn biết hệ thống miễn dịch của dơi có đặc thù gì.”

Virus corona
Ảnh chụp màn hình của Viện Virus học Vũ Hán, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc

Từ thứ Ba (28/1), thông tin về nhà nghiên cứu virus trên cơ thể dơi tên là Chu Bằng bắt đầu lan truyền trên mạng Internet, gợi thêm nhiều suy đoán về nguồn gốc của dịch bệnh Vũ Hán, nhưng thông tin bất ngờ này có vẻ còn khá lạ lẫm đối với hầu hết mọi người.

Ngay từ khoảng một tuần trước cũng đã có trang tin Internet khiến công luận chú ý với thông tin: “Virus corona chủng loại SARS ở Vũ Hán có nguồn gốc từ virus corona mới mà năm 2018 được quân đội Trung Quốc phát hiện và tách ly từ dơi ở Châu Sơn. Có thể tìm thấy danh mục virus này trong cơ sở dữ liệu gen của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (GenBank của NIH), tổ chức đệ trình đưa vào là Viện nghiên cứu Khoa học y tế quân sự của Quân khu Nam Kinh. Virus dơi Châu Sơn được thay đổi có chủ ý thông qua công nghệ, là một loại virus mới phù hợp với việc lây truyền qua người.”

Tại sao lại bùng phát ở Vũ Hán? Có người giải thích thêm rằng, vì tại Trung Quốc thì Vũ Hán là nơi duy nhất có phòng thí nghiệm sinh học P4, có thể thực hiện đột biến gen nhân tạo. Sự cố bùng phát dịch bệnh virus này có thể là vì sự cố vô ý khiến virus lọt ra, hoặc cũng có thể do có kẻ cố ý gây ra.

Tuyết Mai

Xem thêm: