Gần đây công luận Trung Quốc đặc biệt quan tâm vụ án một học sinh trung học bị mất tích, nhiều thông tin cho hay vụ việc liên quan tội ác mổ cướp nội tạng. Dù vụ án còn nhiều uẩn khúc nhưng nhà chức trách đã có ý khép lại, nên cho biết trong cuộc họp báo chung vào ngày 2/2 rằng Hồ Hâm Vũ đã tự sát.

p3270911a544594288
Hồ Hâm Vũ, một học sinh trung học 15 tuổi, bị mất tích ở Trung Quốc. (Ảnh: Weibo)

Vào ngày 2/2, cảnh sát tỉnh Giang Tây (thành phố Thượng Nhiêu) và cảnh sát huyện Nhiêu Sơn đã tổ chức một cuộc họp báo chung để thông báo về “tình trạng điều tra” vụ mất tích của học sinh trung học 15 tuổi Hồ Hâm Vũ (Hu Xinyu). Đáng chú ý là cơ quan ngôn luận độc nhất tham gia là CCTV của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát sóng trực tiếp buổi họp báo.

Đánh giá từ tình hình cho thấy, cơ quan chức năng ĐCSTQ từ trung ương đến chính quyền địa phương các cấp đều muốn khép lại vụ việc này. Cuộc họp báo nêu rõ: Hồ Hâm Vũ đã tự sát, cơ thể bình thường, máy ghi âm có tin nhắn liên quan đến việc tự sát, không có dấu hiệu lừa đảo. Ngoài ra nhà chức trách cũng ngang nhiên đe dọa: “Cơ quan công an đã xử lý một số ít người cố tình bịa đặt, tung tin đồn”.

Rõ ràng cơ quan chức năng dằn mặt dư luận. Do từ ngày 14/1/2022 Hồ Hâm Vũ mất liên lạc với nhà trường nên thu hút dư luận chú ý. Sau khi mất tích 106 ngày và nhiều đợt tìm kiếm quy mô lớn đều không có kết quả, ngày 28/1 Sở Công an thành phố Thượng Nhiêu bất ngờ thông báo rằng đã phát hiện được “hài cốt” và tại hiện trường tìm thấy một chiếc bút ghi âm. Nhiều chi tiết cũng như cách diễn đạt và cách dùng câu từ trong thông báo đó đã trở thành tâm điểm bàn luận của cư dân mạng, chủ đề liên quan đã được đọc 2 tỷ lượt trên Weibo. Nhưng dù việc kiểm soát phát ngôn trực tuyến chặt chẽ chưa từng có, cũng không thể dập tắt được thái độ nghi ngờ, bất mãn và tức giận của công luận.

Có thể nói mức độ ngu ngốc của chính quyền không ngừng gia tăng. Năm ngoái vụ người phụ nữ bị xích cổvụ đánh người tại Đường Sơn đã gây phẫn nộ, cái gọi là kết luận của nhà chức trách được đưa ra dưới hình thức báo cáo văn bản, không tổ chức họp báo. Trong sự việc Hồ Hâm Vũ này, nhà chức trách đã cử cỗ máy dư luận viên CCTV xung trận, trong khi ông cựu Tổng Biên tập Thời báo Hoàn cầu tuyên bố ca ngợi “lòng dũng cảm” của cảnh sát Giang Tây. Thật là bi hài!

“Tình hình điều tra” vụ việc Hồ Hâm Vũ đã bị công luận Trung Quốc chỉ trích gay gắt trên mạng Internet, bài viết này không nhắc thêm mà chỉ đưa ra 3 cách giải thích vì sao vụ việc Hồ Hâm Vũ lại thu hút sự chú ý trên khắp Trung Quốc.

Thứ nhất: Bất bình của công luận lên đến giới hạn

Năm 2022 có thể được coi là năm bước ngoặt đối với Trung Quốc, tâm lý người dân đã thay đổi đáng kể, thể hiện ở 3 điều: (1) Toàn dân đặt câu hỏi về chính quyền trong vụ “cô gái bị xiềng cổ”; (2) Dư luận Trung Quốc có xu thế đối lập về cuộc chiến Nga – Ukraine; (3) Các cuộc biểu tình của công chúng phản đối ‘Zero COVID’. Người dân hết sức chịu đựng bắt đầu thay đổi thái độ sợ hãi, tuân phục thường thấy đối với ĐCSTQ, việc công khai giăng biểu ngữ “Tập Cận Bình thoái vị” cho thấy người dân đang tuyệt vọng và ngày càng thức tỉnh, cho thấy điều kiện xã hội cho những thay đổi lớn ở Trung Quốc đang chín muồi. Trong hoàn cảnh đó, vụ án Hồ Hâm Vũ (một học sinh trường cấp hai tư thục ở huyện Nhiêu Sơn thành phố Thượng Nhiêu tỉnh Giang Tây) mất tích đã trở thành ngòi nổ cho sự bất bình của công chúng. Theo nghĩa này, những gì nhà chức trách ứng phó không đơn thuần là vụ việc mất tích của Hồ Hâm Vũ, mà là vấn đề tâm trạng bức xúc của công chúng.

Thứ hai: “Bẫy Tacitus” phiên bản ĐCSTQ

ĐCSTQ đã cướp được chính quyền hơn 70 năm, những hành vi tà ác vi phạm nhân quyền khiến uy tín của nhà cầm quyền này gần như bằng không. Bản thân ĐCSTQ cũng nhận thức được điều này. Ví dụ, vào ngày 18/3/2014, ông Tập Cận Bình đã nói về “bẫy Tacitus” tại cuộc họp mở rộng của Ban Thường vụ Huyện ủy Lan Khảo (Lankao) tỉnh Hà Nam (nhà sử học La Mã cổ đại Tacitus đã đưa ra học thuyết cho hay, khi quyền lực công bị mất uy tín thì dù nói gì làm gì cũng bị xã hội nhìn tiêu cực). Vào thời điểm đó, ông Tập nói: “Tất nhiên chúng ta chưa đến mức này, nhưng những vấn đề tồn tại không phải là không đáng kể, chúng ta phải nỗ lực hết sức để giải quyết. Nếu ngày đó đến sẽ gây nguy hiểm cho nền tảng và quyền lực của ĐCSTQ”. Nhưng trong 8 năm qua, nền tảng và địa vị cầm quyền của ĐCSTQ ngày càng suy sụp, chính quyền đã rơi vào “bẫy Tacitus” mà không thể thoát khỏi.

Tất nhiên, việc ĐCSTQ rơi vào “bẫy Tacitus” chỉ là ví von về hình thức. Hoàn cảnh của ĐCSTQ về cơ bản khác với trường hợp câu chuyện “bẫy Tacitus”, hay có thể nói đó là “bẫy Tacitus” phiên bản ĐCSTQ. Vì nhân vật chính trong “bẫy Tacitus” vốn có phần thiện, biết làm việc tốt, còn ĐCSTQ là thế lực tà ác không bao giờ làm được việc gì tốt, không việc xấu gì không làm, cho dù có làm việc tốt cũng chỉ là bản mở rộng của việc xấu. Trong trường hợp của Hồ Hâm Vũ, bản thân ĐCSTQ biết rằng tình hình điều tra có nhiều sai sót nhưng vẫn đưa ra kết luận bất chấp công luận, hành động theo kiểu “ta là lưu manh ta có sợ ai?”

Hệ thống quyền lực của ĐCSTQ đã trở nên thối nát đến tận xương tủy, còn tệ hơn cả hệ thống cuối triều đại nhà Thanh.

Thứ ba, xã hội đặc biệt quan tâm tội ác mổ cướp nội tạng

Cộng đồng mạng Trung Quốc không ngừng chất vấn về cách xử lý của nhà chức trách đối với trường hợp của Hồ Hâm Vũ, đặc biệt là mối liên hệ giữa vụ mất tích của Hồ Hâm Vũ và việc cấy ghép nội tạng. Chẳng hạn một nhà bình luận giải trí nổi tiếng của Trung Quốc là Tống Tổ Đức (Song Zude) đã khiến công luận chú ý khi cho hay có người chi khoản tiền lớn để mua nội tạng của Hồ Hâm Vũ, trước cuộc họp báo anh đã bị buộc phải im lặng. Một ví dụ khác được cộng đồng mạng đồn đãi là ông cựu Thứ trưởng Cao Chiêm Tường (Gao Zhanxiang) của Bộ Văn hóa của ĐCSTQ cấy ghép nội tạng của Hồ Hâm Vũ cũng chết. Bài này không có bằng chứng để kết luận trường hợp của Hồ Hâm Vũ liên quan đến cấy ghép nội tạng, nhưng tôi hoàn toàn hiểu được nỗi sợ hãi của xã hội. Nỗi sợ hãi này đến từ đâu? Có thể kể 3 chuyện sau:

Câu chuyện 1: Ngày 30/4/1978, khi đó khi “Tứ nhân bang” đã bị bắt được 1 năm 6 tháng và 24 ngày, giáo viên Trung Hải Nguyên (Zhong Haiyuan) tại trường tiểu học Cảnh Phong Sơn (Jingfengshan) ở thành phố Cám Châu tỉnh Giang Tây đã bị hành quyết vì phàn nàn về sự bất công trong Cách mạng Văn hóa. Cô Trung Hải Nguyên bị hai cảnh sát vũ trang đưa đến nơi hành quyết được chỉ định. Một phó tiểu đoàn trưởng đã cố tình bắn vào lưng bên phải cô như đã có thỏa thuận trước, sau đó một số nhân viên y tế đã chờ sẵn nhanh chóng khiêng cô vào trong xe quân sự gần đó – một chiếc xe được bố trí sẵn bàn mổ, vậy là quả thận của cô Trung Hải Nguyên đã bị lấy đi… Thời điểm đó, Bệnh viện dã chiến số 92 ở Nam Xương là nơi chữa trị bệnh của một phi công là con trai của một quan chức cấp cao, phi công này đang trong cảnh sinh tử cần được ghép thận để cứu mạng. Được biết thận nữ tốt hơn thận nam, người nữ càng trẻ thì thận càng tốt.

Câu chuyện 2: Năm 2009, một người làm truyền thông là Hồ Thư Lập (Hu Shuli) bị buộc phải rời tạp chí Caijing mà ông là chủ biên. Được biết rằng nguyên nhân chính là chuyện trang bìa tạp chí Caijing xuất bản vào ngày 31/8 đặt vấn đề “Nội tạng đến từ đâu”. Bài báo tiết lộ rằng bác sĩ Trương Tuấn Phong (Zhang Junfeng) – Phó Trưởng Khoa cấy ghép gan của Bệnh viện trực thuộc thứ ba – Đại học Trung Sơn ở Quảng Châu cùng 2 bác sĩ khác mang một người vô gia cư ở Quý Châu về mổ lấy tạng, ném thi thể người bị lấy tạng vào trong hồ nước. Bài viết đã khiến nhà chức trách rất tức giận, phạt Tạp chí Caijing đình bản 3 tháng để cải chính.

Câu chuyện 3: Vào cuối năm 2020, Tòa án Nhân dân cấp trung Bạng Phụ ở An Huy đã đưa ra phán quyết về một vụ án thu hoạch nội tạng bất hợp pháp. Tòa án cho rằng gan và thận của 11 người chết đã bị lấy đi một cách bất hợp pháp, 6 bị cáo (bác sĩ) phạm tội cố ý hủy hoại xác chết bị kết án tù có thời hạn từ 2 năm 4 tháng đến 2 năm 10 tháng.

Hiện nay, Trung Quốc đã là nước cấy ghép nội tạng lớn trên thế giới, nhưng ĐCSTQ chưa bao giờ công bố số lượng nội tạng khổng lồ và liên tục được cung cấp đó lấy từ đâu? Đây vẫn là một ẩn số (trong khi các nước Âu Mỹ minh bạch). Nhưng điều này không ngăn cản ĐCSTQ tiến tới mục tiêu trở thành nước ghép tạng lớn nhất thế giới. Ngay cả trong 3 năm xảy ra đại dịch COVID-19, dù khi đó nguồn lực y tế của Trung Quốc eo hẹp, nhưng hoạt động cấy ghép nội tạng vẫn phát triển nhanh. Phó Giám đốc Vương Hạ Thắng (Wang Hesheng) của Ủy ban Y tế Quốc gia ĐCSTQ cho biết, bất chấp tác động của dịch bệnh, tính đến cuối tháng 11/2020 số ca ghép tạng ở Trung Quốc Đại Lục đã lên tới 16.307 ca, và số ca cấy ghép nội tạng hàng năm đã đứng vững chắc vị trí thứ 2 thế giới. Cựu Thứ trưởng Bộ Y tế này nhận định đến năm 2023 (tức là năm nay) số ca ghép tạng mỗi năm của Trung Quốc sẽ tăng lên 50.000 ca (ở Mỹ hơn 30.000 ca), số bệnh viện thực hiện ghép tạng sẽ lên tới 300 bệnh viện (hiện nay là 173), điều phối viên quyên góp đạt 5.000 người…

Trong những năm gần đây, tin tức về những vụ mất tích của học sinh cấp hai và sinh viên đại học liên tục thành tâm điểm xã hội, nhưng chính quyền đã phớt lờ khiến nỗi tức giận và sợ hãi của toàn xã hội Trung Quốc không ngừng tích tụ, không khó hiểu vì sao vụ án Hồ Hâm Vũ bây giờ trở thành tâm điểm gây bức xúc.

Kết

“Người phụ nữ bị xích cổ” khiến mọi người ai nấy thấy bất an, khiến từng người phụ nữ đều tiềm ẩn nguy cơ trở thành trường hợp tương tự. Vụ án mất tích của Hồ Hâm Vũ nhắc chúng ta rằng khác biệt duy nhất giữa chúng ta và Hồ Hâm Vũ là nội tạng có phù hợp hay không, một khi phù hợp sẽ rất nguy hiểm. Một xã hội như vậy, mỗi người không thể an tâm sinh sống. Muốn sống an tâm thì phải làm sao? Giải thể ĐCSTQ  – nguồn gốc gây ra tất cả những nỗi kinh hoàng đó.

Vương Hách
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả, được đăng trên Epoch Times.)