Mới đây, Facebook và Twitter đã xóa bỏ một số lượng lớn tài khoản mà họ nhận định là tuyên truyền cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phổ biến thông tin sai lệch về phong trào phản đối luật dẫn độ của người Hồng Kông. Công ty Google cũng thông báo đã đóng hơn hai trăm kênh chia sẻ video trên YouTube. Ngoại trưởng Mỹ Pompeo thậm chí còn cáo buộc Trung Quốc có lịch sử tội phạm mạng Internet, sự cố này liên quan đến chiến lược “chiến đấu trên mạng” của Bắc Kinh.

Embed from Getty Images

Phản ứng trước chuỗi sự kiện nêu trên, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng 1,4 tỷ người Trung Quốc “có quyền bày tỏ ý kiến ​​và cách nhìn”. Ngoài ra, người phụ trách truyền thông Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng gửi một tài liệu tổng hợp dài 40 trang liên quan đến biểu tình ở Hồng Kông tới các tổ chức truyền thông quốc tế hàng đầu, tiêu biểu như BBC, Tạp chí Phố Wall, Bloomberg News và Hiệp hội Phát thanh Nhật Bản…

Động thái của Facebook có xâm phạm quyền tự do ngôn luận của người Trung Quốc không? Hai bức tranh tương phản trong tiếp nhận tuyên truyền của ĐCSTQ giữa bên trong và bên ngoài Trung Quốc Đại Lục như thế nào? Vì sao Trung Quốc đầu tư khổng lồ vào đối ngoại vẫn không thể thay đổi được hình ảnh tiêu cực của họ?

Bức tranh tương phản trong tiếp nhận tuyên truyền của ĐCSTQ giữa bên trong và bên ngoài Trung Quốc Đại Lục

Nhà quan sát và bình luận Lý Vĩ Đông chỉ ra rằng Bắc Kinh “vừa ăn cướp vừa la làng”. Vì thực tế công dân Trung Quốc Đại Lục không thể đường hoàng sử dụng Facebook và Twitter. Chính họ đã thuê một lực lượng hùng hậu chơi chiêu trò đổi trắng thay đen. Trong trường hợp này, quyết định của Twitter và Facebook là hợp lý.

Hành vi của Bắc Kinh xâm lăng văn hóa, biến tướng của chiến tranh lạnh. Nếu ĐCSTQ có đủ tự tin cho phép tự do truy cập mạng Internet thì sẽ không có tình trạng “há miệng mắc quai” như vụ việc này. Khi người dân thường Trung Quốc có thể đường hoàng sử dụng Facebook và Twitter thì Bắc Kinh mới có tư cách để tuyên bố phản bác như vậy.

Cuộc chiến tuyên truyền quốc tế về vấn đề Hồng Kông của Bắc Kinh như thế nào?

Nhà bình luận Trần Phá Không nhận định, chắc chắn cuộc chiến tuyên truyền của Bắc Kinh chỉ chuốc lấy thất bại. Giai đoạn đầu tiên họ không đưa tin, giai đoạn thứ hai họ đưa tin chọn lọc, và giai đoạn thứ ba họ bôi nhọ người dân Hồng Kông trên quy mô lớn. Thủ đoạn của ĐCSTQ quả thực đã phát huy được hiệu quả nhất định ở trong nước, kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan hò hét chém giết. Nhưng thủ đoạn này hoàn toàn phản tác dụng ở Hồng Kông và trên quốc tế, khiến cả Facebook và Twitter cũng không thể chấp nhận.

Nhiều vụ việc đám đông bạo lực hiện nay có nguyên nhân không nhỏ vì bị kích động từ thủ đoạn tuyên truyền chủ nghĩa dân tộc cực đoan của ĐCSTQ. Chính quyền độc tài đã áp dụng tư duy ứng xử trong nước để đối phó với Hồng Kông, chụp mũ khủng bố vào đầu người biểu tình Hồng Kông. ĐCSTQ chính là nguyên nhân của chiến dịch Hồng Kông độc lập, nếu Bắc Kinh là chính phủ dân chủ thì sẽ không có khái niệm Hồng Kông độc lập. Chính phủ Bắc Kinh muốn phá hoại cam kết một nước hai chế độ, họ phải tự nhìn lại mình.

Về vấn đề Hồng Kông, ĐCSTQ phát động chiến dịch tuyên truyền vô cùng hùng mạnh nhưng việc tiếp nhận làn sóng tuyên truyền này hoàn toàn trái ngược giữa người dân Trung Quốc Đại Lục và cộng đồng quốc tế bên ngoài Đại Lục. Tại sao có cảnh tương phản lớn này?

Nhà bình luận Ngụy Bích Châu cho biết ĐCSTQ không cho người dân biết nguyên nhân thực sự của vụ việc ở Hồng Kông, thậm chí người dân Đại Lục không biết năm yêu cầu chính là gì.

ĐCSTQ và Trưởng Đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga đang đẩy Hồng Kông vào con đường không thể phục hồi. Tubing, Twitter, Facebook… là những công ty niêm yết ở Mỹ, điều đó có nghĩa là những bê bối sẽ gây ảnh hưởng đến cổ phiếu của những công ty này, nếu lãnh đạo công ty quyết định sai lầm thì tất cả các nhà đầu tư sẽ phải chịu thiệt hại. Các công ty này đã không thể tiếp thu thủ đoạn bôi nhọ Hồng Kông của ĐCSTQ, nếu họ làm ngơ thì giới đầu tư của họ cũng sẽ chỉnh đốn họ. Nếu họ không loại bỏ những tin tức giả mạo thì Quốc hội Mỹ sẽ vào cuộc xử lý. Do đó, thủ đoạn thúc đẩy tuyên tuyền tin giả của ĐCSTQ là sai lầm và ngu ngốc.

Facebook và Twitter đã xóa bỏ lượng lớn tài khoản của người Trung Quốc với lý do họ hoạt động dưới chỉ đạo của ĐCSTQ. Đáp lại, ĐCSTQ cáo buộc hành vi này làm tổn thương quyền tự do ngôn luận của 1,4 tỷ người Trung Quốc, lý do này có đủ thuyết phục không? Điều mỉa mai là cả Facebook và Twitter đều bị cấm ở Trung Quốc Đại Lục.

Theo quan điểm của ông Lý Vĩ Đông, chuyện bác bỏ hoạt động tuyên truyền đối ngoại rầm rộ của Bắc Kinh không phải là trọng điểm, quan trọng là hậu quả của việc lợi dụng thủ đoạn tuyên truyền rầm rộ của Bắc Kinh không phải chỉ đơn giản là vấn đề phục hưng chủ nghĩa dân tộc. Mục tiêu chính ở đây là thúc đẩy “trao trả lần thứ hai” đối với Hồng Kông, tức là chuyển đổi tình cảnh một nước hai chế độ thành một nước một chế độ. Do đó, chuyện Hồng Kông ứng phó vấn đề này ra sao mới là tâm điểm nên chú ý, vì đây chính là nguy cơ mà Hồng Kông đang gặp phải.

Ông Trần Phá Không cho biết đây là một sự khiêu khích đối với người dân Hồng Kông. Điều này cho thấy Bắc Kinh không tuân thủ “Tuyên bố chung Trung-Anh”, cũng không tuân thủ cam kết 50 năm của Đặng Tiểu Bình. Phong trào biểu tình ở Hồng Kông không thể dịu xuống có nguyên nhân lớn vì tính chất này của Bắc Kinh. Bắc Kinh cần biết họ không cần gấp  gáp như vậy. Khi ĐCSTQ tuyên bố rằng “Tuyên bố chung Trung-Anh” đã không còn tác dụng, một số cư dân mạng đã hỏi vặn lại rằng không còn tác dụng từ khi nào? Những mâu thuẫn mà ĐCSTQ tự tạo ra không được giải thích rõ ràng sẽ chỉ khiến tình hình càng rắc rối hơn.

Tại sao ĐCSTQ đầu tư lớn như vậy để tuyên truyền ở nước ngoài vẫn không làm thay đổi được hình ảnh của Trung Quốc, lại càng gây phản cảm, khiến chính phủ Mỹ lên án là cách làm của kẻ lưu manh? Điểm yếu chí mạng của ĐCSTQ trong chiến dịch tuyên truyền nước ngoài nằm ở đâu?

Theo ông Ngụy Bích Châu nhận định, chiến dịch tuyên truyền rầm rộ ra nước ngoài này của ĐCSTQ chỉ nhằm duy trì quyền lực chính trị của ĐCSTQ. Mọi tuyên bố chỉ toàn là họ tự ca ngợi bản thân, không đề cập về thực tế.

Trước đây các nhà quan sát từng đề cập đến việc ba vấn đề mà ĐCSTQ không nên áp dụng vào Hồng Kông, vấn đề đầu tiên đó là không nên làm “mâu thuẫn nội bộ ở Hồng Kông” căng thẳng hơn… Đây là một mâu thuẫn nội bộ ở Hồng Kông, đó là cuộc đấu tranh của nội bộ đảng ở Hồng Kông. Tình huống tốt nhất là trước ngày 1/10 bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga có thể đáp ứng yêu cầu của người dân Hồng Kông từ bỏ luật dẫn độ, thành lập tổ điều tra độc lập, bảo vệ quyền tự do ngôn luận của người biểu tình. Như vậy tình huống tự nhiên sẽ phát sinh biến đổi.

Theo VOA

Xem thêm: