Ngày 14/1, Tòa án thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh đã kết án tử hình một công dân Canada vì buôn lậu ma túy. Cùng ngày, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết, chính quyền Trung Quốc “tùy tiện” kết án đối với công dân Canada Robert Lloyd Schellenberg, khiến Canada vô cùng lo ngại. Dư luận cho rằng, chính quyền Trung Quốc phúc thẩm vụ án của Schellenberg là có liên quan đến việc Mạnh Vãn Châu sắp bị dẫn độ đến Mỹ, nghi ngờ rằng việc Trung Quốc xử lại vụ án này là có suy xét đến ý đồ chính trị và ngoại giao.

xet xu cong dan canada
Robert Lloyd Schellenberg tại tòa (Ảnh từ trang web của Tòa án Đại Liên)

Hôm thứ Hai (14/1), Tòa án trung cấp thành phố Đại Liên đã tuyên bố từ hình đối với bị cáo Robert Lloyd Schellenberg có quốc tịch Canada vì tội buôn lậu ma túy. Thông tin trên trang web của tòa án này cho biết, cáo buộc phạm tội mà cơ quan công tố Trung Quốc đưa ra là rõ ràng, chứng cứ xác thực, đầy đủ, tội danh được thành lập, Robert Lloyd Schellenberg là chủ phạm.

Robert Lloyd Schellenberg có quyền kháng cáo lên Tòa án cấp cao tỉnh Liêu Ninh trong thời gian 10 ngày, kể từ sau ngày đưa ra phán quyết.

Robert Lloyd Schellenberg năm nay 36 tuổi, hôm thứ Hai bị đeo còng tay đưa ra tòa, nhân viên Đại sứ quán Canada tại Trung Quốc cùng một số phóng viên của Trung Quốc và nước ngoài được phép đến tham dự phiên tòa.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết, Trung Quốc “tùy tiện” xử tội công dân Canada Robert Lloyd Schellenberg khiến Canada vô cùng lo ngại. Ông nói: “Với tư cách là một chính phủ, chúng tôi cảm thấy vô cùng lo ngại; tất cả bạn bè và đồng minh quốc tế của chúng ta đều nên cảm thấy thế.”

Ông còn nói: “Trung Quốc đã tùy ý áp dụng tử hình, trong khi vụ án này là xét xử công dân Canada.”

Phiên tòa công khai hôm thứ Hai là phiên tòa phúc thẩm. Năm 2018, Tòa án Trung cấp thành phố Đại Liên đã đưa ra tuyên án về vụ án này, Robert Lloyd Schellenberg bị xử 15 năm tù, tịch thu tài sản cá nhân 15 nghìn Nhân dân Tệ, sau đó trục xuất khỏi Trung Quốc. Khi đó Đại sứ quan Canada từng cho người đến tham dự phiên tòa, Robert Lloyd Schellenberg không đồng ý với phán quyết và kháng cáo.

Sau đó, Tòa án cấp cao Liêu Ninh lập án thụ lý, xác định thời gian xét xử công khai là ngày 29/12. Ngày 1/12, sau khi Canada bắt giữ Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu, quan hệ giữa Canada và Trung Quốc bị đóng băng, liên tiếp có nhiều công dân Canada tại Trung Quốc bị bắt giữ.

Trong phiên xét xử phúc thẩm vụ án Schellenberger, công tố viên cũng đưa ra bằng chứng cho thấy tòa án sơ thẩm xử quá nhẹ đối với Schellenberg, và sau đó Tòa án cấp cao đã phán quyết và gửi lại để tái thẩm. Vào ngày 14/1, tòa sơ thẩm tuyên bố Sherenberg bị kết án tử hình.

Liệu có liên quan đến vụ án Mạnh Vãn Châu?

Truyền thông Hồng Kông có bài viết tự đề “Trung Quốc – Canada đấu sức, người đàn ông Canada kháng án trở thành án tử! Buôn lậu ma túy đá bị Tóa án Trung cấp Đại Liên tuyên tử hình” để châm biếm sự kiện này. Dư luận phổ biến cho rằng, chính quyền Trung Quốc phúc thẩm vụ án của Schellenberg là có liên quan đến việc Mạnh Vãn Châu sắp bị dẫn độ đến Mỹ, nghi ngờ rằng việc Trung Quốc xử lại vụ án này là có suy xét đến ý đồ chính trị và ngoại giao.

Ông Donald C.Clarke, Giáo sư Luật tại Đại học George Washington cho biết, tại Trung Quốc rất ít gặp trường hợp phúc thẩm, và việc phúc thẩm lại bị tội nặng hơn lại càng hiếm gặp. Ông nói: “Rõ ràng là số phận của Schellenberg không liên quan gì đến việc anh ta có thực sự có tội hay không.”

Hôm thứ Hai, tờ New York Times đưa tin, sự phát triển của vụ án này khiến cho xung đột giữa Trung Quốc và Canada lên đỉnh điểm. Một người thân của Schellenberg chia sẻ với New York Times, họ lo lắng Schellenberg trở thành quân cờ để Trung Quốc mặc cả việc Canada thả Mạnh Vãn Châu.

Luật sư bào chữa: Phán quyết sơ thẩm không loại trừ nhiều nghi ngờ quan trọng

Theo cáo buộc của phía kiểm sát Trung Quốc, Schellenberg được người khác chỉ dắt, ngày 19/11/2014 đến Đại Liên, có ý đồ đem 222,035 kg Methamphetamine (còn gọi là ma túy đá) vận chuyển qua đường biển từ Đại Liên đến Úc. Được sự giúp đỡ của một kẻ buôn ma túy người Trung Quốc có tến Hứa Thanh (Xu Qing), hai người đã mua săm lốp xe và công cụ để chuẩn bị giấu ma túy nhằm buôn lậu qua biên giới.

Tại tòa án, Schellenberg cho biết, anh ta được một người bạn giới thiệu nên đã quen biết Hứa Thanh, vì thế mà vô ý bị cuốn vào vụ án của tập đoàn buôn lậu ma túy quốc tế. Schellenberg còn chỉ trích Hứa Thanh đã nói dối.

Luật sư biện hộ của Schellenberg là ông Trương Đông Thạc từng chỉ ra, tòa án sơ thẩm không loại bỏ nhiều nghi ngờ lớn, những nghi ngờ này thuộc về nhận định cho rằng sự thực không rõ ràng, chứng cứ không đầy đủ, và chỉ ra  Schellenberg chưa bắt tay vào thực thi buôn lậu ma túy, nên yêu cầu phán quyết trục xuất khỏi Trung Quốc. Ông cũng nhấn mạnh, không loại trừ Hứa Thanh có thân phận là nhân viên mật vụ của công an, và yêu cầu Hứa Thanh ra làm chứng.

Được biết, kẻ phạm tội chính trong vụ án của Schellenberg là Kaim, Stephen và người đàn ông họ Chu đều đã chạy trốn, còn nhân chứng quan trọng là Hứa Thanh (là người báo cảnh sát và tận mắt chứng kiến) lại không có mặt tại tòa.

Trí Đạt

Xem thêm: