Quý 4 năm 2018, vụ “tàng hình” bí ẩn tại Trung Quốc của ông Mạnh Hồng Vĩ, Chủ tịch Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) đồng thời là Thứ trưởng Bộ Công an của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã gây làn sóng quan tâm quốc tế. Vài ngày sau, giới ĐCSTQ thông báo quan chức này đang bị điều tra, nhưng không cho biết nơi giam giữ. Thực tế, ở Trung Quốc Đại lục, cho dù bạn là một quan chức, một doanh nhân hay một ngôi sao màn bạc, đều có thể bị bắt giữ bí mật bất cứ lúc nào.

p2283551a870521374
Một số nhân vật có tiếng từng “mất tích” tại Trung Quốc. Từ trái qua: Mạnh Hồng Vĩ – cựu Chủ tịch Interpol; Phạm Băng Băng – ngôi sao điện ảnh Hoa ngữ; Tiêu Kiến Hoa – doanh nhân Trung Quốc; Ngô Tiểu Huy – doanh nhân Trung Quốc, cháu rể ông Đặng Tiểu Bình (Ảnh tổng hợp)

Nhận định của truyền thông tự do về chuyện “tàng hình” ở Trung Quốc

Ngày 15/102/2018, trên Twitter của Nhật báo Phố Wall (WSJ) Mỹ viết: “Từ trùm tư bản Tiêu Kiến Hoa (Xiao Jianhua), nữ diễn viên Phạm Băng Băng, đến Chủ tịch Interpol Mạnh Hồng Vĩ đều trải qua việc bị biến mất không rõ ràng, bất kể giàu có, danh tiếng và quyền lực như thế nào… Hiện tượng này truyền tải một thông điệp: Dù bạn là ai, Đảng lúc nào cũng có thể bắt bạn.”

Trước đó, ngày 08/10, Nhật báo Triều Tiên (Chosun Ilbo) tại Hàn Quốc nhận xét rằng trường hợp biến mất của Mạnh Hồng Vĩ và Phạm Băng Băng có chung kịch bản là từ bất ngờ bị biến mất đến bị cơ quan chức năng điều tra, và nhà cầm quyền  từ chối bình luận. Chosun Ilbo tiếng Trung chia sẻ ý kiến của Tiến sĩ Chu Minh (Zhu Ming) nhà bình luận thời sự tại New York rằng, những trường hợp bị ĐCSTQ làm cho “mất tích” này có ngôi sao điện ảnh, ông trùm tư bản, và thậm chí quan chức cấp cao, điều này là tín hiệu khủng bố đáng sợ đối với tất cả mọi người dân, gây tâm lý hoang mang trong xã hội.

Quan điểm này trước đó (hồi tháng 9/2018) cũng được ông Hồng Hoàng (Hong Huang), nhà bình luận và doanh nhân trong ngành xuất bản tại Mỹ trả lời tờ New York Times: “Vì khi mọi người không biết rõ những gì đang xảy ra thì tâm lý sẽ căng thẳng hơn”.

Một tờ báo lớn khác tại Hàn Quốc là Nhật báo Đông Á (Dong-a Ilbo) nhận định rằng, trong xã hội văn minh, khi bắt giữ một người thì cơ quan quyền lực phải thông báo cho gia đình người bị bắt và bảo đảm quyền mời luật sư của người bị bắt, đây là nhân quyền cơ bản nhất. Nhưng ở Trung Quốc Đại lục, quyền cơ bản này dường như vắng bóng. Có thể nói, dưới chế độ cộng sản tại Trung Quốc, kiểu mất tích khủng bố này đã trở thành phổ biến, bao gồm tất cả các nhóm người khác nhau trong xã hội như người bất đồng chính kiến, các nhóm tôn giáo, nhà hoạt động nhân quyền, người nổi tiếng, các quan chức và doanh nhân.

Điểm lại diễn biến những vụ việc gần đây

Vào đầu tháng 10/2018, nhiều hãng truyền thông quốc tế đưa tin Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc và Chủ tịch Interpol Mạnh Hồng Vĩ sau khi từ Pháp về Trung Quốc Đại lục đã mất tích không rõ nguyên nhân. Sau đó, cơ quan chức năng ĐCSTQ thông báo quan chức này chính thức bị điều tra, nhưng nơi giam giữ ở đâu thì thế giới bên ngoài không được phép biết đến.

Cùng lúc sự kiện biến mất của Mạnh Hồng Vĩ, ngôi sao điện ảnh Trung Quốc Phạm Băng Băng dính bê bối trốn thuế bị chính quyền ĐCSTQ làm “biến mất” hơn ba tháng, đến 15/10 mới xuất hiện trở lại tại sân bay Bắc Kinh và sau đó đã công khai xin lỗi người hâm mộ trên trang Weibo cá nhân, cô thừa nhận trốn thuế và nhấn mạnh thêm “cảm tạ chính sách tốt của Đảng”.

Sự kiện đáng chú ý nữa là vụ “tàng hình” của ông trùm tư bản Trung Quốc Tiêu Kiến Hoa trong chuyến thăm Hồng Kông vào tháng 01/2017, cho đến nay đã gần hai năm trôi qua nhưng Tiêu Kiến Hoa vẫn “tàng hình” không rõ sống chết ra sao. Mặc dù dư luận hiểu rằng Tiêu Kiến Hoa là kẻ làm nhiều chuyện xấu, nhưng giới chức ĐCSTQ không công bố ông ta bị tội gì.

Ngoài ra trong vụ án Chủ tịch Ngô Tiểu Huy (Wu Xiaohui) của Tập đoàn Bảo hiểm An Bang (Anbang Insurance Group), quan chức doanh nhân này cũng đã bị ĐCSTQ cho “tàng hình” vài tháng.

Thanh Vân

Xem thêm: