Ngày 7/11, Hội nghị Internet thế giới lần thứ 5 đã khai mạc tại Ô Trấn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Tại đây, Công ty sở hữu công cụ tìm kiếm Sogou  tại Trung Quốc Đại lục và Tân Hoa Xã đã công bố người dẫn chương trình do trí tuệ nhân tạo tạo ra đầu tiên trên thế giới, khiến dư luận bàn tán sôi nổi.

trí tuệ nhân tạo
Người dẫn chương trình do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra này mô phỏng nguyên hình từ biểu cảm khuôn mặt, đặc trưng giọng nói, v.v. của người dẫn chương trình Zhang Zhao (Trương Chiêu) của Tân Hoa Xã (Ảnh chụp màn hình Youtube)

Người dẫn chương trình do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra này mô phỏng nguyên hình từ biểu cảm khuôn mặt, đặc trưng giọng nói, v.v. của người dẫn chương trình Zhang Zhao (Trương Chiêu) của Tân Hoa Xã, sau khi nhập vào văn bản, robot dẫn chương trình này có thể mô phỏng để phát tin liên tục 24 giờ. Được biết, robot dẫn chương trình này sẽ được dùng để phát các chương trình tin tức của Tân Hoa Xã trên mạng xã hội bằng Wechat và Weibo tiếng Anh, tiếng Trung.

Bởi vì người dẫn chương trình là do trí tuệ nhân tạo mô phỏng tạo ra, ngoài biểu cảm gượng gạo không giống người thật ra, tin tức được đọc lên cũng lại lạnh nhạt. Giáo sư Michael Wooldridge tại Đại học Oxford nói trong một cuộc phỏng vấn với BBC rằng, ông cảm thấy khán giả muốn xem liên tục mấy phút là rất khó, bởi vì toàn bộ video trôi qua đều bình bình, không có tiết tấu, nhấn trọng điểm, trầm bổng, ngừng ngắt của người thật.

Còn một phương diện khác, người dẫn chương trình tin tức truyền thống là nhân vật của công chúng có độ tín nhiệm cao, cũng tức là một tài sản của nhà đài. “Nếu như chỉ là để khán giả xem ảnh động, họ sẽ hoàn toàn mất liên hệ với người dẫn chương trình”, Giáo sư Michael Wooldridge nói.

Người dẫn chương trình truyền thống ngoài vẻ ngoài ưa nhìn, giọng nói hay ra, còn phải có hình tượng công chúng tốt; đương nhiên, người dẫn chương trình tin tức vẫn sẽ có khuyết điểm, ngoài việc đọc sai chữ, quên từ, thì quan điểm cá nhân và tác phong trong cuộc sống cũng sẽ khởi tác dụng hình mẫu đối với xã hội.

Có cư dân mạng bình luận nói, người dẫn chương trình của truyền thông Đại lục có quá nhiều lời dị nghị xấu, chính quyền Trung Quốc chỉ đành đưa ra người dẫn chương trình giả, ít nhất có thể tránh được vấn đề về tác phong trong cuộc sống. Từ năm 2014 đến nay, nhiều kênh truyền thông ngoài Trung Quốc đã phơi bày việc người dẫn chương trình của Đài truyền hình Trung ương (CCTV) trở thành “hậu cung” của các quan chức cấp cao, không chỉ có nhiều nữ MC, ngay cả nam giới cũng không ngoại lệ. Hiện nay, vụ việc người dẫn chương trình của CCTV là Chu Quân quấy rối tình dục nữ thực tập sinh vẫn chưa có hồi kết.

Cư dân mạng bên ngoài Trung Quốc cũng chỉ ra nguy hiểm mà người dẫn chương trình bằng AI của truyền thông nhà nước được ứng dụng. Trang web Intelligencer bình luận cho biết, người dẫn chương trình bằng AI của Trung Quốc tồn tại một rủi ro lớn: một phát thanh viên tin tức sử dụng trí tuệ nhân tạo, nó dựa vào lập trình nên dường như cái gì nó cũng có thể nói, nhưng chớ quên Tân Hoa Xã là cơ quan truyền thông của đảng Cộng sản Trung Quốc.

“Nếu công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể thực sự tạo được một người dẫn chương trình giống con người khiến người ta tín phục, vậy thì rất hiển nhiên Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ lạm dụng tiềm lực này.”

Vốn công nghệ AI cũng ẩn chứa nguy cơ tin tức giả, hiện tại công nghệ có thể thay đổi gương mặt, dùng hình tượng “người nổi tiếng” để truyền tin tức giả càng dễ dàng hơn. Có cư dân mạng chỉ ra, loại công nghệ này dùng trí tuệ nhân tạo phức tạp có thể biến “người nổi tiếng” mà nhiều người biết trở thành con rối, đạt được mục đích dùng tin giả để làm rối loạn sự thật, sau này không chỉ những thông tin trên mạng, ngay cả những thông tin từ truyền thông nhà nước cũng phải cận thận hơn.

Dư luận cho rằng, cùng với việc công nghệ AI được sử dụng trong lĩnh vực truyền thông, mặc dù có thể nâng cao hiệu quả ở một vài phương diện, nhưng rõ ràng máy móc không có tình cảm của con người, phản ứng cũng không giống người thật, lại thêm nguy cơ đạo đức đằng sau, muốn thay thế hòa toàn người dẫn chương trình truyền thông thì e là rất khó.

Cũng có nhiều người lo lắng, công nghệ AI này đi quá cao, không thể tiếp tục phát triển. Giáo sư danh dự Noel Sharkey nghiên cứu về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và robot thuộc Đại học Sheffield (Anh Quốc) cho biết, mặc dù dùng AI thay người dẫn chương trình có thể cải thiện liên tục, nhưng vấn đề là cách làm này bản thân nó khiến người ta nhàm chán.

Được biết, trí tuệ nhân tạo đã được Hãng tin AP Mỹ ứng dụng để viết các câu chuyện tự động, một số hãng truyền thông đã thử sử dụng robot trí tuệ nhân tạo để phát sóng các sự kiện thể thao. Thử nghĩ, nếu dùng AI có thể duyệt các tin tức từ Twitter, tìm được nguồn gốc của tin và nhanh chóng biến nó thành chữ viết, vậy thì kênh thông tin của con người sẽ bị robot kiểm soát, vậy chúng ta có nên lo lắng vì điều này?

Huệ Anh

Xem thêm: