Gần đây, truyền thông nhà nước Trung Quốc đăng một bài viết dài cả chục ngàn chữ, trong đó có nhiều câu khiến giới quan sát suy đoán ông Tập Cận Bình có thể tiếp tục kéo dài nhiệm kỳ làm lãnh đạo.

Embed from Getty Images

Ngày 16/11 vừa qua, Tân Hoa Xã đăng một bài viết dài đặc biệt miêu tả về ông Tập Cận Bình, qua đó định vị cho ông Tập 8 danh hiệu, bao gồm: “Người cầm lái”, “Tổng công trình sư”… Trong đó chú ý vấn đề ông Tập chống tham nhũng mạnh mẽ, đã hạ bệ những “hổ to” cấp quốc gia như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, Tôn Chính Tài, Lệnh Kế Hoạch.

Cuối cùng bài viết nhắc đến “hai bước đi” của ông Tập, bước thứ nhất là đến năm 2035 về cơ bản hoàn thành hiện đại hóa, theo đó cho rằng “Tập Cận Bình sẽ đưa Trung Quốc hoàn thành ‘nền tảng hiện đại hóa’ trước thời hạn”. Quan điểm này khiến giới quan sát chú ý.

Minh Báo (Hồng Kông) chỉ ra rằng, câu nói “Tập Cận Bình sẽ đưa Trung Quốc hoàn thành ‘nền tảng hiện đại hóa’ trước thời hạn” khiến người ta không khỏi suy đoán ông Tập Cận Bình sẽ kéo dài nhiệm kỳ.

Hãng tin AFP (Pháp) cũng nhận định, theo quy định không chính thức, nhiệm kỳ Tổng Bí thư ĐCSTQ không quá 10 năm, theo thông lệ thì đến đầu nhiệm kỳ thứ hai là phải biết rõ ai sẽ lên thay trong nhiệm kỳ sau. Nhưng quy tắc này dường như đã bị ông Tập Cận Bình thay đổi.

Trước hết phải kể đến việc quan to phe cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân là ông Tôn Chính Tài “ngã ngựa” ngay trước thềm Đại hội 19. Tiếp đó nhân vật được cựu lãnh đạo Hồ Cẩm Đào chỉ định cách khóa là ông Hồ Xuân Hoa thì lại không được vào Ban Thường vụ Đại hội 19. Cuối cùng ngay cả ông Trần Mẫn Nhĩ, người được cho là thân tín của ông Tập Cận Bình cũng không thể vào Ban Thường vụ. Vì thế nhiều nhà quan sát cho rằng, việc không xuất hiện người tiếp quản quyền lực tại Đại hội 19 là vì ông Tập Cận Bình đang âm thầm ý đồ muốn làm lãnh tụ trọn đời.

Tuyết Mai

Xem thêm: