Chính sách ngoại giao “sói chiến” và hành vi vu oan giá họa ngày càng leo thang của ĐCSTQ chỉ khiến cộng đồng quốc tế thêm phẫn nộ và đáp trả. Ngày 13/5, tờ báo kinh tế và thương mại lớn nhất ở Đức là Handelsblatt đã công bố bài nhận định cho rằng việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) áp dụng chính sách ngoại giao hiếu chiến chỉ tự hại mình, bài viết đã điểm qua một số vấn đề ngoại giao “sói chiến” của ĐCSTQ cùng hậu quả gây ra.

Truyền thông Đức: Ngoại giao “sói chiến” của ĐCSTQ chỉ làm hại chính mình
Từ trái qua: Cảnh Sảng, Hoa Xuân Oánh và Triệu Lập Kiên.

Theo bài viết, trong ví von giới quan chức ngoại giao của ĐCSTQ là “sói chiến” có liên quan đến hai bộ phim hành động được phát hành tại Trung Quốc vào năm 2015 và 2017, bộ phim diễn tả người Trung Quốc đã chiến đấu anh dũng chống lại các lực lượng nước ngoài để bảo vệ đất nước họ. Những bộ phim này chứa đầy cái gọi là “tinh thần yêu nước”. Cuộc chiến quân sự trên phim ảnh này cũng được các nhà ngoại giao Trung Quốc học theo: cùng với tăng cường các hành động xâm lược gây hấn, họ không ngừng phát động tấn công các nước khác.

Bài viết chỉ ra kể từ năm 2012/2013, khi ông Tập Cận Bình nhậm chức lãnh đạo Đảng và Chính phủ thì chính sách đối ngoại của ĐCSTQ cũng thay đổi, nhưng có lẽ trong thời kỳ khủng hoảng vì đại dịch viêm phổi Vũ Hán do virus corona mới (còn gọi là virus Trung Cộng) thì chính sách đối ngoại này của ĐCSTQ trở nên hung hăng hơn bao giờ hết.

Bài viết liệt kê nhiều ví dụ như gần đây, sau khi Úc yêu cầu điều tra độc lập về nguồn gốc của virus thì ĐCSTQ đã đình chỉ nhập khẩu thịt từ Úc. Đại sứ Trung Quốc tại Úc cũng công khai đe dọa tẩy chay các sản phẩm của Úc, trong khi Trung Quốc là đối tác thương mại chính của Úc.

Hồi tháng Tư, Đại sứ Trung Quốc tại Pháp đã đăng bài trên trang web của cơ quan ngoại giao, trong đó có nhà ngoại giao giấu tên chỉ ra rằng người già tại các viện dưỡng lão ở Pháp không được chăm sóc.

Hồi tháng Ba, một phát ngôn viên của Chính phủ ĐCSTQ đã đưa ra tuyên bố vô căn cứ rằng virus viêm phổi Vũ Hán do quân đội Mỹ đưa vào Trung Quốc.

Ngay cả Đức – đối tác thương mại quan trọng nhất của Trung Quốc ở châu Âu, cũng bị ĐCSTQ phát động tấn công dữ dội. Khi Đức thảo luận về việc liệu có nên cho Huawei Trung Quốc tham gia mạng 5G hay không, đại sứ Trung Quốc tại Berlin đã công khai đe dọa tẩy chay việc bán xe của Đức ở Trung Quốc.

Có thể nói danh sách những vụ việc tương tự không ngừng diễn ra.

Thương báo Hồng Kông (Hkcd) chỉ ra rằng loại ngoại giao “sói chiến” này của ĐCSTQ được giới truyền thông nhà nước Trung Quốc ca ngợi để đánh lạc hướng công dân Trung Quốc hạn chế tập trung vào tình hình trong nước. Cách làm này không chỉ khiến nhiều nhà ngoại giao ĐCSTQ ở nước ngoài thất vọng mà còn làm tổn thương tình cảm của các nước đang cố gắng giữ mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc.

Việc chính quyền Bắc Kinh không ngăn chặn loại ngoại giao sói chiến này cho thấy có sự đồng thuận trong giới quan chức cấp cao. Điều này cũng khiến khả năng quan hệ giữa Trung Quốc và châu Âu trong tương lai càng trở nên xấu hơn.

Bài báo tuyên bố rằng kể từ sự cố Huawei, chính quyền Bắc Kinh nên sớm nhận rõ các hành vi cực đoan quá mức sẽ gây tổn hại cho lợi ích của chính họ. Khi thảo luận về quá trình phê duyệt sự tham gia của Huawei vào việc xây dựng 5G thì bầu không khí ngày càng trở nên căng thẳng, nhưng cách can thiệp và đe dọa của Bắc Kinh chắc chắn không giúp Huawei được tín nhiệm.

Những năm gần đây quan hệ Trung Quốc và châu Âu đã có những thay đổi lớn. ĐCSTQ ngày càng trở nên tự phụ hơn, còn châu Âu đã dần từ bỏ ý tưởng ngây thơ rằng một ngày nào đó Trung Quốc sẽ trở thành một nước kinh tế thị trường dân chủ và tự do.

Nhưng bài viết chỉ ra ĐCSTQ phải hiểu một điều: tình hình của Trung Quốc sẽ khó khăn hơn khi ác cảm của công chúng và giới chính trị gia đối với ĐCSTQ ngày càng cao, vì thái độ hung hăng đe dọa và vu khống tùy tiện của ĐCSTQ chỉ làm suy yếu lòng tin. Tại Mỹ, tỷ lệ mức thiện cảm của công chúng đối với ĐCSTQ đã xuống đến mức thấp nhất trong lịch sử, tại châu Âu tình hình tương tự cũng đang gia tăng.

Bài viết chỉ rõ, hiện nay nhiều nước, chẳng hạn như nước Đức, vẫn e ngại chỉ trích ĐCSTQ, vì Đức cần thiết bị phòng hộ sản xuất tại Trung Quốc. Tuy nhiên, kiểu chính sách đối nội đàn áp và chính sách đối ngoại ngày càng hung hăng của ĐCSTQ sẽ chỉ tự bôi nhọ vào hình ảnh quốc tế của họ.

Dư Bình (theo Epoch Times)

Xem thêm: