Truyền thông ĐCSTQ gần đây liên tiếp sử dụng các loại chiêu thuật để bôi nhọ và vu khống, kích động sự thù hận của công chúng Đại Lục đối với người biểu tình Hồng Kông.

dai hoc trung van
Sinh viên bị cảnh sát trấn áp hôm 12/11 khi cảnh sát bắn hơi cay vào Đại học Trung văn Hồng Kông.

Vu khống người biểu tình được trả thù lao

Trong chiến dịch “tam bãi” (bãi công, bãi thị, bãi khóa) của người Hồng Kông vài ngày qua, cảnh sát đã điên cuồng đàn áp bằng hơi cay, súng bắn nước.. trong đó kịch liệt nhất là tại Đại học Trung văn. Nhưng truyền thông của ĐCSTQ lại bôi nhọ người biểu tình và cố tình ngụy tạo bầu không khí khủng bố.

Vào sáng ngày 11/11, cảnh sát Hồng Kông đã nổ súng bắn vào bụng một sinh viên 21 tuổi tay không tấc sắt, khiến sinh viên này đã có lúc tưởng như mất mạng. Tuy nhiên trang WeChat “Kiếm Trường An” của Ban Chính pháp ĐCSTQ lại đăng phát ngôn đầy kích động: “Lúc này không dùng súng thì lúc nào?”.

Sau đó, vào ngày 13/11, trang “Kiếm Trường An” lại tung ra danh sách “Bảng thù lao cho du côn” nhằm bôi nhọ những người biểu tình là vì cám dỗ của đồng tiền, theo đó cho biết người giết chết một cảnh sát được thưởng số tiền tối đa là 20 triệu tệ.

Bài viết liệt kê những mức thù lao dành cho người biểu tình theo tình huống và hành động khác nhau:

  • 20 triệu: là chương trình “tuyển tử sĩ”. Tử sĩ là người thực hiện một loạt các nhiệm vụ cực đoan bao gồm giết cảnh sát, đóng giả cảnh sát để giết người nhằm vu oan giá họa cho cảnh sát, đốt phá.
  • 5 triệu: là tiền cho thành viên nòng cốt “vũ dũng”, làm việc tuyển dụng những người trẻ cực đoan tham gia tổ chức.
  • 30.000: thù lao dành cho “tiểu côn đồ” 13  tuổi sau khi đã tham gia trong vài vụ bạo loạn.
  • 15.000: thù lao mỗi ngày cho những người tham gia hoạt động bạo lực sau khi Chính phủ công bố Luật cấm Mặt nạ.
  • 500 đến 5000: là thù lao cho học sinh phổ thông tham gia vào các cuộc bạo loạn, thù lao cho nữ giới cao hơn nam giới.

Sau khi cơ quan chức năng ĐCSTQ công bố bảng giá này, nhiều người đã chất vấn ĐCSTQ đã bịa đặt “quá giả tạo, quá phóng đại”, thậm chí cư dân mạng Đại Lục cũng cười nhạo.

Một số cư dân mạng chia sẻ: “Gì mà cao vậy, không phải sự thật.” “Vô lý, nếu thực sự là vì tiền thì ĐCSTQ và Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã không phải khổ sở cả 5 tháng qua. Ngoài ra, xin vui lòng cho biết làm thế nào để đăng ký nhận tiền?” “Rất khó tin, nếu biết rõ vậy thì tại sao cảnh sát không thể tìm được nguồn gốc tiền và người liên quan?”…

Ngoài ra, kể từ sau khi bùng nổ chiến dịch biểu tình chống Dự luật Dẫn độ, số vụ “tự sát” nhanh chóng tăng vọt, trong đó nhiều vụ đầy nghi ngờ và nguyên nhân không rõ ràng, tiêu biểu như cái chết ly kỳ của thiếu nữ 15 tuổi Trần Ngạn Lâm, sinh viên Châu Tử Lạc nhảy lầu…

Có học giả đã thống kê chỉ ra, từ tháng 6-10 đã xảy ra hơn 100 vụ “tự sát”, nhiều người trong số họ là những người trẻ tuổi. Nhưng cho đến nay chưa từng có tin tức nào cho thấy có cảnh sát bị giết hại.

“Côn đồ” áo đen tấn công xe buýt trường mẫu giáo

Gần đây Hồng Kông nổ ra các cuộc đụng độ dữ dội hơn tại nhiều khu vực và trường đại học. Ngày 11 và 12/11, các hãng truyền thông lớn của ĐCSTQ như Thời báo Hoàn Cầu, CCTV… lại chỉ trích người biểu tình Hồng Kông là “côn đồ”, kích động lòng dân căm thù của công chúng đối với những người biểu tình Hồng Kông.

Ví dụ vào ngày 12, Thời báo Hoàn Cầu đưa tin, hôm 11 trên internet lên cơn sốt chia sẻ hình ảnh gây chấn động toàn Hồng Kông: ngọn lửa rực cháy ở phía trước một chiếc xe buýt màu vàng chở học sinh tại Hồng Kông. Vào buổi chiều, trong họp báo cảnh sát xác nhận rằng có một tên côn đồ ném bom xăng trước xe buýt của trường học, tình hình rất nguy hiểm. Các bé học mẫu giáo cho biết “một nhóm người biểu tình lao tới và đập vỡ cửa sổ xe buýt trường học.”

Trong khi vụ việc chưa được xác thực, tờ Sin Chew của Malaysia cho đăng lại thông tin của Thời báo Hoàn Cầu, gây tranh luận sôi nổi trong cư dân mạng. Vì thế có người đã trực tiếp liên lạc với trường mẫu giáo và nhận được trả lời là “không có vấn đề này.”

Sau đó, trên trang Facebook, tờ báo đã xin lỗi độc giả vì sơ suất, cho biết sau khi tìm hiểu đã được phía cảnh sát Hồng Kông xác nhận vấn đề “có lửa cháy trước xe buýt”, nhưng không khẳng định vấn đề “xe buýt bị người biểu tình tấn công”.

【星洲网道歉与澄清】香港校车险遭燃烧事件。星洲脸书於11月13日刊载一则“暴徒丢汽油弹在校车前,小朋友命悬一线”贴文,经查证香港警方仅证实“汽油弹在校巴前着火”,但並没有说明“幼儿园校车被示威者攻击”。星洲网已在当天即时纠正与澄清事件始末,现就有关疏忽向读者致歉。事件始末:https://www.sinchew.com.my/content/content_2145975.html

Posted by 马来西亚星洲日报 Malaysia Sin Chew Daily on Wednesday, November 13, 2019

Phóng viên của Sin Chew cũng tìm đến trang Facebook của trường mẫu giáo này và không thấy đề cập về sự cố trên.

Ngoài ra khi tìm hiểu hoạt động đưa tin của các tổ chức truyền thông không cũng không thấy bất kỳ thông tin nào về vụ việc.

Nhiều thông tin xuyên tạc trên Thời báo Hoàn Cầu

Kể từ ngày 11/11, cảnh sát đã liên tục tấn công vào Đại học Trung văn, đã bắn hơn cả ngàn quả bom hơi cay vào khuôn viên trường. Trong cảnh sinh viên Hồng Kông tính mạng bị đe dọa, ĐCSTQ lại bận rộn cho di tản sinh viên Đại Lục ra khỏi Hồng Kông để tạo hiệu ứng dư luận.

Tối ngày 12/11, có thông tin về việc Văn phòng Liên lạc Hồng Kông của ĐCSTQ cho sơ tán khẩn cấp các sinh viên Đại Lục. Thông tin liên quan cũng được đăng trên WeChat của Trung ương Đoàn Thanh niên ĐCSTQ. Cảnh sát Hồng Kông đã triển khai một số tàu cảnh sát biển để hỗ trợ sinh viên Đại Lục trong khuôn viên trường Đại học Trung văn di tản.

Một số cư dân mạng đã mô tả chuyện chính quyền ĐCSTQ “sơ tán” người trên chính lãnh thổ của họ là một trò hề trước quốc tế.

Anh Dư Đồng Học người Đại Lục đang nghiên cứu thạc sĩ tại Hồng Kông chia sẻ trên tờ Apple rằng, giới truyền thông Đại Lục đã đưa tin quá phóng đại, ví dụ chuyện cho rằng sinh viên Đại Lục sợ bị sinh viên bản địa Hồng Kông tấn công, nhưng thực tế chưa từng xảy ra chuyện này.

Thời báo Hoàn Cầu cũng khen ngợi nhà lập pháp Hà Quân Nghiêu (Junius Ho) mạo hiểm đi tham gia cứu trợ tại tiền tuyến. Nhưng ông Hà Quân Nghiêu cho biết đêm đó chỉ ở nhà hỗ trợ công tác liên lạc trong hoạt động di tản sinh viên Đại Lục tại Đại học Trung văn, hoàn toàn không có gì “mạo hiểm”.

Bên cạnh đó, Thời báo Hoàn Cầu cũng cho nữ phóng viên Bạch Vân Di (Bai Yunyi) đến Hồng Kông vào đêm ngày 12 tường trình lại quá trình hỗ trợ di tản sinh viên Đại Lục, nữ phóng viên này diễn tả khuôn viên trường Đại học Trung văn đang trong biển lửa, giống như thời chiến Syria, kể rằng những người mang đồ đen không chỉ đập phá khắp nơi mà còn đe dọa cảnh sát, nếu không đồng ý với yêu cầu của họ thì họ sẽ làm nổ tung khuôn viên trường và đốt cháy khắp ngọn núi. Một số lượng lớn sinh viên Đại Lục bị mắc kẹt trong khuôn viên của Đại học Trung văn Hồng Kông. Cô này mô tả quá trình giúp một nữ sinh Đại Lục chạy trốn vô cùng gian khổ.

Tường thuật nêu trên đã bị sinh viên Đại Lục tại Đại học Trung văn Hồng Kông phản bác. Trong WeChat, một sinh viên Đại Lục cho biết, “Chúng tôi ở trong nhà, không thể an toàn hơn được nữa, truyền thông không đáng tin cậy, thực tế tình trạng trường học không có nghiêm trọng như vậy, thông tin tường thuật của phóng viên quá phóng đại.”

Sinh viên Đại Lục này cho  biết, không có chuyện toàn bộ sinh viên Đại Lục di tản, cũng không cần thiết phải như vậy, có xảy ra số lượng lớn sinh viên rời đi là vì nhiều nhà ăn đóng cửa, không có gì để ăn.

Theo ảnh chụp màn hình được sinh viên Đại Lục này chia sẻ trên WeChat cho thấy, sinh viên đã yêu cầu nữ phóng viên đến Hồng Kông đưa tin này rút lại bài đăng trên Thời báo Hoàn Cầu, vì diễn tả khoa trương như thế sẽ gây không khí hoang mang. Sau đó, một số sinh viên Đại Lục theo dõi cũng chia sẻ yêu cầu rút bản thảo, cho biết phải chống truyền thông vô đạo đức, bảo vệ sự thật.

Một thông điệp của sinh viên Đại Lục cho biết, rút bản thảo không có gì mâu thuẫn với giúp đỡ sinh viên, không phải tất cả mọi người (chỉ sinh viên Đại Lục tại Đại học Trung văn) đều chọn bỏ đi, nhưng Thời báo Hoàn Cầu chỉ đưa một góc bối cảnh, kích động cảm xúc, gây tâm lý hoảng loạn và ảnh hưởng xấu đối với người theo dõi.

Một sinh viên Đại Lục khác đã chất vấn Thời báo Hoàn Cầu: “Tại sao không đưa tin trường học đã luôn phối hợp sắp xếp? Tại sao không đưa tin hoạt động tình nguyện vô tư? Tại sao không đưa tin sự chăm sóc và giúp đỡ của nhiều sinh viên Hồng Kông? Tại sao không đưa tin sự quan tâm của nhân viên phục vụ trong trường? Làm truyền thông không nên chỉ tranh công lĩnh thưởng và kích động xung đột, vui lòng rút lại thông tin méo mó, đây không phải là điều mà truyền thông chính nghĩa nên làm.”

Cable tivi Hồng Kông cũng đã phỏng vấn một số sinh viên của Đại học Trung văn, họ đã chỉ trích Thời báo Hoàn Cầu đưa tin không đúng thực tế.

Sinh viên Đại Lục có biệt danh “A Thi” cho biết: Họ (Thời báo Hoàn Cầu) cố tình phóng đại tình hình. Thông tin gợi kích động cảm xúc, khiến độc giả Đại Lục cảm thấy rằng Hồng Kông toàn là côn đồ, và như vậy Hồng Kông không đáng trân trọng. Tôi đã thất vọng đến cùng cực!

Quách Đồng Học (biệt danh) cho biết, tất cả các sinh viên Đại Lục mà cô biết đều chửi rủa nữ phóng viên kia: “So với chút giúp đỡ nhỏ mà cô ta dành cho chúng tôi thì sự tổn hại từ thông tin của cô ấy đối với chúng tôi còn lớn hơn nhiều. Cô ta đã làm tổn hại đến danh tiếng của Đại học Trung văn, làm tổn thương các sinh viên Đại Lục. Cách đưa tin của cô ta gây kích động chia rẽ lớn giữa sinh viên Đại Lục và sinh viên bản địa Hồng Kông. Phải gọi là cô ta đã ngậm máu phun người. Cô ta đã làm sinh viên Đại Lục vào hoàn cảnh khó xử hơn.”

Điều mà Quách Đồng Học lo lắng hơn là thông tin do truyền thông của ĐCSTQ đưa tin sẽ ảnh hưởng đến cảm quan của người Đại Lục đối với người biểu tình Hồng Kông, đặc biệt là cha mẹ và người thân của họ ở Đại Lục.

Tuyết Mai

Xem thêm: