Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xây dựng chính quyền, dường như các nơi trên khắp Trung Quốc Đại Lục đều trong trạng thái “thời chiến” hoặc “sắp khai chiến”. Tờ Epoch Times tại (Mỹ) đã chia sẻ công văn mật đặc biệt của Ủy ban An ninh Quốc gia tỉnh Sơn Tây, theo đó, bắt đầu từ tháng 9, tỉnh Sơn Tây bước vào “trạng thái chuẩn bị chiến tranh”.

van ban 150
Công văn cơ mật đặc biệt của Ủy ban An ninh Quốc gia tỉnh Sơn Tây ban hành ngày 2/9/2019.  (Nguồn: Epoch Times)

Công văn mật của tỉnh Sơn Tây

Ngày 1/10 là kỷ niệm 70 năm ĐCSTQ cướp được chính quyền, đồng thời trong tháng Mười này cũng triển khai Hội nghị Trung ương lần 4 Khóa 19 của ĐCSTQ (đã bị trì hoãn quá lâu). Trong dịp này, ĐCSTQ sẽ tổ chức diễu hành quân sự và các hoạt động khác tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Các Ủy viên Trung ương của ĐCSTQ cũng sẽ đến Bắc Kinh để tham dự Hội nghị Trung ương 4 Khóa 19. ĐCSTQ sẽ tập trung toàn lực như chuẩn bị ứng phó đại thù để đảm bảo an ninh cho các hoạt động.

Theo tờ Epoch Times (Mỹ) cho biết, họ nhận được một công văn cơ mật, loại đặc biệt của Văn phòng Ủy ban An ninh Quốc gia tỉnh Sơn Tây ra ngày 2/9/2019. Công văn cho biết, tỉnh Sơn Tây là lá chắn bên cạnh quan trọng bảo vệ thủ đô Bắc Kinh, bắt đầu từ tháng Chín các ban ngành trong toàn tỉnh bước vào “trạng thái chuẩn bị chiến tranh”, phải canh phòng 24/24.

Công văn mật yêu cầu trong dịp Lễ kỷ niệm 70 năm ĐCSTQ xây dựng chính quyền và Hội nghị Trung ương 4 Khóa 19, toàn tỉnh phải đảm bảo “ba đề phòng” và “ba không xảy ra”; cán bộ toàn tỉnh phải “nâng cao lập trường chính trị”, đảm bảo “tư tưởng và hành động được thống nhất với các bố trí quyết sách quan trọng của trung ương”.

Cái gọi là “ba phòng ngừa” là đề cập đến: phòng ngừa bạo động quy mô lớn, phòng ngừa bạo động xuất hiện thường xuyên, phòng ngừa hiệu ứng lây lan bạo động trong nước.

Còn “ba vấn đề không để xảy ra” nghĩa là: không xảy ra mất điện quy mô lớn, không để xảy ra sự cố người tử vong hoặc thao tác nhiệm vụ sai lầm gây vấn đề xấu; không để xảy ra sự cố thiết bị nghiêm trọng.

Công văn mật cũng đề cập đến các rủi ro và khủng hoảng trong nước và quốc tế hiện nay mà ĐCSTQ phải đối mặt: như chiến tranh thương mại Trung-Mỹ, ĐCSTQ bị phương Tây bao vây ngăn chặn, làn sóng chống đối của Hồng Kông có thể lan vào Đại Lục; những vấn đề mâu thuẫn trong nước tích tụ kéo dài đang dần nổi lên, nguy cơ leo thang rủi ro ngày càng rõ ràng.

Công văn chỉ ra, Sơn Tây là tỉnh tiếp giáp Bắc Kinh, là tỉnh lớn về nguồn năng lượng, tôn giáo, và các khu vực trung tâm kém phát triển, nhiều lĩnh vực có xu hướng rủi ro lớn; đặc biệt là các yếu tố như áp lực kinh tế của tỉnh, người dân nợ nần nhiều, vì vậy tỉnh cần nghiêm ngặt ngăn chặn sự cố “thiên nga đen” và “tê giác xám”.

Trên Epoch Times, ông Thạch Thực, nhà bình luận thời sự, cho rằng hiện nay ĐCSTQ không chỉ đứng trước các nguy cơ trong và ngoài nước mà nội bộ quan chức cấp cao ĐCSTQ cũng chia rẽ nghiêm trọng, tranh giành quyền lực khốc liệt chưa bao giờ ngưng làm tăng nguy cơ sụp đổ chế độ như hiện nay. Công văn mật này là xuất phát từ Ủy ban An ninh Quốc gia, còn ĐCSTQ yêu cầu các quan chức “nâng cao lập trường chính trị”, cho thấy có những quan chức không có “lập trường vững vàng”, có xu thế chống lại nhà cầm quyền.

van ban 1
Công văn cơ mật đặc biệt của Ủy ban An ninh Quốc gia Sơn Tây ban hành ngày 2/9/2019.  (Nguồn: Epoch Times)

Thiểm Tây thực hiện lệnh cấm “thời chiến”

Tỉnh Thiểm Tây là nơi tiếp sau Sơn Tây thực hiện “trạng thái chuẩn bị chiến tranh”.

Hôm 4/9 ông Hồ Minh Lãng, Phó Tỉnh trưởng kiêm Giám đốc Công an tỉnh Thiểm Tây ký ban hành “lệnh cấm bia rượu thời chiến” trên toàn tỉnh bắt đầu từ 15/9 – 4/10.

Trong thời gian “Lệnh cấm bia rượu thời chiến”, công chức các ban ngành toàn tỉnh không được dùng bia rượu, bất kể trường hợp hoặc lý do nào. Nếu người vi phạm bị phát hiện sẽ bị truy cứu trách nhiệm cả người vi phạm và lãnh đạo trực tiếp.

Ông Đặng, một người trong ngành truyền thông tại Đại Lục chia sẻ trên Đài Á châu Tự Do cho biết, để  kỷ niệm 70 năm ĐCSTQ xây dựng chính quyền, nội bộ giới chức tỉnh Thiểm Tây nhấn mạnh việc thường xuyên dùng thuật ngữ “thời chiến” nhằm tạo bầu không khí căng thẳng trong xã hội. Gần ngày 1/10 của những năm trước đây cũng có áp lực “duy trì sự ổn định”, nhưng lần này tỉnh Thiểm Tây đặc biệt tỏ ra căng thẳng hơn nhiều, phản ánh thực trạng căng thẳng của ĐCSTQ hiện nay.

Giống chuẩn bị ngăn thảm họa lớn hơn là Lễ chào mừng

Thời điểm cận kề ngày 1/10, khắp ĐCSTQ từ trung ương đến các địa phương cứ như chuẩn bị ứng phó đại thù, công tác an ninh được tăng cường, từ nửa cuối tháng Tám là Bắc Kinh đã bước vào “mô thức 1/10”, quy định không được để dao kéo trên kệ; trước ngày tập luyện duyệt binh 7 – 8/9, Bắc Kinh lại tập trung bắt giữ dân chúng đi kêu oan.

Đồng thời, tại Hội nghị Huy động An ninh cho ngày 1/10 diễn ra hôm 31/8, Bí thư Thành ủy Bắc Kinh Tài Cơ đã yêu cầu công tác an ninh Bắc Kinh “Đảm bảo chu toàn, không chút sơ suất”. Khi Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh đưa tin đã không chỉ đặt bản tin ở vị trí quan trọng trên trang nhất, còn làm nổi rõ phần nhấn mạnh của ông Bí thư Tài Cơ.

Những động thái của giới chức ĐCSTQ khiến nhiều hãng truyền thông quốc tế theo dõi tình hình đã thường nhận định rằng, động thái của ĐCSTQ trước thềm ngày 1/10 hàng năm cứ như “xem nhân dân là kẻ thù”, “không giống như chuẩn bị ngày lễ hội lớn, trái lại giống như chuẩn bị ngăn chặn một thảm họa lớn”.

Lo lắng chiến dịch chống đối tại Hồng Kông lan vào Đại Lục

Có nhà bình luận chính trị chỉ ra, việc tỉnh Thiểm Tây và Sơn Tây nhấn mạnh “lệnh cấm rượu thời chiến” và “trạng thái chiến tranh” cho thấy năm nay giới chức ĐCSTQ cảm nhận áp lực đặc biệt nặng nề trong “duy trì ổn định” ngày 1/10. Dễ hiểu, vì cuộc chiến quy mô lớn chống Dự luật dẫn độ của Hồng Kông kể từ tháng Sáu vừa qua đã khiến ĐCSTQ bị căng thẳng hơn, vì lo lắng xu thế chống đối từ Hồng Kông lan vào Trung Quốc Đại Lục.

Năm nay là năm kỷ niệm tròn 70 năm ĐCSTQ giành lấy chính quyền, nhưng ngay đầu năm nay đã phổ biến tin đồn rằng chế độ độc tài chuyên chế khó có thể vượt qua “giới hạn 70 năm”. Do thời điểm nền độc tài mạnh mẽ nhất toàn cầu là Liên Xô sụp đổ, đế chế cộng sản này chỉ sống được 69 năm; chế độ độc tài của Gaddafi tại Libya và của Saddam Hussein tại Iraq đều bị lật đổ, thời điểm Saddam và Gaddafi bị xử tử đều chỉ 69 tuổi.

Ngoài ra còn một thuyết nữa cũng rất phổ biến từ hồi đầu năm nay là “cửu phùng tất loạn” (cứ đến năm có đuôi số 9 là Trung Quốc lại xảy ra biến cố loạn lạc lớn), do đó cũng khiến ĐCSTQ lo lắng hơn, phòng ngừa tối đa “cuộc cách mạng màu”.

Tuyết Mai

Xem thêm: