Từ sau sự kiện bắt bớ các luật sư ngày 9/7/2015 đến nay, luật sư nhân quyền Trung Quốc vẫn luôn là nhóm người bị chính quyền Trung Quốc trấn áp. Gần đây chính quyền Trung Quốc nhiều luật sư phải đối mặt với nguy cơ bị chính quyền thu hồi giấy phép hành nghề.

đàn áp nhân quyền
Giới quan sát cho rằng, các biện pháp đàn áp luật sư nhân quyền của chính quyền Bắc Kinh đã phản ánh sự sợ hãi đối với sự bất an của chính quyền (Ảnh: Getty Images)

Luật sư nhân quyền nổi tiếng Tạ Yên Ích (Xie Yanyi) trong một buổi họp về việc giấy phép luật sư của mình sắp bị hủy, vô tình trở thành đương sự dẫn đến sự kiện “phóng viên Hồng Kông bị đánh”, trong tuyên bố rút khỏi hội luật sư Trung Quốc hôm 24/5, ông cho biết ông vô cùng thất vọng và phẫn nộ vì hoàn cảnh chính trị của Trung Quốc.

Còn có Lý Hòa Bình, Dương Kim Trụ, Văn Đông Hải, Trương Khải, những luật sư này đều là người liên quan hoặc người đại diện trong “Sự kiện 709” cách đây 3 năm, gần đây cũng đều đối mặt với việc bị thu hồi giấy phép hoặc bị cho nghỉ việc. Từ hồi tháng Một, luật sư Tùy Mục Thanh tại Quảng Đông đã bị thu hồi giấy phép luật sư.

Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) đưa tin hôm 27/5 cho rằng, các biện pháp trấn áp của chính quyền đối với luật sư nhân quyền đã phản ánh sự sợ hãi của chính quyền.

Bản tin dẫn lời giải thích của một luật sư có thâm niên 25 năm trong nghề nói, luật sư là người lật tẩy sự giả dối, trả lại sự công bằng, do đó từ trước đến nay, ngôn từ phê phán cũng tương đối tự do, nên không được nhà cầm quyền thích. Nhưng điều thật sự khiến cho nhà cầm quyền lo sợ chính là khi luật sư có thêm sức mạnh của những người đại diện cho người dân đòi quyền lợi, những nhà hoạt động nhân quyền.  

Vị luật sư này đã trải qua rất nhiều vụ án, từ biện hộ các vụ án hình sự đến vụ án kinh tế, mấy năm gần đây cũng chịu đủ những mệt mỏi của luật sư nhân quyền bị chính quyền trấn áp, ông cũng từng bị cấm xuất cảnh.

Sự kiện bắt bớ luật sư năm 2015, nguyên nhân ban đầu là hồi tháng 5/2015, nhà hoạt động nhân quyền Từ Thuần Hợp bị dân cảnh ngăn cản tại ga tàu Khánh An, tỉnh Hắc Long Giang; trong lúc giằng co hỗn loạn bị cảnh sát nổ súng bắn, sau vụ việc này, cảnh sát địa phương đã bắt giữ 20 người dân và luật sư đến hiện trường lên tiếng ủng hộ, sự việc khiến cho 660 luật sư cùng gửi đơn kháng nghị. Sau đó, ngày 9/7, chính quyền triển khai hành động bắt bớ các luật sư tự do, vì thế vụ việc này được gọi là “Sự kiện 709”.

Giới quan sát ước tính, ít nhất có hơn 300 nhà hoạt động nhân quyền, luật sư, nhân viên văn phòng luật sư và người nhà của những người này bị bắt giữ tra hỏi, nhiều người được thả nhưng vẫn còn một bộ phận vẫn bị giam giữ và xử tội. Trong đó có luật sư Vương Toàn Chương bị bắt giữ hơn 1050 ngày, vẫn chưa được xét xử, và đến nay vẫn không hề có chút tin tức nào về anh.

>>Trung Quốc: Luật sư mất tích hơn 1000 ngày và hành trình đầy gian nan tìm tung tích chồng

Luật sư được phỏng vấn cho rằng, “điều chính quyền sợ chính là các phần tử tri thức kết hợp với các nhân sĩ”. Bởi vì họ đồng thời bắt giữ cả luật sư và nhà hoạt động nhân quyền. Hiện tại, thái độ của chính quyền là “dự phòng trước” đối với các đoàn thể xã hội; bất cứ thế lực nào có thể phản đối hoặc thách thức, chỉ cần manh nha là sẽ bị đè bẹp, mặc cho phản ứng của chính quyền là có phần thái quá đi nữa. Điều này là vì cảm giác bất an đối với chính quyền, nên nhu cầu duy trì ổn định không ngừng mở rộng.

Đối cách làm từ “Sự kiện 709” cho đến gần đây là việc thu hồi giấy phép hành nghề luật sư, luật sư được phỏng vấn cho biết, đây là sự thay đổi trong chính sách đàn áp của chính quyền. Sau khi bị thu hồi giấy phép, nếu những người này tiếp tục đối kháng với chính quyền, có thể sẽ lại bị bắt bớ tiếp, nhưng do không còn thân phận luật sư nữa, nên các tổ chức bảo vệ luật sư ở nước ngoài không thể lên tiếng để kháng nghị cho họ được nữa.

Do Trung Quốc có nhiều luật sư nhân quyền bị thu hồi giấy phép luật sư, nên cũng liên quan đến việc nhiều văn phòng luật sư cũng bị cưỡng ép giải tán. Cách đây hơn 1 tuần, luật sư Đàm Vĩnh Bái bị Sở Tư pháp tỉnh Quảng Tây thu hồi giấy phép luật sư, ngày 24/5, ông lên mạng công khai tố cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Phó Chính Hoa lên Ủy ban Kiểm tra Giám sát quốc gia, chỉ ra những hành động đàn áp đều là do ông Phó Chính Hoa hạ lệnh, tố cáo ông Phó Chính Hoa lạm dụng chức quyền.

Hồi tháng 3 năm nay, ông Phó Chính Hoa nhậm chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp, từng có thời gian dài công tác trong Ủy ban Chính trị Pháp luật và hệ thống công an, ít nhất có 10 năm làm kẻ “đàn áp chính trị” của Đảng cộng sản Trung Quốc. Ông Phó Chính Hoa được coi là một trong những người chủ mưu trong “Sự kiện 709”. Tháng trước, ông Phó Chính Hoa lại kiêm nhiệm thêm chức Phó chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban toàn quốc Y pháp trị quốc.

Theo đài Á châu Tự do (RFA), ông Đàm Vĩnh Bái cho biết, ông có lý do để tin rằng, ông và các luật sư nhân quyền Văn Đông Hải, Dương Kim Trụ bị hủy thẻ luật sư, và hành động bắt bớ trong “Sự kiện 709”, tất cả đều là đích thân ông Phó Chính Hoa hạ lệnh.

Sau khi ông Đàm Vĩnh Bái bị thu hồi giấy phép luật sư, văn phòng luật sư Bách Cử Minh do ông đứng đầu cũng bị chính quyền Nam Ninh hạ lệnh giải tán.

Tuy nhiên, luật sư Trần Gia Hồng thuộc Văn phòng luật sư Bách Cử Minh cũng nghi ngờ rằng việc tố cáo ông Phó Chính Hoa với Ủy ban Kiểm tra Giám sát quốc gia liệu có thể xoay chuyển được tình hình hay không. Ông cho rằng thực sự tố cáo thành công là điều cực kỳ khó, về cơ bản là không hề có tác dụng. Chính quyền chắc chắn không thụ lý vụ việc này. Ông nói Đàm Vĩnh Bái đã chuẩn bị tốt tâm lý, chính quyền sẽ có hành động trả đũa đối với đơn tố cáo của ông.

Luật sư lưu vong tại Mỹ là ông Đằng Bưu chia sẻ với CNA rằng, mục tiêu trấn áp thực sự của chính quyền chính là muốn dập tắt các hoạt động đòi quyền lợi và nhân quyền, các luật sư tại Trung Quốc, “đương nhiên sẽ vẫn còn tiếp tục đấu tranh, nhưng các hoạt động đòi quyền lợi và nhân quyền đã đi vào bế tắc, bởi rủi ro của việc kháng nghị ngày càng lớn”.

Luật sư Tùy Mục Thanh, người đã bị thu hồi giấy phép luật sư chia sẻ với CNA rằng, chính quyền thu hồi tiêu hủy giấy phép luật sư, có lẽ sẽ tìm cớ để kiểm tra xử phạt văn phòng luật sư nào không đóng cửa. Hành động này không chỉ là để tạo ra một bầu không khí khủng bố với giới luật sư mà thực sự muốn xóa bỏ phần tử ngoan cố bị coi là cái gai trong mắt của chính quyền, nhằm đạt được trạng thái trầm mặc, phục tùng của các luật sư.

Tuy nhiên ông cũng cho rằng, trong thời gian ngắn có thể đạt được hiệu quản khiến các luật sư im lặng, nhưng về lâu dài có thể không thể trấn áp được mãi.

Trí Đạt

Xem thêm: