Nhiều năm gần đây, chính quyền Trung Quốc đã tăng mạnh kinh phí để giám sát toàn diện người Tân Cương khiến giới quan sát đặc biệt chú ý. Có nguồn tin chỉ ra, chỉ trong năm 2017, Trung Quốc đã chi 58 tỉ Nhân dân tệ (khoảng 8,75 tỉ Đô la Mỹ) cho việc đảm bảo an ninh và giám sát Tân Cương, con số này gấp 2 lần so với kinh phí dùng cho y tế ở đây.

 

Embed from Getty Images

Đài phát thanh quốc tế Pháp (RFI) dẫn lời của nhà nghiên cứu Adrian Zenz – Chuyên gia về Vấn đề an ninh Trung Quốc của Học viện Văn hóa và Thần học châu Âu (European School of Culture and Theology) cho biết, năm ngoái, chi phí duy trì an ninh ở Tân Cương của chính quyền Trung Quốc đã tăng mạnh gần 100%, tổng chi phí đã vượt qua con số 58 tỉ Nhân dân tệ (khoảng 8,75 tỉ Đô la Mỹ). Chỉ trong năm 2017, chi phí này đã bằng tổng chi phí trong 6 năm từ năm 2007 đến năm 2012.

Đài Á châu Tự do (RFA) đưa tin, ở Tân Cương, nơi mà chính quyền Trung Quốc giám sát nghiêm ngặt nhất là huyện Karakax, 10 tháng đầu năm 2017, Trung Quốc đã chi 1 tỉ Nhân dân tệ (khoảng 150 triệu Đô la Mỹ) cho an ninh công cộng, con số này gấp 3 lần so với thu nhập tài chính năm của chính quyền địa phương. Huyện Karakax có khoảng 560 nghìn người, có khoảng trên 91 % là tộc người Duy Ngô Nhĩ.

Chính quyền Trung Quốc đã đầu tư nhiều thiết bị giám sát vào Tân Cương như camera giám sát, hệ thống nhận dạng khuôn mặt, quét mống mắt, và nhiều công nghệ thông minh khác, điều này khiến cho nhiều người dân trên đường phố, trong nhà hàng, khách sạn luôn trong trạng thái bị giám sát.

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (South China Morning Post) tiết lộ, mấy năm gần đây, chính quyền Trung Quốc Đại lục đã bố trí “gián điệp bồ câu” ở ít nhất 5 tỉnh thành trong đó có Tân Cương.

robot birds festo

Người dân không chỉ bị Sky Net giám sát, những con “chim bồ câu” bay trên trời cũng sẽ ghi lại mọi hành động của họ bất cứ lúc nào (Ảnh minh họa qua Festo)

Loại robot này có thể mô phỏng cánh của loài chim tự động vỗ cánh bay, nhào lộn, chuyển hướng trên bầu trời. Bên trong của robot này có lắp đặt camera, hệ thống định vị GPS, hệ thống kiểm soát bay, và hệ thống truyền gửi dữ liệu. Khi nó bay, dường như không có tạp âm, nên người dân khó có thể phát hiện mình đang bị theo dõi.

Bản tin tiết lộ, một trong những nhà thầu cung cấp các thiết bị an ninh cho chính quyền Tân Cương chính là Công ty công nghệ Hikivision, chính quyền Tân Cương đã ký hợp đồng mua thiết bị giám sát trị giá 1,8 tỉ Nhân dân tệ với Hikivision, Công ty Công nghệ Đại Hoa (Dahua Technology) cũng đã ký hợp đồng mua bán thiết bị giám sát trị giá 4,3 tỉ Nhân dân tệ với chính quyền Tân Cương.

Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), có nhân viên của công ty Cambricon Technologies Corporation chuyên cung cấp dịch vụ nâng cao an ninh cho chính quyền Trung Quốc tiết lộ, các doanh nghiệp lớn về thiết bị giám sát trên thị trường Trung Quốc, đều có quan hệ hợp tác với chính quyền; các cơ quan liên quan có thể lấy dữ liệu thông tin từ những công ty này bất cứ lúc nào.

Trước đó, tờ New York Times từng dẫn lời của giáo sư lịch- Đại học Georgetown ông James A.Willward cho biết, ngoài việc thiết bị giám sát được bố trí dày đặc tại Tân Cương, mà tại đây, mỗi 100m còn có vọng gác cảnh sát, nhiều điềm kiểm tra của cảnh sát tiến hành quét giấy chứng minh thư, mống mắt và nội dung trên điện thoại; đi vào trong siêu thị hoặc ngân hàng cũng phải qua bước kiểm tra an ninh.

Theo tờ The Independent (Anh) đưa tin hồi cuối tháng 5, Trung Quốc đã xây dựng “Trại giáo dục tập trung” ở khu tự trị Tân Cương, tại đây có ít nhất 800 nghìn người thậm chí có hàng triệu người bị cưỡng chế giáo dục tẩy não. Người dân địa phương không những bị yêu cầu tự kiểm điểm, hát nhạc đỏ hàng ngày, hô vang “Cảm ơn đảng! Cảm ơn tổ quốc!”, mà còn bị ép buộc từ bỏ tín ngưỡng, nếu có người từ chối không làm theo, thì sẽ bị phạt cấm ăn, làm ghế hổ, thậm chí không được ngủ liên tiếp 4 ngày.

Trí Đạt

Xem thêm: