Báo cáo chính phủ năm 2018 của Trung Quốc có đề cập đến dự toán cho quốc phòng tăng mạnh lên 8,1%, thông tin này khiến Mỹ, Ấn Độ, Nhật bản quan tâm và lo lắng.

quốc phòng Trung Quốc
Ông Tập Cận Bình trong lễ duyệt binh (Ảnh chụp màn hình)

Tại Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc khóa 13 khai mạc hôm thứ 2 (5/3), Trung Quốc đã công cố báo cáo dự toán chi tiêu quốc phòng mới trong năm 2018, dự tính tăng 8,1%, đạt 1,11 nghìn tỉ Nhân dân tệ (tương đương 175 tỉ Đô la Mỹ). Hiện tại, trên toàn thế giới, dự toán quốc phòng của Trung Quốc chỉ đứng thứ 2 sau Mỹ.

Ngoài việc tăng mạnh so với năm 2017 (7%), trong 3 năm vừa qua chi tiêu cho quốc phòng của Trung Quốc có xu thế tăng; đồng thời cũng vượt ngưỡng chi tiêu hơn 1 nghìn tỉ Nhân dân tệ trong liên tiếp 2 năm.

Thời báo Ấn Độ (The Times of India) đưa tin với tiêu đề “Chi tiêu cho quân đội của Trung Quốc tăng lên đến 175 tỉ Đô la Mỹ, gấp 3 lần Ấn Độ”; còn Thời báo Nhật Bản (The Japan Times) đưa tin nói, chi tiêu cho quân đội của Trung Quốc trên thực tế còn lớn hơn con số mà chính quyền công bố rất nhiều.

Hôm thứ 2 (5/3), khi được phóng viên hỏi về vấn đề dự toán chi tiêu cho quốc phòng của Trung Quốc tăng mạnh, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga trả lời rằng, Nhật Bản sẽ thông qua đối thoại và giao lưu, đốc thúc Trung Quốc tăng tính minh bạch trong chính sách quốc phòng.

Ông nói, chính phủ Nhật Bản có chú ý đến việc chi tiêu cho quốc phòng của chính phủ Trung Quốc vẫn luôn tăng mạnh trong nhiều năm nay, đối với vấn đề này, Nhật Bản còn cảm thấy hứng thú, đồng thời sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến của việc này.

Được biết, chính phủ Nhật Bản bắt đầu đối đãi cẩn thận đối với việc Trung Quốc rót lượng tiền lớn cho quốc phòng, và việc mở rộng phạm vi tác chiến của quân đội Trung Quốc. Hiện tại, các cuộc diễn tập quân sự của quân đội Trung Quốc đã lướt qua lãnh thổ trên không của Nhật Bản. Đầu tháng 2/2018, Trung Quốc tuyên bố rằng đã thử nghiệm thành công Hệ thống phòng ngự tên lửa tầm trung.

Tuần trước, truyền thông Nhật Bản đưa tin, chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc bố trí một hệ thống tên lửa lục địa trên đảo Okinawa và các đảo quan trọng khác, coi như một phần nâng cao phòng ngự đối với sức mạnh của Trung Quốc trên biển.

Đồng thời, Nhật Bản cũng đã bắt tay vào kế hoạch triển khai hệ thống tên lửa lục địa trên đảo Miyako-jima, nhằm nâng cao phòng ngự các mối uy hiếp trên đảo xa ở phía Tây Nam. Bởi vì tàu chiến của Trung Quốc liên tục đi qua vùng bờ biển gần đảo  Miyako-jima, do đó Nhật Bản cho rằng cần phải triển khai hệ thống phòng thủ tại đây.

Theo CNN (Mỹ) dẫn lời của ông Yoram Evron – chuyên gia quân sự Trung Quốc tại Đại học Haifa của Israel nói, “Trung Quốc kiến thiết quân sự là muốn ‘xây dựng hình tượng một nước lớn’, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tạo dựng sự ủng hộ rộng lớn trong nước, đồng thời tạo ra một lực uy hiếp có điểm tựa vững chắc”.

Từ lễ duyệt binh đến tác phẩm điện ảnh, ĐCSTQ đều đang khoe khoang sức mạnh quân sự của mình và tuyên truyền yêu nước.

Tuy nhiên, do từ năm 1979, sau khi kết thúc chiến tranh biên giới với Việt Nam, quân đội Trung Quốc chưa từng tham gia vào giải quyết bất cứ xung đột vũ lực nào. Do đó, có chuyên gia nghi ngờ rằng, quân đội Trung Quốc thiếu kinh nghiệp thực chiến quan trọng nhất. Ngay cả truyền thông của chính quyền Trung Quốc là Hoàn cầu Thời báo cũng đã thừa nhận điểm này hồi tháng 1/2018.  

Chuyên gia Yoram Evron nói, có một số nước cũng thông qua xuất khẩu vũ khí sang nước khác, tại các nước có xung đột cấp thấp họ đã thử nghiệm vũ khí do nước mình sản xuất.

Quân đội Trung Quốc hồi cuối tháng 2 vừa qua có đăng một bài viết trên trang tiếng anh của mình nói, hiện tại Trung Quốc là nước lớn thứ 3 về xuất khẩu vũ khí, chỉ đứng sau Mỹ và Nga. Bản tin chỉ ra, vũ khí mà Trung Quốc bán ra nước ngoài từ năm 2012 đến 2016 đã tăng lên 50%.

Tuy nhiên, về đối nội, ĐCSTQ lợi dụng tâm lý yêu nước để tuyên truyền, giành lấy sự ủng hộ của dân chúng đối với quân sự; đối ngoại, ĐCSTQ thực hiện cách làm thông qua bán vũ khí để tăng sức ảnh hưởng ở nước ngoài, việc này bị dư luận cho là ĐCSTQ đang tạo ra “uy hiếp tiềm tại đối với hòa bình”.

“Hiện tại, quân đội Trung Quốc đang tiến hành cải cách có thể sẽ khiến quân đội thiện chiến và thực tế hơn”, ông Timothy Heath – nhà nghiên cứu lâu năm về quốc phòng của Trung tâm nghiên cứu RAND Corporation (Mỹ) nói một cách đầy lo lắng.

Tháng 1/2018, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố “Báo cáo Chiến lược quốc phòng”, theo đó, Mỹ liệt Nga và Trung Quốc vào danh sách đối thủ quan trọng, và nói hai nước này tạo thành uy hiếp quân sự vượt quá cả chủ nghĩa khủng bố.

“Trung Quốc là địch thủ chiến lược đang sử dụng kinh tế ăn cướp để dọa nạt các nước láng giềng, đồng thời quân sự hóa các hòn đảo [chiến lược] trên biển Đông, thay đổi trật tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình dương, biến khu vực này thành có lợi cho ĐCSTQ”, báo cáo cho biết.

“Trong việc Trung Quốc tiếp tục duy trì sức mạnh kinh tế và quân đội của mình, thông qua chiến lược toàn quốc trong thời gian dài đã giành được được thực lực, bên cạnh đó, trong thời gian ngắn tiếp tục đẩy mạnh kế hoạch hiện đại hóa quân sự, theo đuổi bá quyền tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình dương, lâu dài sẽ thay thế Mỹ nắm giữ ưu thế toàn cầu”.

Trí Đạt

Xem thêm: