Tổ chức phi lợi nhuận Mỹ C4ADS mới đây đã công bố một bản báo cho biết, Bắc Kinh ngày càng lợi dụng các doanh nghiệp tư nhân tại Trung Quốc để đánh cắp công nghệ quân sự của Mỹ. Gần đây, quan chức và Bộ Tư pháp Mỹ cũng liên tiếp kêu gọi chính phủ Mỹ chú ý đến vấn đề này.

Embed from Getty Images

Hai máy bay chiến đấu  F-16 của Không quân Hoa Kỳ biểu diễn tại Căn cứ Không quân ở Maryland ngày 16/9/2017 (Ảnh: Getty Images)

Theo Nhật báo Phố Wall (WSJ) đưa tin, bản báo cáo này khiến quan chức Mỹ cảm thấy kinh ngạc. Họ lo lắng Bắc Kinh có ý đồ xây dựng một nhánh lực lượng quân đội hàng đầu thế giới có thể thách thức Mỹ ở khu vực châu Á và các khu vực khác.

Tọa lạc tại Washington, C4ADS là một một tổ chức phi lợi nhuận chuyên cung cấp phân tích số liệu và bằng chứng liên quan đến xung đột toàn cầu và vấn đề an ninh xuyên biên giới. Cơ quan này nổi tiếng vì bị chế tài do giới thiệu chi tiết về cách người Triều Tiên làm thế nào để đào thoát.

Bản cáo cáo này nói, ĐCSTQ yêu cầu những công ty này đấu thầu hợp đồng quốc phòng, lấy đó làm một phần của kế hoạch “quân – dân hợp tác” nhằm nâng cao vũ khí quân đội mà từ lâu nay do số ít các công ty quốc hữu hay cơ quan nghiên cứu dẫn đầu chỉ đạt được hiệu quả thấp.

Một quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ nói với WSJ rằng: “Trung Quốc đang cố gắng làm lẫn lộn và xoá bỏ giới tuyến giữa lĩnh vực quốc phòng và dân dụng, điều này tạo ra ảnh hưởng khiến công ty nước ngoài và trong nước Trung Quốc thấy bất an.”

C4ADS nói, quá khứ Bắc Kinh cũng từng tiến hành thử nghiệm tương tự, nhưng hiện nay ngành công nghiệp và vốn của Trung Quốc đã mạnh hơn, sự tham gia của Trung Quốc vào kinh doanh và nghiên cứu ở nước ngoài cũng rộng hơn trước. Còn các loại trang bị quân sự hiện đại sử dụng công nghệ tiên tiến như máy bay không người lái và trí tuệ nhân tạo cũng được áp dụng trên phạm vi rộng hơn.

Chính phủ Bắc Kinh chủ yếu dựa vào mô thức của Mỹ để nâng cao hiệu quả ngành công nghiệp quốc phòng. Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn của WSJ, ông Christopher Ashley Ford, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách về An ninh quốc tế và không phổ biến vũ khí hạt nhân nói rằng, chiến lược của Trung Quốc và cách làm của Mỹ có sự khác biệt rất lớn.

Ông cho biết, sự khác biệt với nhà thầu quốc phòng Mỹ chính là công ty Trung Quốc không cách nào từ chối yêu cầu của chính phủ. Công ty Trung Quốc tham gia vào mảng quân sự cũng tham gia vào đánh cắp sở hữu trí tuệ, Mỹ sẽ không khuyến khích công ty như thế. “Chúng ta không nên phái công ty tư nhân, lợi dụng quan hệ thương mại của họ để làm kẻ cắp,” ông Christopher Ashley Ford nói.

Vụ án của Công ty công nghệ Highlander Bắc Kinh

Trong báo cáo của C4SDS, lần đầu tiên nói chi tiết về một trường hợp hợp tác quân sự và dân dụng. Công ty Highlander Bắc Kinh (Beijing Highlander Digital Technology Co. Ltd) là một doanh nghiệp tư nhân, họ đã lợi dụng hàng loạt những giao dịch với châu Âu và Canada để tăng cường trang bị cho quân đội Trung Quốc, bao gồm cả việc cống hiến công nghệ cho hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc.

Theo C4ADS, trên trang web và trong các văn kiện bằng tiếng Trung của Highlander Bắc Kinh, công ty này đều nói về vai trò của mình trong ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Trong báo cáo thường niên năm 2017, công ty này nói rằng sản phẩm đặc sắc của họ chính là tất cả các mẫu tàu chiến của Trung Quốc.

Theo báo cáo, ít nhất từ năm 2004 đến nay, Highlander vẫn luôn làm ăn với công ty công nghệ quốc tế cung cấp các sản phẩm cho quân đội phương Tây. Năm 2016, sau khi Highlander mua lại công ty của Canada có tên Oceanworks International Corp thì gặp rắc rối, khách hàng chính của công ty Canada này là hải quân Mỹ.

Theo tài liệu được tòa án Mỹ cung cấp, năm 2017, quan chức Canada yêu cầu Highlander rút vốn, và quy định công ty này không thể động chạm “đến công nghệ độc quyền, bí mật thương mại và thông tin cơ mật” của Oceanworks. Cũng theo tài liệu này, quản lý cấp cao Glen Omer Viau của công ty “Oceanworks Bắc Kinh” và công ty của ông đã bị cáo buộc chia sẻ thông tin công nghệ về hệ thống ứng cứu tàu ngầm của Hải quân Mỹ, và ông đã nhận tội.

Các cơ quan và đơn vị an ninh của các nước cho rằng Mỹ cần có nhiều biện pháp hơn nữa để ứng phó. Ngày 11/9, hai Hạ nghị sĩ Tom Cotton và Chuck Schumer đã viết thư cho Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, thúc giục ông vận dụng tất cả các quyền giám sát để đối diện với vấn đề này, bao gồm cả việc đưa ra một danh sách tất cả các công ty quân sự Trung Quốc đang kinh doanh tại Mỹ.

Trong cùng ngày, Trợ lý Ngoại trưởng Christopher Ashley Ford trong hai lần phát biểu cũng cảnh cáo về rủi ro đối với chính sách hợp tác quân sự và dân dụng của Trung Quốc. Trong một lần phát biểu, ông nhắc tới rủi ro khi hợp tác với các công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc như Tencent, Alibaba, Baidu và Huawei.

C4ADS hiện đệ trình kết quả điều tra này lên chính phủ Mỹ, các cơ quan liên bang, nghị viên, các nhà thầu quốc phòng, các cơ quan tài chính và các công ty khởi nghiệp tại Thung lũng Silicon.

Huệ Anh

Xem thêm: