Cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ đang tiếp tục leo thang, Mỹ yêu cầu đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố phương án cụ thể để giải quyết những lo ngại của Mỹ, nhưng phía Trung Quốc lại lo lắng rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan. ​​Giới truyền thông Mỹ có quan điểm cho rằng, có thể tìm được căn nguyên liên quan đến lo ngại của Bắc Kinh từ thời cựu Tổng thống Clinton. Khi đó Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ đã vội vã công khai kế hoạch khiến Trung Quốc bị thất thế, hệ quả Chu Dung Cơ đã bị phe cứng rắn trong ĐCSTQ chỉ trích.

GettyImages 117839378
Theo truyền thông Mỹ, lo lắng của Bắc Kinh có thể nhận rõ, thời cựu Tổng thống Clinton, Thủ tướng Trung Quốc là Chu Dung Cơ bắt đầu cho công khai các tài liệu, khiến ông Chu Dung Cơ bị phe bảo thủ cứng rắn trong Đảng chỉ trích (Ảnh: Getty Images)

Tờ Nhật báo Phố Wall (WSJ) của Mỹ vào ngày 26/10 chỉ ra, giới quan chức Trung Quốc và Mỹ đã tiết lộ, trước khi Bắc Kinh chưa công khai phương án cụ thể trong giải quyết nạn ép buộc chuyển giao công nghệ và các vấn đề kinh tế bất công khác, Mỹ sẽ không khởi động lại các cuộc đàm phán thương mại.

Hai bên khó thống nhất quan điểm

Thực trạng bế tắc này có khả năng phá hủy Hội đàm Trump – Tập trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina vào cuối tháng Mười Một tới. Trước đó phía Trung Quốc đã hy vọng có thể qua hội nghị thượng đỉnh để làm giảm căng thẳng thương mại, vì thế đã tạm đình chỉ thuế suất đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu của Mỹ sẽ khởi động vào năm tới.

Nhưng một quan chức cao cấp của Nhà Trắng cho biết: Nếu Trung Quốc muốn có một cuộc họp trong thời gian diễn ra Hội nghị  thượng đỉnh G20, trước tiên phải đưa ra biện pháp chi tiết giải tỏa những lo ngại của Mỹ, nếu không Mỹ sẽ không đàm phán với Trung Quốc.

Nhưng phía Trung Quốc lại cho biết yêu cầu của phía Mỹ sẽ được đưa ra sau cuộc đàm phán. Đại sứ ĐCSTQ tại Mỹ là Thôi Thiên Khải phát biểu rằng, phía Trung Quốc không chắc chắn lắm về quan điểm thực sự của Mỹ trong những vấn đề mà Trung Quốc muốn đưa ra, do hai bên chưa triển khai đàm phán.

Tờ WSJ đã dẫn phân tích của một số chuyên gia Trung Quốc chỉ ra, giới chức Trung Quốc có vài lo ngại nếu đề xuất một kế hoạch chính thức: thứ nhất là có thể lộ lập trường đàm phán của Trung Quốc; thứ hai là Trung Quốc lo lắng Trump lập tức công bố quan điểm của Trung Quốc hoặc thanh minh trên Twitter làm lộ nội dung, qua đó gây khó khăn nếu Trung Quốc muốn rút lại quan điểm.

Bài học từ quá khứ

Lo ngại của Bắc Kinh bắt nguồn từ bài học của quá khứ. Năm 1999, khi phái đoàn đàm phán Mỹ – Trung đàm phán cho Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khi đó Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ trình ra phương án trong đó có vấn đề nhượng bộ lớn và tái cấu trúc kinh tế Trung Quốc, đã bị Tổng thống Mỹ Clinton (Bill Clinton) khi đó từ chối.  

Sau đó, chính quyền Clinton công bố công khai đề xuất của Chu Dung Cơ trước công luận, làm cho ĐCSTQ không thể rút lại để khôi phục lại trạng thái cũ. Kết quả là ông Chu Dung Cơ đã bị phe phái cứng rắn trong ĐCSTQ chỉ trích. Sau vài tháng đàm phán, Mỹ đã thuyết phục ĐCSTQ phải chấp nhận một kế hoạch tương tự như kế hoạch ban đầu.

Trong chiến tranh thương mại Trung – Mỹ hiện nay, nội bộ ĐCSTQ cũng có hai phe, khiến trong việc ứng phó với áp lực của phía Mỹ không dễ dàng.

Hồi tháng Tám, tờ New York Times tại Mỹ dẫn lời chuyên gia chỉ ra, trong cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, nội bộ ĐCSTQ có hai xu thế: một là chủ trương cứng rắn hơn, đối với Trump không thể cứ phòng thủ mà phải tấn công; phe còn lại cho rằng nên nhượng bộ những đòi hỏi của Mỹ .

Chuyên gia phân tích cho rằng, điều này cho thấy điểm yếu chính trị của ĐCSTQ, khiến nhiều vấn đề quan trọng trong thảo luận nội bộ chỉ có thể “nghị mà không quyết”. New York Times cũng chia sẻ một nhận định khác cho rằng, cuộc tranh luận nội bộ trong ĐCSTQ khó có kết cục rõ ràng, có thể khẳng định quyền uy của lãnh đạo cao nhất là không đủ để thống nhất quan điểm trong Đảng.

Do mâu thuẫn nội bộ ĐCSTQ vì cuộc chiến thương mại, cộng thêm nhiều sự kiện biểu tình quy mô lớn thường trực đe dọa đã khiến phe chỉ trích trong ĐCSTQ có thêm sức mạnh và can đảm. New York Times dẫn quan điểm của Giáo sư Hứa Trương Nhuận (Xu Zhangrun) tại Đại học Thanh Hoa: “Qua cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ bộc lộ thực trạng yếu kém của đất nước và thể chế, khiến cảm giác bất an càng tăng lên”.

Thủ đoạn của TQ đã vô dụng đối với Trump

Mặc dù hiện nay truyền thông nhà nước Trung Quốc vẫn không hạ giọng điệu đối đầu cứng rắn trong cuộc chiến thương mại, nhưng từ những dấu hiệu trong nước Trung Quốc gần đây như cục diện chính trị rối ren, giới chức Cộng sản Trung Quốc tăng cường kiểm soát nền kinh tế cũng như thực trạng suy thoái kinh tế… cho thấy một thực tế: cuộc chiến thương mại do Trump khởi động đã làm bộ máy lãnh đạo cao cấp của ĐCSTQ hỗn loạn.

Giới truyền thông Hồng Kông cũng đăng tải quan điểm của chuyên gia Hoành Hà (Heng He) về vấn đề Trung Quốc cho rằng, “Giới chức ra quyết sách của ĐCSTQ còn bi quan hơn hầu hết mọi người tưởng tượng, có thể đã chuẩn bị sẵn sàng cho chính sách đóng cửa một phần và đẩy mạnh mức độ tự lực cánh sinh”. Ông Hoành Hà còn cho biết thêm, ĐCSTQ đã quen thói mưu mô xảo quyệt, đã không ngờ Trump nói là làm, và chuyện gì cũng công khai minh bạch, vì vậy những thủ đoạn của ĐCSTQ trong quá khứ trở thành vô dụng.

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung sẽ diễn ra tiếp theo như thế nào? Hãy chờ sau Hội nghị thượng đỉnh G20 vào cuối tháng Mười Một sẽ có câu trả lời rõ hơn.

Trong bài phát biểu hồi đầu tháng Mười, phó tổng thống Mỹ Pence cho biết, tổng thống Trump đã xác định rõ, trừ khi các bên đạt được giao dịch thương mại công bằng và cùng có lợi, nếu không Mỹ sẽ tiếp tục áp đặt thuế đối với Trung Quốc, “có thể tăng gấp đôi so với hiện nay”.

Huệ Anh

Xem thêm: