Tổ chức “Quan sát Nhân quyền” (HRW) hôm 1/4 đã tiết lộ, trong thời gian diễn ra phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp Quốc (UNHRC) hồi tháng 3 vừa qua, Trung Quốc có ý đồ vận động hành lang, gây áp lực và uy hiếp phái đoàn các nước khác, để ngăn chặn tiếng nói lên án Bắc Kinh về vấn đề nhân quyền. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn yêu cầu phái đoàn các nước biểu thị tán dương đối với hồ sơ nhân quyền của nước này.

liên hiệp quốc
Hình ảnh một cuộc họp của Liên Hiệp Quốc (Ảnh cắt từ video)

Trung Quốc gây áp lực đối với phái đoàn các nước

Tổ chức Quan sát Nhân quyền cho biết, hồi tháng 3 Trung Quốc đã gửi nhiều công hàm tới phái đoàn ngoại giao của nhiều nước trú tại Geneva, nhắc nhở các nước này không tham gia vào hội nghị thảo luận về vấn đề nhân quyền tại Tân Cương do Mỹ, Canada, Đức, Hà Lan và Anh Quốc tổ chức vào ngày 13/3.

Được biết, bên ngoài công hàm được ký tên bởi ông Du Kiến Hoa – Đại diện của Trung Quốc thường trú tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva. Nội dung công hàm cho biết, xét đến quan hệ song phương và hợp tác đa phương lâu dài, yêu cầu không hỗ trợ tổ chức, tham gia hoặc xuất hiện tại hội nghị [thảo luận về vấn đề nhân quyền Tân Cương].

John Fisher, người đứng đầu HRW tại Genever chỉ ra, nhiều năm qua, Trung Quốc liên tục làm suy yếu cơ chế nhân quyền Liên Hiệp Quốc; trong khi đó, Trung Quốc đối đãi với người Hồi giáo Tân Cương khiến cho nhiều người phẫn nộ, “Trung Quốc trở nên sợ hãi”, “họ cố gắng dùng đến nhiều áp lực khác nhau để ngăn chặn sự phối hợp hành động của quốc tế”.

Phía Trung Quốc chưa đưa bình luận nào về thông tin này, nhưng đã có một số quan chức ngoại giao thừa nhận, họ đã từng nhận được công hàm trước khi các hội nghị liên quan được tổ chức. Phái đoàn ngoại giao một số nước cũng tiết lộ, quan chức ngoại giao Trung Quốc “đích thân đến để cảnh cáo” nói họ không được tham dự hội nghị.

Theo tìm hiểu, cuộc thảo luận này này được tổ chức trong thời gian diễn ra phiên họp kéo dài 3 tuần của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, chủ đề chính của cuộc thảo luận là tập trung vào thông tin có hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ, người Hồi Giáo đang bị giam giữ tại các trung tâm câu lưu tại Tân Cương.

Nhiều quan chức ngoại giao khác cũng cho biết, Trung Quốc từng gây áp lực yêu cầu trong cuộc họp thẩm định hồ sơ nhân quyền diễn ra vào ngày 13/5 các nước phải ủng hộ Bắc Kinh. Một quan chức ngoại giao giấu tên tiết lộ, “họ dùng hết sức để quản lý mọi sự vật theo giai đoạn”, “khi bạn nhìn thấy có ít nước đàm luận về Tân Cương, tôi dám chắc chắn rằng nó phát huy tác dụng”; nhiều quan chức khác thì nói, “họ (Trung Quốc) chắc chắn sẽ không rảnh rỗi đứng nhìn [người khác chỉ trích mình]”.

Trung Quốc tự hào về nhân quyền trong nước, vẫn gây áp lực Liên Hiệp Quốc

Theo HRW, quan chức Trung Quốc còn yêu cầu phái đoàn các nước khen ngợi hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc; gây áp lực cho Liên Hiệp Quốc, yêu cầu loại bỏ các tài liệu được cung cấp bởi các chuyên gia, tổ chức phi chính trị trong báo cáo đánh giá định kỳ, đồng thời ngăn chặn cấp phép cho nhân sĩ hoạt động nhân quyền người Duy Ngô Nhĩ Dolkun Isa tham gia các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền liên Hiệp Quốc.

Theo HRW thống kê, có gần 100 nước yêu cầu phát biểu khi tổng kết, nhưng chỉ có 13 nước được quyền phát ngôn. Nước đầu tiên phát ngôn là Mali, sau đó là các nước theo thứ tự bảng chữ cái như Philippines, v.v, lần lượt phát biểu, “điều này có nghĩa là đa số các tiếng nói chỉ trích từ các nước châu Âu, Bắc Mỹ đều không được nghe thấy, chỉ có Na Uy phải đối chính sách Tân Cương của Trung Quốc”.

Được biết, tổ chức phi chính phủ mặc dù được quyền phát ngôn, nhưng, những đoàn thể có quan hệ tương đối tốt với Trung Quốc lại chiếm 6 trong số 10 tổ chức.

Tuyên bố của HRW cho biết, mặc dù Trung Quốc cực lực bài xích những ý kiến phê bình, nhưng nhiều nước, cơ quan Liên Hiệp Quốc, chuyên gia nhân quyền và nhiều tổ chức phi chính phủ vẫn yêu cầu chú ý tới việc Trung Quốc xâm phạm toàn diện nhân quyền tại Tân Cương, kêu gọi Trung Quốc để cho các quan sát viên quốc tế được vào Tân Cương đánh giá một cách độc lập mà không bị hạn chế.

HRW còn kêu gọi chính phủ các nước có biện pháp hành động tại phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tổ chức vào tháng 6/2019, đồng thời yêu cầu Trung Quốc tôn trọng các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.

Trí Đạt

Xem thêm: