Trong bối cảnh Mỹ vừa mới tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, Trung Quốc và Iran lại khai thông tuyến đường sắt giữa hai nước. Hành động này khiến dư luận liên tưởng rằng Trung Quốc đang bắt tay Iran “thách thức” Mỹ.
thỏa thuận hạt nhân
Tàu chở hàng của Trung Quốc đi đến Iran sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran (Ảnh từ sina)

Ngày 8/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký bản ghi nhớ hành chính rút khỏi “Hiệp định toàn diện về vấn đề hạt nhân Iran” (JCPOA), chính thức tuyên bố rút Mỹ khỏi hiệp định hạt nhân Iran. Hai ngày sau, tức ngày 10/5, Trung Quốc đã cho một tàu chở hàng trên chạy trên tuyến đường sắt mới nối tới Iran.

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết, ngày 10/5, một đoàn tàu của tuyến đường sắt Trung – Âu chở 1.150 tấn hạt hướng dương xuất phát từ ga chở hàng Lâm Hà, thành phố Bayan Nur (khu Tự trị Nội Mông Cổ), đi về hướng Tây, đi qua Kazakhstan, Turkmenistan, điểm cuối là thủ đô Tehra của Iran.

Tập đoàn đường sắt Trung Quốc cho biết, đoàn tàu Trung-Âu này là chuyến tàu đầu tiên từ Nội Mông Cổ đi đến Trung Đông, toàn bộ hành trình hết 8352 km, trong thời gian 15 ngày. Tuyến đường sắt này rút ngắn được 800km so với tuyến đường sắt truyền thống như Long Hải (Longhai railway), Lan Châu – Tân Cương (Lanzhou–Xinjiang railway), thời gian vận tải rút ngắn ít nhất 20 ngày so với vận tải biển.

Đài phát thanh Đức (Deutsche Welle) đưa tin hôm 11/5 cho biết, Trung Quốc thông tuyến đường sắt mới nối tới Tehran đúng lúc Mỹ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, điều này rất khiến dư luận nhận định rằng Trung Quốc muốn bắt tay với Iran để thách thức Mỹ.

Hai năm trước, sau khi quốc tế xóa bỏ lệnh trừng phạt với Iran, Bắc Kinh đã ký kết hiệp định kinh tế với Tehran, trong đó có cam kết kim ngạch thương mại hai nước trong 10 năm sẽ tăng trưởng 10 lần, lên đến 600 tỉ đô la Mỹ.

Đối với Trung Quốc mà nói, việc liên kết đường sắt với Iran là một phần quan trọng trong quy hoạch hành lang kinh tế Trung Âu và Trung Phi của kế hoạch “Một vành đai một con đường”.

Trung Quốc và Iran có quan hệ mật thiết trong thương mại. Ngày 13/10 năm ngoái, Tổng thống Trump tuyên bố Iran không hề tuân thủ Thỏa thuận hạt nhân và tuyên bố sẽ có những chính sách cứng rắn với “chính quyền lưu manh” Iran.

Thỏa thuận hạt nhân Iran là “Phương án hành động toàn diện của Liên Hợp Quốc” do Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Đức, Anh và Iran cùng ký kết tại Vienna. Trong thỏa thuận này, Iran cam kết không phát triển vũ khí hạt nhân trong 10 năm, và chịu sự giám sát của Liên Hợp Quốc, để đổi lấy việc xóa bỏ lệnh trừng phạt của quốc tế đối với Iran.

Ông Trump cho biết, Thỏa thuận hạt nhân Iran là một trong những thỏa thuận tồi tệ và phiến diện nhất mà Mỹ ký kết. Iran đã “nhiều lần làm trái với thỏa thuận này”, ví dụ như “Iran sử dụng máy ly tâm tiên tiến” đã không phù hợp với yêu cầu của thỏa thuận, còn việc “Iran dọa nạt các quan sát viên quốc tế, khiến họ không thể làm tròn chức trách giám sát và điều tra của mình”.

Ông Trump lấy Bắc Triều Tiên làm ví dụ: “Lịch sử chứng minh, thời gian chúng chúng ta phớt lờ sự uy hiếp ngày càng dài, thì uy hiếp sẽ ngày càng trở nên nguy hiểm với chúng ta.” Ông Trump nhìn lại cuộc cách mạng Iran bị trấn áp năm 1979, còn có người đại diện Iran phát động tấn công khủng bố vào Mỹ, bao gồm việc đảng Hezbollah ở Li Băng được sự ủng hộ của Iran đã ném bom tấn công doanh trại lính Mỹ ở thủ đô Beirut của Li Băng năm 1983, khiến 241 quân nhân Mỹ tử vong.

Ngày 8/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức ký tuyên bố rút Mỹ khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran, Bộ trưởng Tài chính Mỹ tuyên bố, sẽ thực thi chế tài mới đối với Iran, sẽ liệt 6 cá nhân và 3 công ty ủng hộ đội Bảo vệ cách mạng Hồi giáo vào danh sách đen, đóng băng tài sản của họ ở Mỹ, và làm tê liệt mạng internet, cấm giao dịch với công dân hoặc doanh nghiệp Mỹ.

Sau 180 ngày, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Mnuchin sẽ khởi động chế tài mới đối với Iran. Đến lúc đó, ngành vận tải biển và  sản phẩm ngành dầu mỏ, than đá xuất khẩu của Iran sẽ chịu chế tài toàn diện, còn Trung Quốc hiện nay vẫn là nước mua dầu mỏ lớn nhất của Iran.

Trung Quốc biểu thị bất mãn khi Mỹ tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran. Cùng ngày Mỹ tuyên bố rút lui khỏi thỏa thuận hạt nhân, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (Geng Shuang) cho biết trong buổi họp báo, Trung Quốc bảy tỏ sự đáng tiếc đối với quyết định của Mỹ.

Tuyết Mai

Xem thêm: