Liên tiếp nhiều ngày qua, quân nhân xuất ngũ Trung Quốc đã tập trung tại Trấn Giang, tỉnh Giang Tô, sự kiện lên tiếng ủng hộ cựu chiến binh bị đánh tiếp tục diễn ra. Sáng sớm ngày 23/6, chính quyền thành phố Trấn Giang tiếp tục điều động hàng nghìn cảnh sát tới để giải tán biểu tỉnh, nhiều cựu chiến binh bị đánh vỡ đầu chảy máu, có đến mấy ngàn cựu chiến binh bị cảnh sát vũ trang chia cắt thành nhóm nhỏ, giải tán, bắt bớ. Do thông tin bị phong tỏa, nên tới hiện tại số người thương vong cụ thể vẫn chưa rõ.

cựu chiến binh
Các cựu binh xuất ngũ tập trung tại Trấn Giang, tỉnh Tứ Xuyên để ủng hộ chiến hữu (Ảnh: RFA)

Ngày 24/6, Tổ chức dân sự Trung Quốc “Quan sát dân sinh” dẫn nguồn tin tại hiện trường cuộc biểu tình cho biết, bắt đầu từ ngày 19/6, các cựu chiến binh xuất ngũ biểu tình liên tiếp trong nhiều ngày tại quảng trường Ủy ban thành phố Trấn Giang. Chính quyền thành phố như lâm đại địch, các biện pháp mềm dẻo và cứng rắn đều đã áp dụng, để toàn lực ngăn chặn các cựu chiến binh tiến vào Trấn Giang, quan chức các tỉnh thành đích thân đến hiện trường khuyên nhủ cựu chiến binh về nhà nhưng không có hiệu quả.

Một cựu chiến binh từ nơi khác đến để ủng hộ cho biết, ngày 21/6 ông đến Trấn Giang, nhưng các ga tàu đều từ chối bán vé cho các cựu chiến binh để ngăn chặn cựu chiến binh đi đến Trấn Giang, trên đường cao tốc cũng đặt các chướng ngại vật, chặn đường cựu chiến binh, tuy nhiên, vẫn có lượng lớn các lão binh phá được vòng vây để đến Trấn Giang.

Hiện tại, các cựu chiến binh đến Trấn Giang đều là những người đến từ hơn 10 tỉnh thành khác nhau, trong đó có Tứ Xuyên, Hồ Nam, Sơn Đông, Liêu Ninh, Giang Tây, Quảng Đông và Giang Tô, v.v.

Thông tin cho biết hàng ngàn cựu chiến binh tập trung tại trước cửa Ủy ban thành phố Trấn Giang để lên tiếng ủng hộ cho những cựu chiến binh bị đánh, khi thế hừng hực. Đêm ngày 22/6, chính quyền Trấn Giang đã điều động hàng ngàn cảnh sát đến dùng bạo lực để giải tán.

cựu chiến binh
Có người bị đánh chảy máu đầu (Ảnh từ internet)

Bắt đầu từ sáng sớm ngày 23/6, cảnh sát ra lệnh cưỡng chế các cựu chiến binh phải rời khỏi. Sau khi bị từ chối, hàng loạt cảnh sát cầm khiên và dùi cui xông vào đám đông cựu chiến binh xô đẩy, và đánh đập. Lúc này, có nhiều cựu chiến binh đã bị đánh đến vỡ đầu chảy máu.

Khoảng 1 tiếng đồng hồ sau, mấy ngàn cựu chiến binh đã bị cảnh sát chia cắt, xua đuổi, bắt bớ. Có người bị bắt đến trường trung học tập trung, có người chia sẻ thông tin cầu cứu trên mạng, có người bị ép phải chạy trốn, hiện trường là một đống lộn xộn, đầy vết máu.

Về sau, có nguồn tin từ hiện trường cho biết, hơn 2000 cựu chiến binh bị bắt và bị giam giữ phi pháp trong các trường học. Có 15 người bị trọng thương đang được cấp cứu tại bệnh viện địa phương, các cựu chiến binh không cách nào đi tham họ, phần lớn họ bị khống chế, cách ly, mất tự do, không thể liên lạc ra bên ngoài.

Sáng sớm ngày 23, tại quảng trường gần thành phố Trấn Giang đã không còn thấy bóng dáng của cựu chiến binh, chỉ có rất nhiều rác trên mặt đất.

Tuy nhiên đến sáng cùng ngày 23, Trấn Giang lại có rất nhiều cựu chiến binh khác đến để lên tiếng ủng hộ, còn hàng ngàn cựu chiến binh ly tán trước đó lại tiếp tục đến tập trung trước Ủy ban thành phố Trấn Giang để kháng nghị, họ tập hợp thành đội hình vuông đứng trước Ủy ban thành phố Trấn Giang hô lớn: cùng chết với chính phủ phản động!

Chiều ngày 23, lại có cựu chiến binh từ Tứ Xuyên, Hồ Nam, Sơn Đông, An Huy cùng ngồi xe đi tràn vào Trấn Giang, họ đứng xung quanh Ủy ban tạo thành hiện trường tập trung đông người, số người ngày càng tăng, tình hình ngày càng mở rộng.

Các cựu chiến binh cho biết, cảnh sát duy trì ổn định chú trọng dùng đông người để trấn áp, vậy thì các cựu chiến binh toàn quốc sẽ tập trung cùng nhau, lấy số đông để đối đầu với cái gọi là “duy trì ổn định” của họ, là hành động lên tiếng ủng hộ tốt nhất nhắm vào việc đòi quyền lợi ở Trấn Giang.

Các cựu chiến binh cho rằng, hành vi giải tán đám đông của chính quyền là đã đi một nước cờ vô cùng xấu, chỉ khiến cho niềm tin của người dân đối với chính quyền bị mất, dẫn đến bất mãn xã hội gia tăng, chỉ có thể tạo ra sự thù hận trong bối cảnh kháng nghị ngày càng phức tạp.

Video các cựu binh nhiều tỉnh thành Trung Quốc tập trung tại Trấn Giang  được chia sẻ trên Twitter:

 

Họ kêu gọi chính quyền nhanh chóng điều tra ra kẻ đánh người, và công khai đưa tin trên các kênh truyền thông chính, để đề phòng sự việc phát triển thêm bước nữa.

Tuy nhiên chính quyền đã ra sức phong tỏa thông tin, nhiều thông tin trên mạng đã bị xóa, và không thể nào đăng tải các video lên mạng được, nhiều người đăng video lên mạng cũng đã nhận được cảnh cáo của cảnh sát.

Thông tin cho thấy, sự kiện cựu chiến binh tập trung đòi quyền lợi này bắt nguồn từ việc có cựu chiến binh bị quan chức cho xã hội đen đánh bị thương nên mới dẫn đến sự việc nhiều người kháng nghị. Bên cạnh đó, các cựu chiến binh đến Trấn Giang đòi quyền lợi cũng được người dân Trấn Giang ra sức ủng hộ, có người dân địa phương đang mang nước và bánh đến cho họ, tài xế taxi địa phương còn miễn phí chở các cựu chiến binh đến ủng hộ.

Do quá nhiều cựu chiến binh đến Trấn Giang đòii quyền lợi, nên có tin nói, chính quyền đã triển khai hành động liên hợp trên toàn quốc, chính quyền các địa phương cũng điều động người đến Trấn Giang, nhìn thấy cựu chiến binh thuộc nơi mình quản lý thì bắt rồi đưa đi.

Trên mạng có lan truyền một văn kiện cho thấy, chính quyền đã tiến hành phong tỏa các cựu chiến binh trên toàn quốc để ngăn chặn họ đến Trấn Giang.

Về sự kiện cựu chiến binh đến Trấn Giang đòi quyền lợi, đến nay, chính quyền Trấn Giang vẫn chưa hề công bố bất cứ thông tin liên quan nào, truyền thông Đại lục cũng im bặt không hề nhắc đến sự kiện này. Do toàn bộ các thông tin liên quan đến Trấn Giang đều bị phong tỏa, nên hiện tại vẫn không rõ tình hình ra sao.

Video các cựu binh tập trung tại Trấn Giang:

Tuyết Mai

Xem thêm: