“Vào thời điểm tốt nhất, một tháng vận chuyển 15 container, nhưng bây giờ mỗi tháng chỉ có 1 hoặc 2 container.” – Trần Tử Ngôn (Chen Ziyan, hóa danh), ông chủ công ty vận chuyển hàng hóa ở Mỹ, than thở rằng kinh doanh không tốt, và tình hình thu nhập hiện tại thật khó nói.

shutterstock 700436785
Tàu không có container neo tại Cảng Thượng Hải, Trung Quốc. (Nguồn: Igor Grochev/ Shutterstock)

Ông Trần Tử Ngôn làm nghề vận chuyển hàng hóa từ Quảng Đông sang Mỹ đã hơn 20 năm, không ngờ lại gặp phải tình cảnh bi đát như vậy, giờ đây ông phải duy trì hoạt động bằng số tiền dành dụm được trong nhiều năm. Vào ngày 16/3, ông nói với phóng viên Epoch Times rằng: “Không tiếp tục duy trì, thì không cách nào nữa.”

Công việc kinh doanh không được cải thiện, nhưng tất cả các khía cạnh lại đều phải cần dùng tiền — thuê container, vận chuyển, thông quan, lao động tạm thời, phí bến tàu… “Mở cửa ra là phải dùng tiền”, ông Trần Tử Ngôn nói.

Trên thực tế, ông Trần không phải là người duy nhất gặp phải tình cảnh này. Từ cuối năm ngoái đến tháng 1 và tháng 2 năm nay, các container rỗng dùng để vận chuyển hàng hóa ngoại thương tiếp tục chất đống ở các cảng lớn của Trung Quốc như Thượng Hải, Ninh Ba, Quảng Đông, chỉ số giá vận chuyển hàng hóa container xuất khẩu tiếp tục giảm, người làm ngành vận chuyển hàng hóa ngoại thương cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Container chất đống, lưu lượng container giảm mạnh

Dữ liệu mới nhất từ ​​Container xChange, một nền tảng giao dịch container toàn cầu, cho thấy rằng trong tuần thứ sáu của năm 2023 (ngày 5 – 11/2), CAx (Chỉ số khả dụng của container) đối với container 40 feet của Cảng Thượng Hải cao tới 0,64, và đã liên tiếp ở trên 0,6 trong 11 tuần. Theo dữ liệu trước đó của nền tảng, trong tuần thứ hai của năm 2023 (ngày 2 – 8/1), CAx của container 40 feet tại Cảng Thượng Hải đạt 0,66.

Theo định nghĩa của Container exChange, nếu CAx vượt quá 0,5 có nghĩa là  cảng có thiết bị container dư thừa, trong khi nhỏ hơn 0,5 cho thấy thiết bị container không đủ.

Nhiều kênh truyền thông Trung Quốc Đại Lục gần đây đã tiết lộ rằng có hơn 4 lớp container xếp chồng lên nhau tại bến container thứ ba ở Bắc Luân (Beilun), Ninh Ba, tất cả đều trống rỗng. Các container rỗng được chất đống cao tới 6 hoặc 7 tầng tại nhiều bến khác nhau ở quận Cao Kiều Cảng (Gaoqiao Gang), Thượng Hải. Công nhân bến tàu Thượng Hải cho biết, nhiều nhất có thể xếp cao tới 8 tầng, ngoài ra còn có một số lượng lớn container rỗng ở Khu vực cảng nước sâu Dương Sơn. Các container rỗng tại cảng Diêm Điền (Yantian) ở Quảng Đông đã vượt qua mức tích lũy lớn nhất kể từ khi mở cảng 29 năm trước, các container đã được xếp chồng lên nhau đến 6-7 tầng.

Triệu Minh Lễ (Zhao Mingli, hóa danh), từng kinh doanh ngoại thương ở Thâm Quyến, phải chuyển sang lĩnh vực bất động sản, nói với phóng viên của Epoch Times vào ngày 15/3 rằng Cảng Diêm Điền trước đây rất khó tìm được container, nhưng bây giờ container rỗng chất đống như núi. Ông nói, “Ngoại thương năm nay là một mùa đông lạnh giá, và những chiếc container rỗng trên toàn cầu đang quay trở lại Trung Quốc.”

Việc xếp chồng các container có nghĩa là tỷ lệ container được vận chuyển thực thực tế giảm mạnh.

Ngày 16/3, tờ Nikkei Shimbun đưa tin, số liệu thống kê do công ty nghiên cứu Descartes Datamyne của Mỹ công bố cho thấy vào tháng 2/2023, khối lượng vận chuyển container đường biển từ châu Á đến Mỹ đã giảm 29% so với cùng tháng năm ngoái xuống còn 1.189.997 (container kích thước tiêu chuẩn 20 feet), giảm 17% so với tháng 01/2023. Lượng container xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ, chiếm gần 60% tổng lượng, đã giảm 36% so với cùng tháng năm ngoái và là tháng thứ 6 liên tiếp có mức giảm 2 con số.

Tôn Tiểu Ninh (Sun Xiaoning) làm việc tại một công ty hậu cần (logistics) ở Phật Sơn nói với Epoch Times vào ngày 16/3 rằng nhiều công ty trong nước đã đóng cửa và số lượng container mà công ty của ông có thể vận chuyển đã giảm xuống còn một container mỗi tháng, năng lực vận chuyển đã bị giảm 50% so với trước.

Mã Ích Lâm (Ma Yilin, hóa danh) đang kinh doanh kho bãi container Trung Quốc tại New Jersey, Mỹ nói với Epoch Times vào ngày 16/3 rằng ông biết một người bạn đang vận chuyển hàng hóa giữa Trung Quốc và Mỹ: “Công ty ông ấy thường vận chuyển 100 chiếc container mỗi tháng, nhưng giờ đã giảm xuống dưới 50 chiếc, tức là một nửa.” Ông cũng nói: “Đối với những đồng nghiệp mà tôi biết, hàng hóa trong kho (trước đây) đều được đặt ở đó, nhưng bây giờ chúng trống rỗng và không có container nào”.

Thu nhập trong chuỗi vận tải container giảm, thậm chí nhiều người thất nghiệp

Lượng vận chuyển container giảm khiến giá vận chuyển cũng giảm theo đã khiến lợi nhuận trong chuỗi vận tải giảm, những người làm trong ngành vận tải bao gồm cả các ông chủ vận tải và tài xế xe container đều khó kiếm tiền.

Theo dữ liệu từ Mạng lưới Container Trung Quốc, trong 3 tháng kể từ tháng 12/2022, Chỉ số giá vận chuyển container xuất khẩu của Trung Quốc (CCFI) tiếp tục giảm, tất cả các tuyến đều giảm và chỉ số tổng hợp đã giảm lần lượt 19,3%, 11,2% và 8,5% trong 3 tháng kể từ tháng 12/2022.

Theo Freightos Baltic Index, đầu tháng 3, chi phí gửi một container từ Trung Quốc đến Los Angeles đã giảm xuống còn 1.238 USD trong tuần từ 15.600 USD một năm trước đó.

Ông Trần Tử Ngôn nói với phóng viên Epoch Times rằng giá cước hiện tại rẻ hơn một nửa so với thời điểm đắt nhất trước đây. Ông Mã Ích Lâm (Ma Yilin), chủ sở hữu của công ty lưu trữ ở New Jersey, nói rằng công việc kinh doanh của nhiều đồng nghiệp của ông “đã thất bại” (ám chỉ phá sản), và một số đồng nghiệp của ông đang sa thải nhân viên vì họ không thể kiếm được tiền để trả lương, tỷ lệ này lên đến hơn hơn 30%.

“Không cần người nữa nữa, chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng sa thải,” ông Mã Ích Lâm nói. “Nửa cuối năm có thể sẽ nghiêm trọng hơn.”

Truyền thông Trung Quốc Đại Lục 360che.com đã đưa tin vào đầu tháng 3 rằng ông Dư (Yu), đội trưởng đội container cảng Diêm Điền, Thâm Quyến nói rằng lượng container rỗng ở cảng Diêm Điền đạt mức cao kỷ lục và lương của các tài xế xe tải cũng bị cắt giảm. Ông cho biết vào năm 2022, lương hàng tháng của tài xế xe container từ 14.000 đến 15.000 (Nhân dân tệ) và hiện tại các tài xế được tuyển dụng ở mức 8.000 đến 12.000, và tỷ lệ tài xế đi làm cũng giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2022. Gần như không có ai tuyển dụng tài xế.

Báo cáo cũng cho biết, khối lượng vận chuyển bằng xe tải tại Cảng Thượng Hải đã giảm mạnh, chưa bằng 80% so với trước khi xảy ra dịch bệnh và tiền lương của các tài xế xe tải ở Thượng Hải nhìn chung đang giảm. Chủ các đội xe nhỏ về cơ bản là “làm thuê cho tài xế”, lợi nhuận hàng tháng chỉ đủ trả lương cho tài xế. Các tài xế xe tải cho biết, ở đâu cũng gặp tài xế tìm việc, còn xe tải không tìm được việc thì nhan nhản khắp các con đường, ngõ hẻm.

Trong hoàn cảnh như vậy, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc có một cách nói khác.

Vào ngày 20/3, tại một cuộc họp báo, ông Du Kiến Hoa (Yu Jianhua), Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan của Trung Quốc, cho biết vấn đề tích tụ container là do chi phí lưu kho nội địa thấp và ảnh hưởng quy luật mùa vụ gây ra, đồng thời tuyên bố rằng lượng lớn container trống “tập trung lực lượng ở cảng chờ xuất phát”, phản ánh thị trường quốc tế vẫn lạc quan về khả năng xuất khẩu của Trung Quốc trong giai đoạn tiếp theo.

Trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times vào ngày 21/3, chuyên gia tài chính Đài Loan Hoàng Thế Thông cho biết, tuyên bố của ông Du Kiến Hoa là báo hỷ (báo chuyện vui) quá mức. Mặc dù việc tập trung các container là có nhân tố theo mùa vụ, nhưng tỷ lệ vận chuyển năm nay đặc biệt thấp, cho thấy xuất khẩu hiện tại của Trung Quốc kém hơn những năm trước.

“Rõ ràng là một chuyện không vui, nhưng muốn nói nó thành chuyện vui, thì chỉ có thể nói chính quyền (ĐCSTQ) chính là thái độ như thế.” Ông Hoàng Thế Thông nói, chính quyền hô hào khẩu hiệu, tạo thanh thế, mục đích là để “duy trì ổn định” lòng dân, tình hình kinh tế thực tế không hề lạc quan.

Một bài báo trên trang Henan Wang của tỉnh Hà Nam vào ngày 12/3 cho biết, các đơn đặt hàng ngoại thương đã giảm 80% và gần 350.000 việc làm đã bị mất.

Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan của Trung Quốc vào ngày 7/3, trong hai tháng đầu năm nay, tổng giá trị thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ là 102 tỷ đô la Mỹ, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, xuất khẩu sang Mỹ là 71,7 tỷ USD, giảm 15,2%. Báo cáo của Viện Nghiên cứu Ngân hàng Trung Quốc vào ngày 28/2 cho biết, Mỹ là quốc gia xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc và việc xuất khẩu sang Mỹ suy giảm đã kìm hãm nghiêm trọng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung của Trung Quốc.

Bởi vì ĐCSTQ luôn che đậy sự thật, nên ngoại giới thường tin rằng tình hình thực tế nghiêm trọng hơn những gì được công bố.