Hiện nay có đến một nửa đất nước Trung Quốc nằm trong vùng ảnh hưởng của nước lũ, trong khi đó người dân trong vùng tai ương dường như bắt đầu chán ngán, không còn hy vọng quan nào đến cứu viện được và cũng không mong ước gì quan to nào đến thị sát tình hình. Nhưng thực tế thảm họa ở Trung Quốc không chỉ là lũ lụt hay giông bão. Mới đây Bộ Quản lý Khẩn cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã công bố báo cáo tóm tắt về thảm họa trên toàn quốc vào tháng Bẩy, vô tình để lộ sự thật khó tin. Dù thảm họa liên miên là vậy, nhưng những quan chức hàng đầu có vẻ vẫn bình thản, sau khoảng 10 ngày làm dáng liên tục trên truyền thông nhà nước thì gần đây bất ngờ im hơi lặng tiếng, trong khi người dân vẫn đang tiếp tục chịu tai ương.

Đập Tam Hiệp
Đập Tam Hiệp tại Trung Quốc. (Ảnh: isabel kendzior / Shutterstock).

“Lãnh đạo mạnh mẽ” không thể ngăn chặn thảm họa

Ngày 4/8, Bộ Quản lý Khẩn cấp của ĐCSTQ đã công bố báo cáo tóm tắt về thảm họa tháng Bẩy. Ở phần đầu báo cáo đặc biệt nhấn mạnh rằng tình trạng chính chi phối đất nước vào tháng Bẩy là lũ lụt và thảm họa địa chất, bao gồm giông gió, mưa đá, động đất, hạn hán và cháy rừng xảy ra ở các mức độ khác nhau. Nhưng nhờ “lãnh đạo mạnh mẽ” của Ban Chấp hành Trung ương Đảng với đồng chí Tập Cận Bình làm nòng cốt và nỗ lực chung của tất cả các ban ngành, đã “đảm bảo hiệu quả về an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân”, “giảm tối đa thiệt hại do thiên tai”.

Nhưng thực tế qua các thông tin đại chúng cho thấy công việc của lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình vẫn là chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị, học tập, không ngừng hô hào xây dựng quân đội hùng mạnh, tham gia lễ phóng vệ tinh Beidou (Bắc Đẩu), đích thân phong quân hàm Thượng tướng, ký lệnh khen thưởng, đi thăm trường đại học hàng không, thăm đài tưởng niệm chiến tranh, và bận rộn thể hiện uy quyền trong bộ máy quân đội. Ông Tập Cận Bình cũng tranh thủ giành uy quyền trong lĩnh vực kinh tế, dù thường xuyên xuất hiện nhưng động thái không cho thấy ông Tập Cận Bình quan tâm đến việc chống lũ lụt và cứu trợ thảm họa. Các nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ chưa bao giờ đến chiến tuyến đầu cứu trợ thảm họa, không biết họ thực hiện cái gọi là “lãnh đạo mạnh mẽ” là thế nào. Trong khi bệnh dịch viêm phổi Vũ Hán đang bùng phát lại đi cùng giông bão lũ lụt thiên tai liên miên nhưng chẳng thấy giới lãnh đạo cao nhất tỏ ra quan tâm.

Dữ liệu thảm họa tháng Bẩy của Bộ quản lý khẩn cấp ĐCSTQ chỉ ra: “Tổng cộng 43,08 triệu người bị ảnh hưởng bởi các thảm họa tự nhiên khác nhau, 130 người thiệt mạng hoặc mất tích, 2,997 triệu người đã được di dời trong trường hợp khẩn cấp, 27.000 ngôi nhà bị sập và 244.000 ngôi nhà bị hư hại ở các mức độ khác nhau. Diện tích bị ảnh hưởng bởi thảm họa là 5.606 ha, thiệt hại trực tiếp về kinh tế là 117 tỷ nhân dân tệ (RMB). So với cùng kỳ năm trước, số người bị ảnh hưởng bởi thảm họa tăng 72%, nhưng số người chết và mất tích do thảm họa giảm 30%, còn số lần di dời khẩn cấp tăng 125%, số nhà sập tăng 6%, thiệt hại về kinh tế tăng 107% ”.

Vì thiệt hại quá nghiêm trọng nên cũng không thể cho thấy “lãnh đạo quyết liệt” của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, vì vậy báo cáo tóm tắt đã đặc biệt bổ sung: “So với số liệu bình quân cùng kỳ 5 năm qua thì số người bị ảnh hưởng bởi thiên tai và số người chết/mất tích do thiên tai đã giảm lần lượt 9% và 58%, lượt người di chuyển khẩn cấp và tái định cư tăng 18%, số nhà sập giảm 74%, thiệt hại kinh tế trực tiếp về cơ bản là không thay đổi so với số liệu bình quân cùng kỳ 5 năm qua”.

Theo tính toán này thì trong 5 năm qua bình quân hàng năm số người bị nạn [thiên tai] cao hơn năm nay nhiều, còn số người chết hoặc mất tích trung bình hàng năm [trong 5 năm qua] vẫn cao gấp hơn 5% năm nay, số nhà sập bình quân hàng năm trước đây thì càng khủng khiếp hơn, nhưng thiệt hại về kinh tế cũng tương đương. Số liệu đầy mâu thuẫn như vậy có lẽ muốn làm nổi bật thành tích cứu trợ thiên tai năm nay, nhưng mà 5 năm qua vẫn cùng một ban lãnh đạo trung ương nên dù [năm nay] họ có xuất sắc thế nào thì trách nhiệm thiệt hại khổng lồ trong quá khứ và hiện tại cũng không thể đẩy đi đâu được.

Trận lụt mang tính lịch sử cho thấy mâu thuẫn trong lập luận

Báo cáo tóm tắt của Bộ Quản lý Khẩn cấp ĐCSTQ cho biết chỉ số lượng mưa trong tháng Bẩy tại 46 trạm quan sát cấp quốc gia ở các nơi như An Huy, Giang Tây, Hồ Bắc, Hồ Nam đều vượt quá mức báo động, trong số đó tại 20 trạm quan trắc phá kỷ lục lịch sử…. Tổng cộng 385 con sông ở 23 tỉnh (khu tự trị và thành phố) có lũ lụt vượt mức báo động… 39 con sông ở hạ lưu sông Dương Tử và sông Xương ở Giang Tây, ở trung lưu sông Hoài, và hồ Sào ở An Huy đã trải qua những trận lũ chưa từng thấy trong lịch sử.

Báo cáo tóm tắt cũng nêu rõ: “Lũ lụt trên cả nước trong tháng Bẩy đã làm 38,173 triệu lượt người chịu thảm họa, 56 người chết và mất tích, 2,996 triệu người phải tái định cư khẩn cấp; 27.000 ngôi nhà bị sập và 240.000 ngôi nhà bị hư hỏng ở các mức độ khác nhau; diện tích cây trồng bị ảnh hưởng 38,687 nghìn ha; mức thiệt hại kinh tế trực tiếp là 109,74 tỷ RMB. So với mức trung bình của cùng kỳ 5 năm qua thì số người bị ảnh hưởng bởi thiên tai lũ lụt và tái định cư khẩn cấp trong tháng Bẩy lần lượt tăng 62,5% và 88,6%.”

Các số liệu này cho thấy đây là một trận lũ mang tính lịch sử, nhưng báo cáo lại cho biết “Số người chết/mất tích và số nhà sập giảm lần lượt là 74,2% và 67,3%. Ngoài ra, thảm họa địa chất do các yếu tố tự nhiên gây ra trong tháng Bẩy đã làm 60 người chết và mất tích.”

Thêm một dữ liệu khác tự mâu thuẫn là trong thông tin được công bố gần đây cho thấy không có nguồn cung cấp cứu trợ nào được phân bổ. Các quan chức hàng đầu của ĐCSTQ đã tuyên bố rằng nền kinh tế đang phục hồi, nhưng lại không có hoạt động cung cấp thêm hàng cứu trợ nào cho những vùng thảm họa. Như vậy là người dân hoàn toàn phải tự cứu mình, không cần phải “được” lãnh đạo dẫn dắt nữa.

Những thảm họa khác mà hầu hết mọi người không biết

Báo cáo tóm tắt của Bộ Quản lý Khẩn cấp cũng chỉ ra những thảm họa khác mà ít người nghe đến. Khi đưa tin về báo cáo thì Tân Hoa xã của ĐCSTQ chỉ trích dẫn số liệu thông tin về lũ lụt, còn các thảm họa khác thì cố tình bỏ qua. Chắc là quan chức của ĐCSTQ muốn thể hiện cho thấy tình hình đất nước đang đầy triển vọng, điều này cũng dễ hiểu vì trong cuộc khủng hoảng tất nhiên phải cố gắng làm sao cho mọi người thấy càng ít thảm họa càng tốt.

Báo cáo tóm tắt nêu rõ: “Vào tháng Bẩy, mưa tuyết tại các vùng như trung tâm và phía nam của đông bắc Trung Quốc, phần phía đông của miền bắc Trung Quốc và phần lớn miền nam Trung Quốc giảm từ 40 đến 80% so với mức trung bình của cùng kỳ hàng năm [5 năm qua]. Tình hình phía bắc Trung Quốc cho thấy, các vùng như Nội Mông, Liêu Ninh, Hắc Long Giang, Thiểm Tây, Tân Cương… đã liên tiếp xảy ra hạn hán… làm cho 2,79 triệu người bị ảnh hưởng, diện tích cây trồng bị ảnh hưởng là 1.178 héc-ta.”

Nhưng hạn hán không chỉ ở miền bắc mà còn có cả ở miền nam. Báo cáo tóm tắt cho biết rằng “Từ tình hình miền nam cho thấy… những nơi như Phúc Kiến, Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây… đã bị ảnh hưởng bởi hạn hán. Hạn hán ở miền nam Vân Nam vẫn tiếp diễn, trong khi hai tỉnh là Hồ Nam và Giang Tây thì phía bắc bị ngập lụt còn phía nam bị hạn hán.”

Ngoài ra còn có mưa đá. Báo cáo tóm tắt nêu rõ: “Vào tháng Bẩy, trên cả nước có 10 lần xảy ra quá trình thời tiết đối lưu khắc nghiệt, tại 20 tỉnh (khu tự trị, thành phố) và vùng Quân đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương đã phải hứng chịu thảm họa gió và mưa đá ở các mức độ khác nhau khiến 1,183 triệu người bị ảnh hưởng, 14 người chết, thiệt hại kinh tế trực tiếp là 29,3 triệu RMB. Khu vực phía bắc bị nặng hơn; thiệt hại kinh tế do gió và mưa đá tại 5 tỉnh (khu tự trị) như Hà Bắc, Sơn Tây, Nội Mông, Thiểm Tây và Tân Cương là 2,4 tỷ RMB.”

Gần đây có thể nhiều người đã thấy những thông tin hoặc video về mưa đá, nhưng họ không ngờ phạm vi diễn ra lại rộng lớn như vậy. Tất nhiên, Bộ Quản lý Tình trạng Khẩn cấp vẫn sử dụng dữ liệu trong 5 năm qua để cho thấy thảm họa hạn hán và mưa đá là tương đối nhỏ.

Báo cáo còn cho biết về tình trạng hỏa hoạn, “Trong tháng Bẩy cả nước xảy ra 106 vụ cháy rừng, nhưng không gây thương vong. Các vụ cháy chủ yếu tập trung ở Nội Mông và dãy núi Đại Hưng An của Hắc Long Giang, hai vùng này tổng cộng có 97 vụ cháy, chiếm 91% số vụ cháy rừng trong tháng Bẩy, nguyên nhân đều do sét đánh. So với trung bình cùng kỳ 5 năm qua, số vụ cháy rừng đã tăng 48 vụ, biên độ tăng là 84% ”.

Bao nhiêu vụ cháy như vậy mà toàn là do sét đánh thì phải thấy rằng có thể xem Trung Quốc đại lục là nơi thường xuyên xảy ra dị tượng, và quan chức cấp cao ĐCSTQ không thể không biết được điều này.

Báo cáo cũng thông báo về tình hình động đất, chỉ ra rằng “Trong tháng Bẩy cả nước xảy ra 20 trận động đất có cường độ 4,0 độ richter trở lên, số trận động đất mạnh 4 và 5 độ richter nhiều hơn đáng kể so với cùng kỳ bình quân năm [5 năm]. Trận động đất mạnh 5,1 độ Richter ở Đường Sơn tỉnh Hà Bắc xảy ra vào ngày 12/7, và trận động đất mạnh 6,6 độ Richter ở huyện Nyima của Tây Tạng vào ngày 23/7 đang được xã hội quan tâm.”

Như vậy, Trung Quốc vào tháng Bẩy đồng loạt cùng xảy ra lũ lụt, hạn hán, mưa đá, hỏa hoạn và động đất; nhưng lạ kỳ là còn có hiện tượng gây sốc vào cuối tháng Bẩy khi tuyết rơi ở Bắc Kinh và Thượng Hải. Nếu là các hoàng đế thời xưa thì có thể đã phải hoảng hốt triệu tập các quan đại thần để cùng nhau kiểm điểm lại phẩm hạnh của mình, thậm chí công khai kiểm điểm trước công chúng.

Về cơ bản thì truyền thông của ĐCSTQ không đưa tin về những thảm họa này, chỉ tập trung ca ngợi các buổi lễ và hội nghị chuyên đề của quan chức cấp cao. Với giới quan chức cấp cao ĐCSTQ ngày nay tưởng như họ không tin thần thánh và bàng quan trước thảm họa thiên tai, nhưng hiện tượng họ đồng loạt ẩn thân không xuất hiện đã một lần nữa cho thấy rằng tất cả đều rất quan tâm, nhận thức sâu sắc rằng rất có thể đại nạn năm Canh Tý sắp diễn ra.

Chung Nguyên / Epoch Times

Xem thêm: