Theo The Wall Street Journal đưa tin, chính phủ Trung Quốc thông qua đầu tư vào một doanh nghiệp khởi nghiệp tại Los Angeles để mua một vệ tinh của công ty Boeing (Mỹ). Mục đích của việc này là muốn có được công nghệ vệ tinh tuyệt mật Boeing. Truyền thông Mỹ cho biết, người phụ trách đàm phán trong vụ mua bán này là ông Cảnh Chí Viễn (Geng Zhiyuan) – con trai của cựu Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Cảnh Tiêu (Geng Biao).  

vệ tinh
Ảnh minh họa từ internet

The Wall Street Journal (WSJ) đưa tin hôm 5/12 cho biết, nhà máy của Công ty Boing nằm tại Los Angeles, sắp hoàn thành sản xuất một vệ tinh dựa vào sử dụng công nghệ được giới hạn của quân đội Mỹ, bên mua vệ tinh này là công ty mới thành lập Global IP, dự án của Global IP là muốn cải thiện tốc độ truy cập mạng internet tại châu Phi.

Bản tin cho biết, năm 2015, công ty con của Công ty quản lý tài sản Phương Đông (China Orient Asset Management, gọi tắt là Công ty Phương Đông) đã thông qua một công ty đầu tư ở nước ngoài tại Quần đảo Virgin thuộc Anh có tên Bronzelink, để đầu tư 175 triệu USD vào công ty Global IP mới thành lập có trụ sở tại Los Angeles, đồng thời mua lại 75% quyền lợi của công ty này và lấy danh nghĩa công ty công nghệ để mua vệ tinh từ Boing.

Công ty Phương Đông Trung Quốc thuộc sở hữu của Bộ Tài chính Trung Quốc, lãnh đạo cấp cao của công ty phụ trách đàm phán hợp đồng mua bán là Cảnh Chí Viễn (con trai của cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc Cảnh Tiêu). Trước khi ký hợp đồng vào tháng 8/2016, thành viên phía Trung Quốc của hội đồng quản trị Global IP đã tới thăm Los Angeles mà không báo trước, họ yêu cầu kiểm tra thiết kế vệ tinh trong hợp đồng, nhưng đã bị hai người sáng lập Global IP từ chối.

Hai người sáng lập Global IP là Emil Youssefzadeh và Umar Javed cho biết, khi họ ý thức được rằng Bronzelink có liên quan đến chính phủ Trung Quốc, 2 năm qua vẫn luôn nói cho phía Boing rằng nguồn vốn của chính phủ Trung Quốc đang giúp họ mua vệ tinh của Boing.

Hai nhà sáng lập cuối cùng đã chọn từ chức và trong năm 2017, đồng thời đã đệ đơn kiện một công ty con của Công ty Phương Đông. Trong đơn kiện có nói, các thực thể thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc đã tiếp quản dự án vệ tinh do gian lận, khiến người sáng lập có nguy cơ vi phạm luật pháp của Mỹ. Hai vị này đang tìm cách bồi thường thiệt hại.

WSJ đưa tin, trên thực tế, theo hồ sơ của công ty, tài liệu tại tòa án và những thông tin mà người nắm rõ tình hình đang có, dự án mua vệ tinh này được chính phủ Trung Quốc tài trợ khoảng 200 triệu USD. Số tiền này là từ một công ty tài chính thuộc sở hữu của nhà nước Trung Quốc, giao dịch phức tạp này đã thông qua một số công ty nước ngoài để đưa tiền chi trả cho Boing.

Hiện tại, vệ tinh này sắp được hoàn thành tại nhà máy của Boing tại Los Angeles, sắp được đưa vào thử nghiệm, nhanh nhất là vào mùa xuân năm 2019 sẽ được Công ty Space X phóng lên.

Dù mục đích ban đầu của vệ tinh này là cải thiện dịch vụ internet tại châu Phi, nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng, sau khi đưa vệ tinh vào quỹ đạo, chính phủ Trung Quốc sẽ thay đổi mục đích sử dụng của vệ tinh. Chương trình không gian của Trung Quốc đòi hỏi phải có công nghệ vệ tinh tiên tiến, tuy nhiên pháp luật của Mỹ lại cấm xuất khẩu công nghệ vệ tinh sang Trung Quốc.

Adm. Dennis Blair – cựu Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ nói: “Điều khiến tôi khó hiểu đó là, Boeing biết rõ chính phủ Trung Quốc tham gia nhưng vẫn tiếp tục thúc đẩy dự án này. Họ thường xuyên xử lý các dự án tương tự, họ biết rõ nội dung và dụng ý của pháp luật Mỹ về phương diện này.”

Trong một tuyên bố của Boing, công ty này cho biết việc chế tạo vệ tinh này là được sự phê chuẩn xuất khẩu của Bộ Thương mại Mỹ. Tuy nhiên, Boing từ chối nói thêm về việc khi họ gửi hồ sơ xét duyệt, liệu họ có nói rõ với người phụ trách liên quan của Bộ Thương mại về nguồn gốc tiền của dự án này đến từ đâu hay không.

Huệ Anh

Xem thêm: