Trong bối cảnh mới đây BBC, Forbes cũng như các tổ chức nhân quyền như Human Right Watch đã lên tiếng về nạn mổ cướp nội tạng do chính quyền ĐCSTQ hậu thuẫn, người ta vẫn có thể nhìn lại và thấy được ảnh hưởng của ĐCSTQ đối với nhiều cơ quan truyền thông phương Tây. 1 năm trước đây, phóng viên của tờ Washington Post vẫn còn bị ĐCSTQ che mắt với chiêu bài “chúng tôi đã thay đổi”… Chính quyền Trung Quốc vẫn luôn muốn mê hoặc thế giới với những kịch bản lừa đảo lặp đi lặp lại.

Tóm tắt bài viết:

  • Bối cảnh
  • Kịch bản lặp lại
  • Những lời nói dối có cánh
  • Sự im lặng đáng sợ của giới truyền thông
  • Lịch sử lặp lại

Bối cảnh

Tháng 12 năm 2015, Thủ tướng Canada, ông Justin Trudeau, đã đề cập đến vấn đề bức hại tín ngưỡng và các vấn đề nhân quyền khác ở Trung Quốc trong cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong thời gian diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) ở Philippines.

Tháng 5 năm 2016, 12 nghị sĩ của Nghị viện châu Âu đưa ra bản tuyên bố chung yêu cầu Nghị viện châu Âu điều tra hoạt động thu hoạch trái phép và buôn lậu nội tạng từ những người tập Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ, người theo Phật giáo Tây Tạng, và các nhóm Cơ Đốc giáo tại gia (House Christian), của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Tại buổi mít-tinh đánh dấu 17 năm cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc, diễn ra vào ngày 20 tháng 7 năm 2016, cựu Nghị sĩ Quốc hội Israel, ông Moshe Feiglin cho biết, về vấn đề ĐCSTQ mổ cướp nội tạng của người tập Pháp Luân Công, Israel sẽ đi tiên phong như ngọn hải đăng của cả thế giới, ngăn chặn tội ác phản nhân loại này.

Cùng năm 2016, Mỹ ra Nghị quyết 281 “kêu gọi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) chấm dứt việc thu hoạch nội tạng từ các tù nhân, cụ thể là từ các tù nhân lương tâm là các học viên Pháp Luân Công cũng như thành viên của các nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo khác.” Hạ viện Mỹ cũng thông qua nghị quyết 343, lên án việc thu hoạch nội tạng của người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc.

Lợi dụng truyền thông phương Tây, Trung Quốc bao che tội ác phản nhân loại
Ngày 12/9/2016, Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Schulz chính thức công bố Tuyên bố số 48, kêu gọi dừng hành vi mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, khi chính phủ các quốc gia trên thế giới đang ngày càng nhận rõ sự thật về vấn nạn thu hoạch nội tạng của tù nhân lương tâm đang diễn ra tại Trung Quốc, thì chính quyền nước này vẫn tiếp tục diễn kịch, dùng cả “quyền lực mềm” lẫn “quyền lực nhọn” hòng mê hoặc thế giới về tội ác phản nhân loại của mình, và điều này có ảnh hưởng lớn nhất tới các kênh truyền thông phương Tây.

Mới đây nhất, vào tháng 9 năm 2017, tờ Washington Post đã cho đăng tải một bài viết có tựa đề: “Trung Quốc đã từng thu hoạch tạng từ tử tù. [Nhưng] dưới áp lực [của quốc tế], việc này cuối cùng đã kết thúc”. Bài viết cho rằng những cáo buộc thu hoạch tạng cho tới hiện tại là “một lời buộc tội đen tối đầy ác ý”. Tuy nhiên, Washington Post đã bị chính quyền ĐCSTQ lừa dối theo cùng một cách mà các đại diện Đại sứ quán Mỹ từng bị lừa dối vào 11 năm trước.

Kịch bản lặp lại

Trung Quốc đã nhiều lần diễn kịch để che đậy tội ác mổ cướp nội tạng của mình. Lần đầu tiên là đối với các nhà điều tra Liên Hiệp Quốc.

Sự việc bắt đầu vào ngày 8 tháng 3 năm 2006, khi một cựu phóng viên truyền thông giấu tên người Trung Quốc ở Nhật Bản đã liên hệ với các Hoa kiều ở Mỹ và cho biết, tại Tô Gia Đồn, thành phố Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh có tồn tại một nơi giam giữ bí mật lượng lớn người tập Pháp Luân Công. Theo đó, những người này sẽ bị giết và lấy nội tạng để đem cấy ghép.

Chín ngày sau khi thông tin này được đưa lên mặt báo, một cựu nhân viên y tế từng làm việc tại tỉnh Liêu Ninh đã tiết lộ thêm, địa điểm giam giữ bí mật được nói tới chính là Trung tâm điều trị nghẽn mạch máu bằng phương pháp Đông-Tây y kết hợp Tô Gia Đồn, số 49 đường Tuyết Tùng, quận Tô Gia Đồn, Thẩm Dương. Chồng cũ của cô – một bác sĩ phẫu thuật não – đã tham gia mổ cướp tạng từ những người tập Pháp Luân Công còn sống, cụ thể là mổ lấy giác mạc.

Lợi dụng truyền thông phương Tây, Trung Quốc bao che tội ác phản nhân loại
Bà Anne (bí danh), vợ của cựu bác sĩ phẫu thuật đã lấy đi giác mạc của 2.000 người tập Pháp Luân Công còn sống, cùng với nhân chứng thứ hai tên là Peter, là những người đầu tiên phơi bày tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

Trước những lời buộc tội nhạy cảm như vậy, chính quyền ĐCSTQ không hề lên tiếng trong suốt 10 ngày liền, một điều chưa bao giờ xảy ra đối với những cáo buộc nhân quyền nghiêm trọng. Cho đến ngày 28 tháng 3, người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc Tần Cương mới lên tiếng phủ nhận sự việc, đồng thời gửi lời mời truyền thông quốc tế đến thăm Tô Gia Đồn.

ĐCSTQ sắp xếp cho các quan chức đại diện của Đại sứ quán Mỹ đang ở Trung Quốc tới thăm Tô Gia Đồn, và các quan chức này kết luận rằng họ không tìm thấy chứng cứ nào tại bệnh viện nói trên. Quá hiển nhiên, 2 tuần là đủ để xóa đi dấu vết của một trại tập trung bí mật… Điều đáng nói là khi các nhà điều tra nước ngoài muốn vào Trung Quốc để điều tra theo lời mời của Tần Cương, tất cả họ đều bị từ chối cấp thị thực.

Không nản lòng, các nhà điều tra độc lập đã mở rộng phạm vi điều tra ra toàn Trung Quốc. Họ đã gọi điện tới các bệnh viện trên khắp nước này và thu thập bằng chứng ghi âm gây sốc về thực trạng ghép tạng. Cuối cùng, vào tháng 7 năm 2006, hai nhà điều tra là luật sư nhân quyền David Matas và cựu quốc vụ khanh Canada David Kilgour đã công bố báo cáo điều tra đầu tiên về tội ác thu hoạch tạng của chính quyền ĐCSTQ, với 33 bằng chứng trong đó có cả các băng ghi âm cho thấy các bác sĩ tại bệnh viện ghép tạng thừa nhận có tạng sống từ người tập Pháp Luân Công.

Kịch bản dối trá của ĐCSTQ bị lật tẩy.

Sau khi công bố báo cáo đầu tiên, các nhà điều tra độc lập tiếp tục công bố nhiều báo cáo và cuốn sách chi tiết hơn, với các bằng chứng ngày càng cụ thể, vào năm 2007 (bản cập nhật báo cáo Kilgour – Matas), 2009 (sách “Thu hoạch đẫm máu”), 2012 (sách “Tạng nhà nước”), 2014 (sách “Đại thảm sát”), và mới đây nhất là bản báo cáo “Thu hoạch đẫm máu – Đại thảm sát – Bản cập nhật” được công bố vào ngày 30 tháng 4 năm 2017. Với nỗ lực của họ, cộng đồng quốc tế và các chính phủ đã lần lượt đưa ra các nghị quyết, thông cáo chính thức phản đối tội ác phản nhân loại của ĐCSTQ.

Lợi dụng truyền thông phương Tây, Trung Quốc bao che tội ác phản nhân loại
Nhà báo điều tra độc lập được đề cử Nobel Hòa Bình Ethan Gutmann và cuốn “The slaughter” (Đại thảm sát) nói về vấn đề mổ cướp nội tạng người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc.

Những tưởng kịch bản dối trá năm nào sẽ không bao giờ lặp lại, nhưng nó lại lặp lại 1 lần nữa.

Vào ngày 4 tháng 2 năm 2016, phóng viên điều tra Matthew Robertson đã công bố một báo cáo điều tra, gọi Bệnh viện Trung tâm số 1 thành phố Thiên Tân là một bệnh viện giết người. Matthew Robertson đã căn cứ vào các chứng cứ hoàn toàn có thể kiểm chứng về quá trình phát triển, quy mô cấy ghép và số lượng cấy ghép diễn ra tại bệnh viện này, làm cơ sở để kết luận rằng có hàng chục ngàn ca cấy ghép đang diễn ra tại bệnh viện này hàng năm.

Lợi dụng truyền thông phương Tây, Trung Quốc bao che tội ác phản nhân loại
Quy mô bệnh viện trung tâm số 1 Thiên Tân. (Ảnh qua Washingtonpost)

Theo đó, chính truyền thông Thiên Tân đã đưa tin rằng trước khi Bệnh viện Trung tâm số 1 thành phố Thiên Tân quyết định mở rộng, số lượng ca cấy ghép tại đây tăng đột biến, từ 209 ca ghép gan năm 2002, tăng lên đến 1.000 vào năm 2003. Năm 2003 là thời điểm bệnh viện này quyết định mở rộng cơ sở vật chất để cho việc cấy ghép tạng. Với 20 triệu USD đột ngột được đầu tư vào, khu vực xây mới có 500 giường phục vụ cấy ghép trên diện tích 36.000m2, phục vụ cho: ghép gan, thận, tụy, xương, da, tóc, tim, phổi, giác mạc, và cuống họng. Trong hồ sơ dữ liệu về việc thi công mở rộng Thiên Tân có viết, trước khi mở rộng thì: “Hàng ngày có khoảng 2.000 bệnh nhân ngoại trú; số lượng giường bệnh sử dụng là 86%; số lượng giường bệnh dành cho ghép thận và gan là 90%.”

Với 500 giường bệnh chuyên ghép tạng, và 726 giường có sẵn, hoạt động hết công suất (theo các thông tin tổng hợp do chính bệnh viện này công bố, cùng thông tin từ những người du lịch ghép thận từ Hàn Quốc tới đây), với số ngày điều trị ghép tạng cho một bệnh nhân là khoảng 30 ngày, chúng ta có thể dễ dàng thấy được mức độ ghép tạng trong 1 năm ở Thiên Tân lên đến con số khủng khiếp ra sao.

Trước những con số hùng hồn ấy, chính quyền Trung Quốc một lần nữa làm ngơ.

Một năm sau, vào ngày 15/9/2017, tờ Washington Post mới cho đăng tải một bài viết của phóng viên Simon Denyer có tựa đề: “Trung Quốc đã từng thu hoạch tạng từ tử tù. [Nhưng] dưới áp lực [của quốc tế], việc này cuối cùng đã kết thúc”.

Tuy nhiên, cách điều tra của phóng viên Simon Denyer là một dấu hỏi lớn. Denyer đã thực hiện cuộc điều tra của mình một cách công khai, không mang tính điều tra, bằng cách phỏng vấn các bác sĩ và y tá trong bệnh viện thay vì tự mình kiểm chứng thông tin. Sau đó, Denyer dẫn chứng một số liệu không trực tiếp về số lượng thuốc chống đào thải nội tạng sau cấy ghép được nhập vào Trung Quốc của công ty Quintiles IMS để chứng minh rằng Bệnh viện Trung tâm số 1 thành phố Thiên Tân nói riêng và Trung Quốc nói chung không phải là một nhà máy ghép tạng tội ác. Đây là một luận chứng yếu, vì Trung Quốc có thể tự sản xuất thuốc chống đào thải mà không cần phải nhập của nước ngoài. Cuối cùng, Simon Denyer kết luận rằng những cáo buộc thu hoạch tạng cho tới hiện tại là “một lời buộc tội đen tối đầy ác ý”.

Lợi dụng truyền thông phương Tây, Trung Quốc bao che tội ác phản nhân loại
Bài viết của phóng viên Simon Denyer.

Cùng năm 2017, TV Chosun Hàn Quốc phát đi một phóng sự điều tra thực địa, vạch trần việc hàng chục ngàn người Hàn Quốc đã và đang tiếp tục tới Trung Quốc để du lịch ghép tạng. Chỉ riêng tại Bệnh viện Trung tâm Số 1 Thiên Tân, nơi có Trung tâm Ghép tạng Đông phương, trong đó đưa ra các thông tin khủng khiếp:

  • Một ngày có thể có tới 8 ca ghép tạng.
  • Chỉ mất 2 giờ là đã có nội tạng tươi.
  • Thời gian chờ từ 2 ngày, 1 tuần đến hơn 1 tháng.
  • Nếu trả thêm tiền thì sẽ sớm được nhận tạng.
  • Tỉ lệ sử dụng hơn 700 giường bệnh là 131%

Một phép nhân đơn giản cũng có thể cho thấy số lượng tạng phục vụ chỉ riêng cho bệnh nhân nước ngoài. Điều đó cho thấy hoạt động ghép tạng vẫn đang diễn ra rầm rộ tại Bệnh viện Thiên Tân, bất chấp cả Quy định Ghép tạng năm 2007 của Trung Quốc cấm việc người nước ngoài được phép tới quốc gia này để ghép tạng. Sau 11 năm, kịch bản lừa dối của ĐCSTQ một lần nữa lại xảy ra, và lần này người ta không biết có sự tiếp tay của truyền thông phương Tây hay không. (Xem bài viết: Phóng sự TV Chosun: “Giết người để sống”)

Những lời nói dối có cánh

Nói tới việc lừa dối truyền thông, người thường được truyền thông phương Tây nhắc tới như một hình ảnh đi đầu trong việc cải tổ hệ thống cấy ghép tạng của Trung Quốc chính là Hoàng Khiết Phu, cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc. Nhưng những gì được đưa ra hay trích dẫn làm bằng chứng cho thấy hệ thống cấy ghép tạng ở Trung Quốc đã thay đổi chẳng qua chỉ là những phát ngôn của ông Hoàng Khiết Phu. Toàn bộ những dữ liệu chính xác và chi tiết về nguồn tạng đều không được chính quyền ĐCSTQ công khai, các nhà điều tra không được phép truy cập vào các trang dữ liệu ghép tạng của ĐCSTQ.

Nhưng lời nói của ông Hoàng Khiết Phu có đáng tin cậy? Hoàng Khiết Phu có một lịch sử nói dối lâu dài đối với truyền thông phương Tây về nguồn nội tạng ở Trung Quốc.

Hoàng Khiết Phu từng thành công trong việc che đậy tội ác phản nhân loại của ĐCSTQ trước thế giới. Thậm chí ông ta còn được thế giới trao cho những giải thưởng cao quý như Giải thưởng Hòa bình Quốc tế Gusi về “nhân quyền”. Ông này còn nhận thêm Giải thưởng Nghiên cứu Y khoa Ngô Giai Bình.

20160818115105373 small
Ông Hoàng Khiết Phu.

Chỉ đến khi có sự chênh lệch to lớn giữa những lời tuyên bố của Hoàng Khiết Phu và thực trạng thu hoạch tạng cấy phép ở Trung Quốc xuất hiện trên một số kênh truyền thông phương Tây, thì những lời dối trá của Hoàng Khiết Phu mới bị lộ tẩy. Bất chấp những tuyên bố của ông Hoàng trong thời điểm đó, tờ New York Times đã chỉ ra: Trong năm đầu tiên khi hệ thống ghép tạng mới của Trung Quốc không còn sử dụng nội tạng từ các tử tù, thì nguồn cung cấp tạng của Trung Quốc lại không hề giảm. Và con số này lên đến hàng ngàn, thậm chí là hàng chục ngàn. Vậy thì nguồn tạng đó ở đâu ra?

Trước đó, Hoàng Khiết Phu bị cách chức Thứ trưởng Bộ Y tế vào ngày 12/3/2013, khi lỡ lời cho rằng cần ít dựa vào tử tù trong việc tái cấu trúc hệ thống ghép tạng ở Trung Quốc. Ông ta cũng từng thừa nhận trong một báo cáo rằng tử tù Trung Quốc và gia đình họ không biết gì về thực trạng hiến tạng và thông tin công bố hiến nội tạng của các tử tù đều là do bác sĩ nói với người trong nội bộ, bao gồm các tòa án và cảnh sát vũ trang thông đồng với nhau, không có cách nào để làm rõ ràng vấn đề này.

Còn đáng lo ngại hơn, là chính Hoàng Khiết Phu cũng đã tham gia vào tội ác phản nhân loại của ĐCSTQ. Ngày 13 tháng 3 năm 2013, Quảng Châu Nhật báo đưa tin, ông Hoàng Khiết Phu Hoàng Khiết Phu, Chủ tịch Ủy ban Hiến tạng Trung Quốc, cựu Thứ trưởng Bộ Y tế đã thực hiện 500 ca ghép gan trong năm 2012. Như vậy là trung bình, Hoàng Khiết Phu đã thực hiện 1,3 ca cấy ghép mỗi ngày trong chỉ một năm. Với cương vị bác sĩ ghép tạng, hẳn là ông ta có thể tự đặt câu hỏi về nguồn tạng dồi dào cho những ca cấy ghép của mình. Ông ta là một bác sĩ vô tội hay một kẻ đồng lõa? Dẫu sao đi nữa, Hoàng Khiết Phu chỉ đơn giản là đưa ra những “lời nói dối có cánh” mà thôi.

Xem thêm:

Sự im lặng đáng sợ của giới truyền thông

Ngày 12/4/2017, ông Trần Quang Thành, một nhà hoạt động nhân quyền khiếm thị người Trung Quốc, người đã thu hút được sự quan tâm của quốc tế vào năm 2012 khi thoát khỏi vòng quản thúc tại gia và đến tạm trú tại Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh, có bài diễn thuyết trong một hội nghị chuyên gia Mỹ tại Học viện Westminster. Ông cho biết, sau trải nghiệm nhiều năm tại Mỹ, ông cảm nhận được Trung Quốc đã thâm nhập rất nghiêm trọng vào truyền thông và học thuật Mỹ.

Ngày 12/4, ông Trần Quang Thành, nhà hoạt động nhân quyền khiếm thị người Trung Quốc phát biểu tại một hội nghị chuyên gia Mỹ.
Ngày 12/4, ông Trần Quang Thành, nhà hoạt động nhân quyền khiếm thị người Trung Quốc phát biểu tại một hội nghị chuyên gia Mỹ.

Từ đầu năm 2011, chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng các bảng quảng cáo điện tử tại Quảng trường Thời Đại (Times Square) ở New York. Đơn cử như năm 2016, chỉ trong vòng hai tuần, Tân Hoa Xã đã phát đi 120 lần các video bảo vệ lập trường của Trung Quốc về tranh chấp vùng biển Đông với Việt Nam.

Financial Times hồi năm 2016 cũng báo cáo rằng, China Daily và các tờ báo như Washington Post của Mỹ, Daily Telegraph của Anh, Le Figaro của Pháp và Sydney Morning Herald của Úc đã ký một thỏa thuận, trong đó cho phép những kênh truyền thông độc lập này được đăng tải các bài báo trên China Daily.

Năm 2015, một cuộc khảo sát của Reuters cho thấy ĐCSTQ đã xây dựng một mạng lưới quốc tế lên đến 33 đài phát thanh, trải khắp từ Mỹ sang Úc, bao phủ 14 quốc gia, sử dụng cả tiếng Anh, tiếng Trung và ngôn ngữ địa phương sở tại, nhưng nội dung đều do các đài phát thanh quốc tế của Trung Quốc chế tác hoặc cung cấp.

Cũng trong năm 2015, Financial Times dẫn lời học giả nổi tiếng ở Đại học George Washington, ông Thẩm Đại Vỹ, cho rằng quy mô hoạt động quan hệ cộng đồng của Trung Quốc quả thực trước nay chưa từng có. Ông này ước tính rằng mỗi năm Trung Quốc dành ra 10 tỷ USD cho công tác tuyên truyền bên ngoài.

100 công ty Trung Quốc thuê quảng cáo chúc mừng năm mới tới ông Trump và nước Mỹ tại Times Square.
100 công ty Trung Quốc thuê quảng cáo chúc mừng năm mới tới ông Trump và nước Mỹ tại Times Square bất chấp việc ông Trump vẫn buộc tội Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ và thề trong chiến dịch tranh cử rằng sẽ áp mặt bằng thuế 45% lên tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Đầu năm 2001, Jamestown Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận độc lập của Mỹ tiết lộ, để có thể can thiệp vào các phương tiện truyền thông tiếng Trung ở Bắc Mỹ, giới chức Trung Quốc đã nỗ lực rất lớn nhằm trực tiếp hay gián tiếp khống chế 4 kênh báo chí lớn ở khu vực này là World News, Sing Tao Daily, Ming Pao và Qiao Pao.

Bên cạnh việc tìm cách thao túng truyền thông thế giới, hàng năm, ĐCSTQ chi trả đến 68 tỷ USD nhằm mở rộng và gây ảnh hưởng sâu hơn đến các kênh truyền thông đóng vai trò là cơ quan ngôn luận chính thức của đảng như Tân Hoa Xã, CCTV, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, China Daily hay các kênh truyền thông có sức ảnh hưởng trên thế giới khác. Con số này chưa bao gồm tiền tài trợ từ các cơ quan mặt trận thống nhất dân tộc như các loại hiệp hội, thương mại Hoa kiều hay các đoàn thể xã hội.

Nhưng tại sao chính quyền Trung Quốc lại phải chi ra số tiền khổng lồ đến như vậy? Liệu nguyên nhân có phải chỉ vì cái gọi là “quyền lực mềm”?

Lịch sử lặp lại

Trước khi Thế Chiến II nổ ra, cả châu Âu đều hiểu rằng: “Người đứng đầu Đức Quốc xã Hitler là một kẻ có tư tưởng bài Do Thái rất quyết liệt và cực đoan”. Trong cuốn sách của Hitler được xuất bản năm 1925 mang tên “Mein Kampf” (tạm dịch: Sự phấn đấu của tôi), Hitler đã đề cập đến kế hoạch dùng xe hơi ngạt và thuốc độc để tàn sát người Do Thái. Năm 1941, những cuộc sát hại người Do Thái được đẩy lên đỉnh điểm thành “Đại diệt chủng người Do Thái”. Lúc này, Hitler đã đặt phương châm cho kế hoạch tàn sát này của mình là: “Giết sạch không ghê tay”.

Đề bài không hoàn chỉnh, giải toán như thế nào?
Xác chết của những người Do Thái tại một trại tập trung.

Tuy nhiên, trong cuộc thảm sát đó, nhiều chính phủ, nhiều tổ chức thế giới, và những lãnh đạo các quốc gia đã thờ ơ trước nguy cơ hàng triệu người Do Thái đang bị giết. Họ cũng không hề mở cửa tiếp nhận những người Do Thái tị nạn dù hoàn toàn có đủ khả năng. Truyền thông phương Tây cũng “im hơi lặng tiếng” trước Holocaust. Đơn cử như trong cuốn “Buried by the Times: The Holocaust and America’s Most Important Newspaper” (tạm dịch: “Chôn vùi bởi tờ Times: Cuộc diệt chủng người Do Thái và tờ báo hàng đầu nước Mỹ”), nữ học giả Laurel Leff đã chỉ ra rằng trước, trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tờ New York Times đã bảo trì một chính sách kỳ lạ: tối thiểu hóa việc báo cáo về cuộc diệt chủng Do Thái. Cho tới tận ngày nay, New York Times vẫn luôn không muốn người đọc chú ý tới các báo cáo đó, đẩy chúng vào chỗ không thu hút trong các ấn bản thường nhật, và làm mờ nhạt sự thảm khốc của cuộc diệt chủng Do Thái.

Ngày 7/4/2014, HBO công chiếu một bộ phim tài liệu mang tên “Night Will Fall” (tạm dịch: Đêm sẽ đến), kể lại cuộc hành trình của một bộ phim về trại tập trung của Đức Quốc xã nằm trong kho lưu trữ của nước Anh trong hàng thập kỷ, và quá trình phục chế nó. Bộ phim được phục chế mang tên “German Concentration Camps Factual Survey” (tạm dịch: Điều tra thực tế trại tập trung Đức Quốc xã) miêu tả về cuộc diệt chủng người Do Thái (Holocaust) trong các trại tập trung của Hitler.

Nói về bộ phim này, Harrison Koehli đã bình luận trong bài viết “Cuộc diệt chủng Holocaust phiên bản 2.0 đang đến gần!” vào năm 2015 rằng:

Mục đích ban đầu của bộ phim là để cho mọi người thấy sự kinh hoàng của Đức Quốc xã, để nó “trở thành một tư liệu phục vụ cho ký ức chung của chúng ta”. Nói một cách khác, để không bao giờ quên. Để cho mọi người thấy sự thảm khốc cùng cực mà “nhân loại” có khả năng gây ra, và hy vọng rằng mọi người sẽ học được bài học để rồi nó không bao giờ xảy ra nữa. “Không bao giờ nữa!” là khẩu hiệu ngay lập tức xuất hiện trong đầu khi tôi nghĩ đến sự kiện Holocaust, và đó là một khẩu hiệu tốt, giá như chúng ta đều mở mắt căng tai để thực sự thấy những gì cần thiết để ngăn chặn hành động tàn khốc ở mức độ như vậy xảy ra một lần nữa. Nhưng chúng ta không làm được như vậy. Chúng ta đang ở trên cùng một con đường đến sự hủy diệt. Nó sẽ xảy ra một lần nữa, và nhân loại vẫn sẽ không nhìn thấy khi nó đang đến. Vâng, một số rất ít sẽ thấy, và tiếng nói của họ sẽ là vô vọng. Cũng giống việc có những người đã từng dự đoán được cuộc diệt chủng Do Thái trước Thế Chiến II, và họ đã bị bỏ qua, bị chế giễu, bị bắt hoặc bị giết.

Vì sao sự kiện diễu hành 10.000 người ở New York vắng bóng giới truyền thông Mỹ?
Ảnh chụp tấm bia “Never Again!” (Không bao giờ nữa!) viết bằng nhiều ngôn ngữ ở trại tập trung Dachau tại Đức như một lời thề không thờ ơ của nhân loại trước những tội ác chống lại loài người.

Và khi những cáo buộc về tội ác mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc dần có được đầy đủ bằng chứng, câu hỏi mới đặt ra là: Liệu chúng ta có tiếp tục thờ ơ trước một cuộc diệt chủng? Liệu nhân loại có đang bội ước?

Trí Đạt

Xem thêm: