Trần Chí Lập dùng hệ thống giáo dục làm công cụ quan trọng để củng cố vị thế thống trị chính trị của ông Giang Trạch Dân, tiến hành tẩy não học sinh bắt đầu từ thời tiểu học, gieo rắc hạt giống thù hận và dối trá trong lòng học sinh. Bà ta khiến cho sự hủ bại trong giới học thuật liên tiếp xuất hiện, trường học trở thành trung tâm giao dịch bẩn, các việc như loạn thu phí, ngụy tạo văn bằng, khiến xã hội phẫn nộ.

giang trach dan
Cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục Trung Quốc Trần Chí Lập (trái) và cựu lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân (Ảnh từ internet)

Nếu văn hóa của một dân tộc biến mất, thì cũng bằng như dân tộc đó đã biến mất. Kể từ khi ông Giang Trạch Dân nhậm chức Bí thư Thành ủy Thượng Hải, ông ta đã bắt đầu để cho người phụ nữ trung thành với mình nhất “trấn giữ” trận địa giáo dục.

Trong số người tình của ông Giang Trạch Dân, bà Trần Chí Lập là người có cấp bậc cao nhất cũng là người có mối quan hệ tốt nhất với ông. Mặc dù bà Trần Chí Lập và ông Giang Trạch Dân giữ mối quan hệ yêu đương ngoài hôn nhân trong nhiều chục năm, nhưng “tấm lòng son sắt” của bà chủ yếu không biểu hiện ở tình yêu nam nữ, mà là “tình yêu sinh tử” về mặt chính trị với Giang.

Sau thời kỳ Cách mạng Văn hóa, Trần Chí Lập công tác tại Viện nghiên cứu Gốm sứ Thượng Hải thuộc Viện Khoa học Trung ương Trung Quốc, cùng đơn vị công tác với con trai của ông Giang Trạch Dân là Giang Miên Hằng. Sau khi ông Giang Trạch Dân đảm nhậm chức Bí thư thành ủy Thượng Hải, được sự giới thiệu của Giang Miên Hằng, Giang Trạch Dân và Trần Chí Lập đã ăn nhịp với nhau, chỉ biết trách sao gặp nhau quá muộn. Bà Trần Chí Lập được điều động đến thành ủy Thượng Hải, năm 1988 được giao “trọng trách” đứng đầu cơ quan tuyên truyền của Thượng Hải, kể từ đó, từ một nhân vật vô danh, bà trở thành người có vai vế trong Thành ủy Thượng Hải. Những người trong thành ủy đều biết, chức vị của bà ta là do đổi thân xác mà có được.

Sau khi ông Giang Trạch Dân lên Trung Nam Hải, cũng muốn điều Trần Chí Lập đến Bắc Kinh, để giao trọng trách khác. Nhưng dưới sự phản đối của cựu Trưởng Ban tổ chức Trung ương Tống Bình và các nguyên lão khác, Giang vẫn chưa làm được như ý nguyện. Tháng 2/1997, ông Đặng Tiểu Bình qua đời, và sau đó ông Giang Trạch Dân nắm quyền lớn, Trần Chí Lập cuối cùng cũng lên được Bắc Kinh, nhậm chức Chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục quốc gia.

Năm 1998, ông Giang Trạch Dân bổ nhiệm Trần Chí Lập – một người không hề có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục làm Bộ trưởng Bộ giáo dục Trung Quốc, trở thành tai họa cho sự nghiệp giáo dục và văn hóa truyền thống Trung Hoa.

Kể từ khi đảm nhậm chức Bộ trưởng Giáo dục, Trần Chí Lập nhiều lần bị vạch tội. Trong đó có sự kiện, hơn 1.200 giáo viên từ hơn 80 trường đại học ký tên trong một bức thư gửi trung ương, kêu gọi cải cách giáo dục là việc vô cùng cấp bách. Hiệu trưởng của hàng chục trường đại học như Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh nhiều lần yêu cầu Trần Chí Lập từ chức đã đặt biệt danh “Đại sứ lưu động Âu – Mỹ” cho Trần Chí Lập – một người chỉ suốt ngày công du nước ngoài. Dưới luận tội của đông đảo trí thức, cuối cùng bà Trần Chí Lập cũng phải rời ghế Bộ trưởng Bộ giáo dục vào tháng 3/2003.

Nhưng ông Giang Trạch Dân không những không để Trần Chí Lập rời khỏi hệ thống giáo dục, ngược lại còn phá lệ thăng chức cho Trần làm Ủy viên Quốc vụ viện chủ quản về giáo dục (từ năm 2003 – 2008). Khi đảng ủy của 32 đoàn đại biểu Nhân đại (Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc) thảo luận về danh sách lãnh đạo Quốc vụ viện khóa mới được Bộ Chính trị đưa ra, có 27 đoàn đại biểu phản đối kịch liệt Trần Chí Lập đảm nhậm chức Ủy viên Quốc vụ, gần 40 trường đại học vẫn giữ thái độ phản đối. Nhưng dưới sự kiên trì của Giang Trạch Dân, ngay cả giáo dục quân đội cũng trao vào tay Trần Chí Lập, sự nghiệp giáo dục của Trung Quốc đã rơi vào vực sâu một cách triệt để.

Giáo dục nên là vùng đất yên bình để bồi dưỡng rường cột cho nước nhà, nhưng bà Trần Chí Lập lại đưa ra cái gọi là xây dựng “tầm nhìn kinh tế dài hạn” trong hệ thống giáo dục Trung Quốc, khiến trường học đã trở thành một lĩnh vực giao dịch kinh doanh ô uế, học phí giáo dục ngày càng cao, hiện tượng học thật nhưng bằng giả, dùng tiền mua bằng cấp tràn lan gây làn sóng phẫn nộ trong xã hội. Một thông báo tại Hội nghị công tác giám sát giá cả chỉ ra, năm 2003, các trường học các cấp, các cơ quan chủ quản giáo dục đã vi phạm luật trong thu phí với tổng số tiền hơn 2,1 tỉ Nhân dân Tệ (khoảng 303 triệu USD), không ít trường học cũng bị liên quan. Theo thống kê chính thức, hiện tượng loạn thu phí thời ông Giang Trạch Dân nắm quyền, chỉ trong 10 năm đã đạt con số 200 tỉ Nhân dân Tệ, giá trị số tiền 200 tỉ này thời điểm đó lớn hơn hiện nay rất nhiều. Dưới sự lãnh đạo của Trần Chí Lập, nền giáo dục Trung Quốc đã trở nên mục nát.

Tháng 12/2001, Bộ giáo dục dưới sự quản lý của Trần Chí Lập đã mưu toan sửa đổi lịch sử, đảo lộn trắng đen thiện ác, dự tính cuốn “Đại cương Sách giáo khoa lịch sử trung học phổ thông” (bản thí nghiệm hiệu đính) sẽ không còn gọi Nhạc Phi (Yue Fei, 1103 – 1142) và Văn Thiên Tường (Wen Tianxiang, 1236 – 1283) là anh hùng dân tộc, biến kẻ phản bội Lý Hồng Chương (Li Hongzhang, 1832 – 1901) thành người yêu nước, và dựng tượng vợ chồng Tần Cối bán nước ở Thượng Hải đang quỳ thành đứng, còn đưa chủ đề thảo luận lên mạng với ý đồ để Nhạc Phi quỳ xuống, nhưng kết quả làn sóng phản đối quá lớn nên mới không thực hiện được ý đồ.

Điều đáng giận đó là, bà Trần Chí Lập đã sử dụng giáo dục như một phương tiện quan trọng để củng cố vị thế chính trị của ông Giang Trạch Dân, dùng giáo dục để truyền bá hận thù và dối trá, bắt đầu tẩy não học sinh từ thời tiểu học. Mặc dù “Vụ tự thiêu giả tại Thiên An Môn” mà ĐCSTQ ngụy tạo đã bị vạch trần ở nước ngoài, sự thật đã lan truyền rộng rãi, nhưng bà Trần Chí Lập tổ chức chiến dịch ký tên chung trong các trường học, để các học sinh tiểu học và trung học ký tên ủng hộ cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ông Giang Trạch Dân, gieo rắc mầm mống thù hận và dối trá trong lòng các học sinh.

Trần Chí Lập chủ quản hệ thống giáo dục Trung Quốc trong 7 năm, đã phá hủy văn hóa giáo dục dân tộc Trung Quốc vốn đã trở nên mỏng manh yếu ớt, đầu độc thế hệ trẻ bằng mọi thủ đoạn. Cải cách giáo dục hỗn loạn, chất lượng giáo dục suy thoái, phong cách giảng dạy và học tập bệ rạc lạc hậu; cờ bạc và nạn đạo văn tràn ngập khuôn viên nhà trường; chất lượng học sinh suy giảm trầm trọng, sinh viên tốt nghiệp, ra trường thất nghiệp tràn lan. Mọi người ai nấy căm hận hiện trạng giới giáo dục, từng có người phải hét lên: “Loại đàn bà như Trần Chí Lập không xử tử không làm mọi người nguôi ngoai căm hận.”

Năm 2003, vì để tiến thêm bước nữa nắm quyền lực, Giang Trạch Dân đã cài người của mình vào tầng lãnh đạo của Quân ủy Trung ương, đề nghị Trần Chí Lập tham gia vào Ủy ban Quân sự quốc gia, khoa học quốc phòng và công tác liên quan đến giáo dục. Tuy nhiên, khi đưa ra thảo luận trong Thường ủy Bộ Chính trị, do chia rẽ lớn nên đã gác lại; giao cho Bộ Chính trị thảo luận cũng giằng co mãi không thôi, tất cả 11 phiếu chống và phiếu trắng. Khi Trần Chí Lập công tác tại Thành ủy Thượng Hải, các đồng nghiệp đã ở sau lưng bà mà đặt biệt hiệu cho bà “Trần biểu tử” (biểu tử: kỹ nữ).

Trí Đạt

Xem thêm: