Thành phố Nghi Xương tỉnh Hồ Bắc thuộc khu vực hạ du đập Tam Hiệp hôm 27/6 do bị mưa lũ tấn công nên nhiều nơi bị nhấn chìm. Ngoại giới nghi ngờ việc này có liên quan đến đập Tam Hiệp xả lũ khẩn cấp. Đến ngày 29/6, chính quyền Trung Quốc cuối cùng đã thừa nhận, đập Tam Hiệp lần đầu tiên xả lũ, đồng thời cũng nhấn mạnh là đang “phát điện”, cách nói này có sự không nhất quán với thông tin được truyền thông báo cáo.

p2721561a585438502
Nhiều nơi ở thành phố Nghi Xương tỉnh Hồ Bắc bị nước lũ nhấn chìm. (Ảnh từ Twitter)

Thành phố Nghi Xương tỉnh Hồ Bắc cách đập Tam Hiệp khoảng 40km. Ngày 27/6 xuất hiện mưa lớn đến rất lớn, nhiều nơi ở Nghi Xương bị ngập úng nghiêm trọng, khiến cho người và xe cộ đều rất khó khăn để đi ra khỏi vùng lũ, giao thông bị ách tắc. Một số đoạn đường chịu ảnh hưởng của độ dốc nên hình thành dòng nước chảy cục bộ ập xuống, có xe ô tô do bị ngập nước quá sâu, nên không thể nào mở cửa được, bị nước cuốn trôi. Cơ quan khí tượng tỉnh Hồ Bắc liên tiếp phát đi 40 cảnh báo mưa lũ.

Về việc này, chính quyền Trung Quốc nói do “mưa lớn” gây ra, làm dấy lên nhiều tranh luận. Nhà bình luận thời sự Trung Quốc Đường Tĩnh Viễn chỉ ra, “Từ ngày 23, trạm thủy điện tại 4 đập Tam Hiệp, đập Cát Châu, đập Khê Lạc Độ, đập Hướng Gia đã mở hết công suất xả lũ. Truyền thông của đảng không nói trực tiếp, chỉ đề cập đến phát điện, nhưng đã bị truyền thông Hồng Kông là tờ Nhật báo Đông Phương vạch trần.”

Cùng với diện tích bị thảm họa mưa lũ liên tiếp mở rộng, ngày 29/6, Tân Hoa Xã cuối cùng đã thừa nhận, “Do ảnh hưởng mưa lũ, lưu lượng nước chảy vào đập Tam Hiệp bắt đầu tăng từ chiều ngày 27/6. Lúc 14 giờ ngày 28/6, lưu lượng nước chảy vào hồ chứa đập Tam Hiệp là 40.000 mét khối mỗi giây, cao gấp đôi so với 14 giờ ngày 27. Để ứng phó với lượng nước tràn về này, ban chỉ huy phòng chống lũ lụt hạn hán sông Trường Giang yêu cầu điều chỉnh lưu lượng nước xả ra tại đập Tam Hiệp tăng lên 35.000 mét khối mỗi giây mỗi ngày.” Lúc 8 giờ sáng ngày 29/6, 34 tổ máy tại trạm phát điện Tam Hiệp mở toàn bộ, tổng sản lượng đạt hơn 20 triệu kw, gần đạt đến trạng thái phát điện hết công suất. Đây là lần đầu tiên đập Tam Hiệp xả lũ trong năm nay. 

Một góc công trình đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử. (Ảnh: Thomas Barrat/Shutterstock).
Một góc công trình đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử (Trường Giang). (Ảnh: Thomas Barrat/Shutterstock).

Báo cáo còn chỉ ra, hiện tại mưa lớn ở đông bộ thượng lưu Trường Giang, vùng từ tây bắc đến đông nam của khu vực trung và hạ lưu Trường Giang vẫn đang tiếp diễn. Dự tính ngày 1 – 2/7, các nhánh sông ở thượng lưu Trường Giang có mưa vừa đến mưa lớn, khu vực cục bộ có mưa rất lớn; đến ngày 3/7, trượng lưu sông Gia Lăng, thượng lưu sông Hán Giang có mưa lớn, một số khu vực cục bộ có mưa rất lớn. Do đó, “Tuần đầu tháng 7, đập nước Tam Hiệp có thể hứng chịu đợt lũ mới”. 

Còn trước đó, trang mạng của Tân Hoa Xã cũng đưa tin, Ban chỉ huy phòng chống lũ lụt hạn hán quốc gia và ban chỉ huy phòng chống lũ lụt hạn hán Trường Giang điều hành Tập đoàn Tam Hiệp đã truyền đạt chỉ lệnh, yêu cầu 4 trạm thủy điện đập Tam Hiệp, đập Cát Châu, đập Khê Lạc Độ, đập Hướng Gia, tổng cộng 82 tổ máy, lần đầu tiên trong năm nay sẽ vận hành toàn bộ, trong đó chỉ lệnh nhấn mạnh “Đập Tam Hiệp cần xả lũ khẩn cấp xuống đập Cát Châu, để giảm thấp áp lực cho đập lớn Tam Hiệp”. 

Tuy nhiên, Nhật báo Đông Phương đưa tin Tam Hiệp “phát điện” thực tế là xả lũ khẩn cấp, để phòng ngừa xuất hiện nguy cơ tràn đập. Bài viết nói nước lũ đập Tam Hiệp đã vượt quá giới hạn cảnh báo 2 mét, để giảm thấp rủi ro, chính quyền mới hạ lệnh 4 trạm thủy điện chính trên sông Trường Giang vận hành, đồng thời cũng để cho hàng ngàn đập nước ở trung và hạ lưu xả lũ khẩn cấp, điều này dường như không ăn khớp với cách nói của chính quyền.

Đáng lưu ý là ngày 29/6, trên mạng lan truyền một văn kiện có dấu đỏ của ĐCSTQ cũng cho thấy, chính quyền vì muốn bảo vệ đập Tam Hiệp nên đã yêu cầu bắt đầu từ ngày 28/6 sẽ toàn lực xả lũ.

p2721551a212208686
Trên mạng lan truyền một văn kiện có dấu đỏ của ĐCSTQ cũng cho thấy, chính quyền vì muốn bảo vệ đập Tam Hiệp nên đã yêu cầu bắt đầu từ ngày 28/6 sẽ toàn lực xả lũ. (Ảnh từ internet).

Văn kiện lan truyền trên Twitter của Ủy ban Thủy lợi Trường Giang thuộc Bộ Thủy lợi Trung Quốc cho thấy, chính quyền yêu cầu Công ty TNHH Tập đoàn Tam Hiệp Trường Giang Trung Quốc “Bắt đầu từ 20 giờ ngày 28/6 sẽ xả nước trong đập Tam Hiệp trực tiếp với lưu lượng gần 31 triệu mét khối mỗi giây, từ 8 giờ ngày 29/6, lưu lượng nước Tam Hiệp sẽ được xả ở mức gần 35 triệu mét khối mỗi giây”. 

Dưới văn kiện ngày ghi rõ Ủy ban Thủy lợi Trường Giang thuộc Bộ Thủy lợi Trung Quốc công bố, thời gian là vào 4 giờ chiều ngày 28/6, đồng thời kèm theo dấu đỏ chuyên dụng phát điện “cơ yếu” của Ủy ban Thủy lợi Trường Giang thuộc Bộ Thủy lợi. 

Học giả kinh tế “Mắt lạnh Tài chính” đăng video trên Twitter nói rằng, “Tam Hiệp, Cát Châu xả lũ, mực nước Trường Giang tăng mạnh, đổ thẳng xuống Nghi Xương thành thảm họa. Bước tiếp theo là đổ xuống Vũ hán! Đợi đến lúc chìm trong nước rồi mới phản kháng liệu đã quá muộn? Người ở trung và hạ lưu Trường Giang đều nên tỉnh táo!” 

Đến ngày 26/6, Trung Quốc có tổng cộng 26 tỉnh thành chịu thảm họa lũ lụt, số người bị ảnh hưởng lên đến 13,74 triệu lượt người, số người tử vong và mất tích là 81 người, hơn 10.000 căn nhà bị sụp đổ, thiệt hại kinh tế trực tiếp lên đến 27,8 tỷ nhân dân tệ. Nhưng do thông tin của chính quyền Trung Quốc không minh bạch, nên tình hình tử vong thực tế vẫn phải chờ kiểm chứng. 

Hướng Dương

Xem thêm:

Vì sao 70 triệu người Trung Quốc tập Pháp Luân Công thập niên 1990?

VÌ SAO 70 TRIỆU NGƯỜI TRUNG QUỐC TẬP PHÁP LUÂN CÔNG THẬP NIÊN 1990?——–Vào những năm 90 của thế kỷ trước, Pháp Luân Công đã trở thành một hiện tượng nổi bật ở Trung Hoa Đại Lục, đi đâu cũng có thể nghe người ta bàn tán và nói về Pháp Luân Công. Bấy giờ, cứ 20 người Trung Quốc thì 1 người tập môn khí công này. Tuy vậy, điểm đặc biệt là Pháp Luân Công chỉ mới xuất hiện công khai vào năm 1992. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng người Trung Quốc say mê tập luyện Pháp Luân Công? Bài viết dưới đây có thể làm rõ phần nào vấn đề ấy.Kênh Podcast của Trí thức VN đã có trên nền tảng Apple Podcast, Spotify và nhiều nền tảng Podcast phổ biến khác.