Báo cáo mới nhất của Chính phủ Đài Loan cho thấy chính sách thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc đã gây hiệu ứng chuyển dịch thương mại khiến Trung Quốc thiệt hại nghiêm trọng, mức tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa do bị đánh thuế đã giảm 30% so với năm trước.

Embed from Getty Images

Hôm thứ Sáu (23/8), Trung Quốc bất ngờ tuyên bố áp mức thuế bổ sung từ 5% – 10% đối hàng hóa Mỹ trị giá 75 tỷ USD. Theo đó, Uỷ ban thuế thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc tuyên bố, sẽ tiến hành tăng thuế quan từ 5-10% đối với 5.078 danh mục thuế hàng hoá Mỹ có tổng trị giá khoảng 75 tỷ USD. Kế hoạch tăng thuế quan này được thực thi làm 2 lần, thời gian chính thức tăng thuế quan là bắt đầu từ ngày 1/9/2019, và từ ngày 15/12/2019. 

Theo danh sách, bắt đầu từ ngày 1/9 ĐCSTQ sẽ áp thuế bổ sung 5% đối với đậu nành và dầu thô nhập khẩu của Mỹ, và từ ngày 15/12 sẽ áp thuế bổ sung 10% đối với lúa mì, ngô và cao lương của Mỹ. Trung Quốc cũng sẽ áp mức thuế 10% đối với thịt bò và thịt lợn của Mỹ từ từ ngày 1/9.

Xe hơi và phụ tùng sẽ hoãn áp dụng thuế quan cho đến ngày 15/12, khi đánh thuế quan sẽ khôi phục mức thuế 25%, và một số sản phẩm linh kiện sẽ phải chịu thêm mức thuế 10%. Xét theo mức thuế thông thường hiện nay của Trung Quốc đối với xe hơi, tổng mức thuế nhập khẩu đối với xe hơi sản xuất tại Mỹ sẽ cao tới 50%.

Phía Trung Quốc sẽ áp thuế 5% đối với dầu nhập khẩu từ Mỹ, còn đối với khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) thì không tăng thuế quan.

Trong số các mặt hàng được liệt kê, các mặt hàng chịu ảnh hưởng lớn nhất gồm: sản phẩm điện tử, bao gồm cả điện thoại di động và chip, là mặt hàng giá trị lớn nhất mà Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc. Cùng ngày tuyên bố thuế của Trung Quốc, giá cổ phiếu một số công ty công nghệ của Mỹ, bao gồm Apple, Nvidia và Broadcom, đã giảm khoảng 4%. Tiếp theo là các sản phẩm cơ khí, là loại hàng mà Trung Quốc vẫn nhập khẩu của Mỹ, cổ phiếu của hãng cơ khí máy móc Caterpillar của Mỹ bị giảm 3%.

Đáp lại, Tổng thống Mỹ Trump cũng cho biết sẽ tăng thuế đối với 550 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Chỉ vài giờ sau thông báo của Trung Quốc, TT Trump đã có một tweet cho biết từ ngày 1/10 thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 250 tỷ USD sẽ tăng từ 25% lên 30%. Ngoài ra, từ ngày 1/9 Mỹ sẽ tăng thuế đối với 300 tỷ USD số hàng Trung Quốc còn lại từ mức 10% hiện nay lên 15%. Thông báo sau đó của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đã xác nhận điều này.

Trung Quốc đã thua trong cuộc chiến thuế quan với Mỹ

Bởi vì các sản phẩm của Trung Quốc được mua từ Mỹ ít hơn nhiều so với số lượng hàng hóa mà họ bán cho Mỹ, nên các đòn chiến thuế quan giữa hai nước đã khiến Trung Quốc thiệt thòi nặng hơn. Báo cáo mới nhất cho thấy hiệu ứng trả đũa thuế quan của phía Trung Quốc không rõ ràng, còn hiệu ứng dịch chuyển thương mại do thuế quan Mỹ đã gây ra tổn thất thực sự cho phía Trung Quốc.

Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, một năm trước của cuộc chiến thương mại (2017), hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ là 429,8 tỷ USD, còn nhập khẩu từ Mỹ về là 153,9 tỷ USD.

Trong đòn trả đũa thương mại đầu tiên vào năm 2018, số hàng Mỹ bị Trung Quốc đánh thuế trị giá 50 tỷ USD là đã đánh hết 1/3 tổng số giao dịch nhập khẩu, đòn trả đũa thứ hai đã sử dụng 60 tỷ USD, cho nên Trung Quốc chỉ còn nước cờ 40 tỷ USD hàng nhập khẩu của Mỹ.

Được biết, hàng hóa chưa được xử lý thuế còn lại (tương ứng với 75 tỷ USD mà ĐCSTQ công bố hôm 23/8, là do dữ liệu hải quan thay đổi hàng năm, và mã thống kê không nhất quán, do đó xảy ra sai số lớn), chủ yếu là sản phẩm công nghệ cao.

Julian Evans-Pritchard, chuyên gia kinh tế cấp cao của Trung Quốc tại Viện nghiên cứu kinh tế Anh Capital Capitalomincs, đã phân tích rằng về cơ bản Trung Quốc có rất ít lựa chọn để đáp trả, “vì nếu muốn trực tiếp đánh vào Mỹ, thật khó để không tự làm hại chính mình”.

Ông chỉ ra rằng hầu hết các mặt hàng xuất khẩu công nghệ cao của Mỹ không được phía Trung Quốc áp thuế bổ sung, vì không dễ để tìm nguồn thay thế, “đánh thuế quan đối với nhiều sản phẩm loại này chẳng khác gì đánh vào chính Trung Quốc”.

Nhìn lại các vòng thuế quan đáp trả của Trung Quốc

Nếu nhìn hai đợt đáp trả thuế quan của ĐCSTQ, đợt đầu tiên trong danh sách 50 tỷ USD trực tiếp đánh vào các sản phẩm sinh kế và nhu yếu phẩm hàng ngày của người dân, như sản phẩm động và thực vật, thủy sản, thực phẩm, đồ uống, ngoài ra cũng có xe hơi và linh kiện, hóa chất, sản phẩm năng lượng và thiết bị y tế. Vòng thuế này được thực hiện theo hai đợt, lần đầu tiên là 36 tỷ USD và lần thứ hai là 14 tỷ USD.

Đậu nành Mỹ chịu nhiều tác động nhất, nhiều tháng trong năm 2018 xuất khẩu sang Trung Quốc là con số 0. Khu vực sản xuất đậu nành ở Trung Tây nước Mỹ là kho phiếu truyền thống của đảng Cộng hòa, Trung Quốc muốn mượn việc này gây tác động đến lá phiếu cử tri để ngăn đảng Cộng hòa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Nhiều tin tức được đưa ra vào tháng trước cho biết rằng chính quyền Trung Quốc không muốn TT Trump tái đắc cử và đã xây dựng bốn thứ vũ khí cho việc này.

>>Quách Văn Quý tiết lộ 4 vũ khí quan trọng TQ dùng để lật đổ Trump

Đợt thuế quan trả đũa thứ hai lên 60 tỷ USD hàng Mỹ thậm chí còn tồi tệ hơn. Trung Quốc đã bổ sung thêm các sản phẩm như thịt, lúa mì, rượu và khí tự nhiên hóa lỏng, cũng có các sản phẩm máy móc như máy tính và thiết bị chẩn đoán siêu âm B.

Trung Quốc là nước nhập khẩu ròng về nông nghiệp, nhiều sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu là hàng tiêu dùng hàng ngày. Vì thế dù giá cả cao hay thấp thì người tiêu dùng vẫn thường phải mua cho đủ dùng.

Trung Quốc đánh thuế vào những hàng hóa liên quan đến sinh kế và năng lượng của người dân Trung Quốc là thiếu sáng suốt, vì thuộc loại hàng hóa quan trọng mà Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc; tuy việc tăng thuế có thể gây hại cho ngành nông nghiệp và năng lượng của Mỹ trong ngắn hạn, nhưng suy cho cùng thì do kết cấu sản xuất thực tế quy định, bên mua cuối cùng vẫn là người dân Trung Quốc.

Vì Trung Quốc là thị trường của người mua còn Mỹ là thị trường của người bán, nên trong trường hợp giao dịch cân bằng, người bán luôn chiếm lợi thế. Một phân tích trên The Economist của Anh về thuế quan của Mỹ (25%) đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD chỉ ra, các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng Mỹ có thể phải chịu khoảng 5% thuế quan, trong khi phía Trung Quốc phải chịu 20%; đồng thời, thuế quan khiến xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm tới 42%.

Ngoài ra, nhìn từ góc độ xuất khẩu, khi Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) lên danh sách thuế quan hàng Trung Quốc cũng đã cân nhắc lựa chọn những yếu tố như tác động đối với người tiêu dùng và việc có hay không nguồn hàng từ nước thay thế, qua đó chọn lọc loại bỏ theo trình từ mức độ quan trọng, cho nên hầu hết các mặt hàng được liệt kê trong danh sách đánh thuế đều có thể dễ dàng tìm được nước thay thế có sản phẩm. Nói cách khác, một khi Trung Quốc mất thị trường tại Mỹ và muốn lấy lại thị phần tại Mỹ thì sẽ không dễ dàng nữa.

Gần đây, tờ Hoa Nam Tảo báo (SCMP) tại Hồng Kông đã trích dẫn một báo cáo của ngân hàng đầu tư cho biết rằng trong năm ngoái khu vực sản xuất công nghiệp của Trung Quốc đã mất 5 triệu việc làm, trong đó gần 2 triệu là do chiến tranh thương mại với Mỹ.

Theo dữ liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, xuất khẩu trong bảy tháng đầu năm nay của Trung Quốc chỉ tăng 0,6%, trong khi chỉ số nhập khẩu liên quan đến sức mạnh kinh tế quốc nội đã giảm 5,6%. Theo báo cáo mới nhất của Cục điều tra dân số Mỹ, trong bảng xếp hạng đối tác thương mại của Mỹ trong nửa đầu năm 2019, Trung Quốc đã rơi xuống vị trí thứ ba sau Mexico và Canada.

bao cao
Hình ảnh diễn tả biến động tăng trưởng hàng năm hàng nhập khẩu Trung Quốc của Mỹ từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2019. Đường màu xám biểu thị tổng nhập khẩu từ Trung Quốc. Đường màu xanh biểu thị hàng nhập khẩu không có trong danh sách tăng thuế của Mỹ. Đường màu đỏ là hàng nhập khẩu được liệt kê trong danh sách tăng thuế, giảm khoảng 30% so với năm 2018. (Báo cáo “Phân tích về tác động tăng thuế quan gần đây của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc Đại Lục” của Cục Thống kê Bộ Tài chính Đài Loan).

Báo cáo: Việt Nam và Đài Loan hưởng lợi từ thương chiến Mỹ – Trung 

Theo báo cáo mới nhất “Phân tích về tác động tăng thuế quan gần đây của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc Đại Lục” công bố ngày 21/8 của Cục Thống kê Bộ Tài chính Đài Loan, dựa trên dữ liệu hải quan của Mỹ trong gần một năm rưỡi, phát hiện mức tăng trưởng hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc Đại Lục được liệt kê trong danh sách tăng thuế đã giảm 30% so với tháng 1/2018.

Báo cáo cho thấy vòng đầu tiên của danh sách thuế quan 50 tỷ USD (chia thành hai đợt thực hiện, đợt đầu là 36 tỷ USD, đợt thứ hai là 14 tỷ USD) với số lượng và quy mô khác nhau có tác động khác nhau đối với Trung Quốc; nhưng tác động của đợt thuế quan thứ hai trị giá 200 tỷ USD là lớn nhất, bao gồm tổng số 5.745 mặt hàng, dẫn đến sự sụt giảm rõ ràng nhất về nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc từ đầu năm 2019 đến nay, với mức giảm trung bình trong nửa đầu năm là 12%, trong khi hàng hóa xuất khẩu được liệt kê trong danh sách đã giảm gần 30% (27%).

Do quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn Mỹ và Trung Quốc rất chặt chẽ nên cuộc chiến thuế quan đã gây hiệu ứng chuyển dịch lợi ích sang các quốc gia và khu vực bên ngoài Trung Quốc Đại Lục. Nhìn từ tổng thị phần thị trường nhập khẩu của Mỹ, trong nửa đầu năm 2019 tỷ trọng thương mại của Trung Quốc Đại Lục giảm 2,6 điểm phần trăm so với trước đó một năm, trong khi Mexico, Việt Nam và Đài Loan tăng lần lượt 0,8%, 0,6 % và 0,4%.

Do Mexico giáp với Mỹ nên sự gia tăng tỷ lệ này của Mexico là liên quan đến Mỹ nhập khẩu quy mô lớn của Mexico. Ngoài ra thì Việt Nam và Đài Loan cũng là những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ.

Từ góc độ nước hưởng lợi xuất khẩu, danh sách tăng thuế trên 36 tỷ USD của Mỹ đối với Trung Quốc đã mang lại lợi ích cho Mexico, Pháp và Slovakia, còn trong danh sách thuế quan 14 tỷ USD thì nước hưởng lợi rõ ràng hơn là Nhật Bản và Việt Nam, trong khi danh sách thuế quan trị giá 200 tỷ USD đã mang lại lợi ích cho nhiều quốc gia châu Á khi các công ty Đài Loan tăng tốc chuyển dây chuyền sản xuất, trong vòng thuế này thì Đài Loan là khu vực có lợi nhất, tiếp theo là Việt Nam, Hàn Quốc, Nga và Ấn Độ.

Hôm 23/8 ông Trump cũng phản công trả đũa Trung Quốc. Trump tuyên bố rằng các công ty hàng đầu của Mỹ cần nhanh chóng tìm kiếm nơi thay thế bên ngoài Trung Quốc, “Chuyển công ty trở lại Mỹ và sản xuất các sản phẩm tại Mỹ.”

Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro cho biết mỗi khi Trung Quốc trả đũa lại củng cố thêm quyết tâm của Tổng thống Trump để giải quyết cuộc chiến thương mại.

Giới quan sát bên ngoài có nhận định rằng vòng thuế quan mới có hiệu lực vào ngày 1/9 sẽ là một ngày rất quan trọng của xung đột thương mại Trung – Mỹ, hãy chú ý tiến trình của các cuộc đàm phán thương mại Trung – Mỹ tiếp theo.

Huệ Anh

Xem thêm: