Đại hội Đại biểu Dân dân Toàn Quốc và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Toàn quốc (gọi tắt là Lưỡng hội Trung Quốc) đã bị trì hoãn do ảnh hưởng của dịch viêm phổi Vũ Hán, sẽ được tổ chức vào cuối tháng Năm. Có “hồng nhị đại” (hậu duệ của quan chức cộng sản Trung Quốc đời đầu) cho rằng chính quyền muốn biểu hiện phong thái kháng dịch hiệu quả. Trong thời gian kháng dịch, đấu đá nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) liên tiếp xảy ra, mối quan hệ giữa 3 người là Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường và Vương Kỳ Sơn cũng được chú ý. 

Bắc Kinh tuyên bố Lưỡng hội được tổ chức vào cuối tháng này

Theo Tân Hoa Xã đưa tin, Hội nghị lần thứ 3 Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (gọi tắt là Nhân đại) khóa 13 sẽ khai mạc tại Bắc Kinh vào ngày 22/5 năm nay. Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Toàn quốc (gọi tắt là Chính hiệp) sẽ khai mạc sớm hơn Hội nghị Nhân đại 01 ngày, tức là sẽ được tổ chức vào ngày 21/5.

Thông tin cho biết, điều kiện tổ chức hội nghị Nhân đại đã đầy đủ, nói rằng “tình hình phòng và kiểm soát dịch bệnh tiếp tục có chuyển biến tốt, kinh tế xã hội từng bước khôi phục bình thường”.

Nhận định về thời điểm chính quyền Bắc Kinh tuyên bố tổ chức Lưỡng hội vào tháng Năm, ông Trần Bình – Chủ tịch Hội đồng quản trị Sun TV tại Hồng Kông, chia sẻ với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết, Lưỡng hội năm nay đã bị trì hoãn 2 tháng, hiện tại lại tuyên bố sắp tổ chức, chính là để thể hiện ra một phong thái chính trị. Ông Trần Bình nói: “Chính là biểu thị kháng dịch thành công, chính là một kiểu hình thức, một kiểu phong thái”. 

Mặc dù chính quyền Bắc Kinh nói dịch bệnh trong nước Trung Quốc đã được khống chế, và nói tình hình dịch bệnh tại Hắc Long Giang gần đây thành “nhập ngoại vào”, nhưng ngoại giới vẫn nghi ngờ chính quyền xuất phát từ nhu cầu chính trị nên đã che giấu dịch bệnh.

Bên cạnh đó, gần đây cộng đồng quốc tế cũng xuất hiện ngày càng nhiều tiếng nói lên án và đòi bồi thường, yêu cầu điều tra nguồn gốc virus và gây bùng phát dịch bệnh toàn cầu, chính quyền ĐCSTQ đương nhiên buộc phải đối diện với áp lực lớn chưa từng có trước đây.

Đấu đá nội bộ ĐCSTQ trong thời kỳ chống dịch, hệ thống chính trị pháp luật có sự xáo trộn

Trong cùng ngày tuyên bố thời gian khai mạc Lưỡng hội, tại Hội nghị của Ủy ban Thường ủy Nhân đại, đã quyết định bổ nhiệm ông Đường Nhất Quân làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Ông Đường Nhất Quân hiện là Tỉnh trưởng tỉnh Liêu Ninh, từng có thời gian hơn 30 năm làm việc tại tỉnh Chiết Giang, từng là Phó Bí thư tỉnh ủy Chiết Giang và là thuộc cấp cũ của ông Tập Cận Bình.

Có tin đồn nói, nguyên Bộ trưởng Tư pháp, Phó Bí thư đảng bộ Bộ Tư pháp Phó Chính Hoa bị miễn nhiệm chức vụ, có thể là do liên quan đến đấu đá phe phái nội bộ ĐCSTQ. Ông Phó Chính Hoa 65 tuổi được ngoại giới cho là “kẻ đầu têu” trong sự kiện bắt bớ luật sư và nhân sĩ nhân quyền ngày 9/7/2015 (còn gọi là Sự kiện 709).

Chức vụ của Phó Chính Hoa có sự thay đổi, bởi vì sau khi cơ quan kiểm tra kỷ luật ĐCSTQ tuyên bố điều tra nguyên Thứ trưởng Bộ Công an Tôn Lực Quân, nên mới có nhiều đồn đoán như thế.

Đài VOA trích dẫn phân tích cho biết, Tôn Lực Quân – người nắm chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị pháp luật bị điều tra, có thể là do đích thân lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ chỉ đạo. Hành động này phản ánh đấu đá ở cao tầng của ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình chưa thể nắm giữ toàn diện hệ thống này. Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an Vương Tiểu Hồng được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Mật vụ và ông Phó Chính Hoa giải nhiệm, Tôn Lực Quân đột nhiên “ngã ngựa”, điều này cho thấy hệ thống chính trị pháp luật của ĐCSTQ đối mặt với sự thay đổi và có sự xáo trộn mới.

VOA còn trích dẫn một phân tích khác cho rằng, Tôn Lực Quân bị bắt và chức vụ Phó Chính Hoa bị điều chỉnh xảy ra trong lúc ĐCSTQ đối mặt với thách thức to lớn trong, ngoài đảng và cả trong nước, ngoài nước sau khi dịch bệnh bùng phát, nó phản ánh ra một cục diện rối ren.

Nhân sĩ phân tích cho rằng: “Xuất hiện cục diện hỗn loạn, lúc này bị bắt hiển nhiên không có lợi cho ‘lão đại’, ít nhất không có ai để làm việc nữa, làm cho ‘lòng quân lay động’, căn cứ vào đây để phán đoán có lẽ Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và người khác đã nắm được tư liệu của Tôn Lực Quân, tương đối chính xác và không thể không bắt”, “Phó Chính Hoa cũng có sơ hở bị người khác nắm giữ, có thể an toàn rút lui hay không thì vẫn cần quan sát. Đấu đá trong nội bộ đảng sẽ từng bước kịch liệt, quan chức và học giả phổ biến oán trách, cuộc đấu đá này khó có thể lâu dài, nếu áp lực quốc tế lớn hơn nữa thì cục diện chính trị trong nước sẽ rối loạn hơn”.

Hồng nhị đại Trần Bình chỉ ra, trong thể chế hiện tại của ĐCSTQ, những bố trí nhân sự trong hệ thống chính trị pháp luật nói trên sẽ không có khác biệt về bản chất. Ông nói, “Ai lên cũng như nhau. Trong cơ cấu quan liêu này, giá trị quan và mục tiêu của mọi người đều giống nhau, để là leo lên trên, không có khác biệt về bản chất.”

Hồng nhị đại Trần Bình nói về Tập, Lý, Vương

Chính quyền ĐCSTQ che giấu dịch bệnh, đàn áp ngôn luận một cách có tổ chức, khiến cho nhiều người trong và ngoài nước bao gồm cả nhân sĩ trong thể chế nghi ngờ. Ông Trần Bình, trước đó từng chia sẻ một bức thư không ký tên yêu cầu cao tầng ĐCSTQ triệu tập hội nghị mở rộng thảo luận về vấn đề ông Tập Cận Bình nên đi hay ở, ông không cho rằng truy cứu trách nhiệm lãnh đạo tối cao về vấn đề liên quan cần được đề xuất tại Lưỡng hội năm nay. Ông cho rằng trong đại biểu Lưỡng hội sẽ không có người như thế này (dám đưa ra đề xuất): “Trong thể chế này, hiện tượng thế này không có quá nhiều khả năng có thể xuất hiện”. 

Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường và Vương Kỳ Sơn trong khóa trước từng được coi là ‘tam giác sắt’/tam trụ, hiện nay quan hệ 3 người này như thế nào? Ông Trần Bình cho biết, ông không hiểu mối quan hệ giữa ông Tập Cận Bình và ông Vương Kỳ Sơn là như thế nào, nhưng ông cho rằng địa vị hiện giờ của ông Vương Kỳ Sơn sẽ không lung lay.

Một hồng nhị đại khác là một ông trùm bất động sản Trung Quốc đã nghỉ hưu – ông Nhậm Chí Cường, trong tháng Ba do đăng bài viết phê bình ông Tập Cận Bình nên đã bị bắt, được biết ông Vương Kỳ Sơn có mối quan hệ mật thiết với ông Nhậm Chí Cường, từng có thời điểm bị nghi ngờ ông Vương Kỳ Sơn liệu có bị liên lụy trong việc này hay không.

Thời kỳ đầu dịch bệnh bùng phát tại Vũ Hán, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường với thân phận Tổ trưởng Tiểu tổ lãnh đạo phòng chống dịch bệnh đã đi đến Vũ Hán khảo sát và chỉ đạo công tác phòng chống dịch, nhưng thực tế lại rất ít lấy thân phận Tổ trưởng Tiểu tổ lãnh đạo này để xuất hiện trên mặt báo, ngược lại truyền thông lại liên tiếp nhấn mạnh ông Tập Cận Bình nói “đích thân chỉ huy, đích thân bố trí” công tác phòng chống dịch.

Do đó có bình luận cho rằng trong phương diện lãnh đạo phòng chống dịch, ông Lý Khắc Cường đã bị cho ra rìa.

Tuy nhiên, ông Trần Bình không đưa ra nhận định về mối quan hệ giữa ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, ông chỉ nói: “Bất cứ ai cũng để có thể nhìn được rõ [mối quan hệ này]”. 

Trí Đạt

(Ghi chú của biên tập viên: Virus gây bùng phát viêm phổi Vũ Hán là đến từ Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, do chính quyền ĐCSTQ che giấu sự thật dẫn đến dịch bệnh lan ra toàn cầu. Người Vũ Hán, người Hồ Bắc và tất cả người Trung Quốc cùng nhân dân toàn thế giới đều là những người bị hại. ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, cũng không đại biểu được cho Trung Quốc, do đó, loại virus xuất hiện dưới sự cai trị của ĐCSTQ này nên được gọi là “virus Trung Cộng.”)

Xem thêm: