Dịch “viêm phổi Vũ Hán” đã càn quét khắp Trung Quốc, các cửa hàng bán lẻ rất tiêu điều. Rất nhiều cửa hàng rơi vào trạng thái thua lỗ, thậm chí phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Các thương nhân tại Quảng Đông, Liêu Ninh, tuần này đã bắt đầu nhiều cuộc biểu tình, yêu cầu chủ doanh nghiệp giảm giá và trả lại tiền thuê cửa hàng.

Unknown 600x400 1
Các hộ thuê cửa hàng tại Chợ 13 Quảng Châu biểu tình yêu cầu giảm giá thuê cửa hàng (Ảnh chụp màn hình)

Gần đây, trên mạng internet đăng tải rất nhiều video cho thấy ngày 5/3, tại tòa nhà trung tâm thuộc Chợ 13 Quảng Châu, trung tâm may mặc thời trang của Trung Quốc, đã nổ ra biểu tình, rất nhiều thương nhân cùng tụ họp lại, giơ biểu ngữ, tuần hành biểu tình bên trong trung tâm mua sắm. Họ nói rằng, trong thời gian dịch bệnh không có doanh thu, đề xuất tòa nhà trung tâm giảm giá thuê và trả lại tiền thuê cửa hàng.

Từ hình ảnh tại hiện tường có thể thấy, một lượng lớn người thuê đã đứng chật kín hành lang trung tâm mua sắm và giơ biểu ngữ “Trả lại tiền thuê tháng 2, miễn tiền thuê tháng 3, hủy tăng giá thuê”, và còn hô vang khẩu hiệu bên trong trung tâm mua sắm.

Ngày 6/3, một video cho thấy các thương nhân tại Chợ 13 Quảng Châu tiếp tục diễu hành trên phố.

Trong video, những thương nhân tại Quảng trường thời trang Thành Đại, thuộc Chợ 13 Quảng Châu bị cảnh sát và bảo an đánh đập, bị xịt hơi cay trong khi biểu tình. Khung cảnh vô cùng hỗn loạn.

Tòa nhà New China tại chợ 13 Quảng Châu là thị trường thời trang, may mặc lớn nhất tại Trung Quốc, cùng với Trung tâm Thương mại Thời trang Hồng Biến Thiên, và Trung tâm Thời trang Thành Đại, đã tụ hội gần 10.000 thương hiệu lớn, dẫn đầu là Taopao.

Trên mạng internet có người cho biết: Chợ 13 ký hợp đồng “âm-dương” với chủ sở hữu. Giá niêm yết là 10.000 Nhân dân tệ/ tháng (34.000.000 VNĐ), nhưng thực tế là 3 năm tiền thuê 2.800.000 Nhân dân tệ (tương đương 9,4 tỷ VNĐ) + 10.000 tệ mỗi tháng. Số tiền thuê cửa hàng 2.800.000 tệ này được thu trực tiếp bằng tiền mặt, và không được ghi vào sổ, chi phí thuê trung bình hàng tháng khoảng 90.000 tệ (tương đương 302,000,000 VNĐ).

Ngay từ tháng 11 năm ngoái, Chợ 13 Quảng Châu đã từng xảy ra xung đột quy mô lớn giữa người thuê cửa hàng và chủ đầu tư. Lúc đó, một người thuê cửa hàng họ Lý, phải trả tiền thuê mỗi tháng lên tới 300.000 tệ (khoảng 1 tỷ VNĐ) cho một gian hàng chưa đầy 2m2 của mình. Trong khi mỗi chiếc quần áo bán ra chỉ thu được 40 tệ (khoảng 134.000 VNĐ), tức là mỗi ngày bán ra 100 chiếc, thu nhập một tháng chỉ khoảng 120.000 tệ (tương đương 402.000.000 VNĐ), khó có thể chi trả khoản tiền thuê cửa hàng đắt đỏ hàng tháng.

Ngoài Chợ 13 Quảng Châu, Trung tâm Thời trang Ngũ Ái, Thẩm Dương cũng bùng phát biểu tình tập thể của những hộ thuê cửa hàng. Có tin cho biết, mặc dù trung tâm thương mại đã ban hành một thông báo giảm giá cho thuê, nhưng chỉ áp dụng với chủ đầu tư, còn lại đa số thương nhân thuê cửa hàng không hề được giảm nhẹ gánh nặng. Một thương nhân thuê cửa hàng cho biết, hiện nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, doanh thu giảm mạnh, khó có thể tiếp tục chi trả tiền thuê cửa hàng và chi phí quản lý.

Video cho thấy, một thương nhân tại Đông Bắc yêu cầu trung tâm thương mại trả lại tiền thuê cửa hàng tháng 2 và tháng 3! Không ít thương nhân đeo khẩu trang, tay cầm biểu ngữ “Trả lại phí tháng 2, tháng 3; tháng 4, tháng 5 giảm một nửa”, đồng thanh hô vang: “Trả phí, trả phí.

Ngoài ra còn có nhiều video các thương nhân biểu tình yêu cầu trả lại tiền thuê, giảm tiền thuê cửa hàng ở các địa điểm khác như:

Biểu tình tại Chiết Giang ngày 6/3:

Biểu tình tại Quảng trường Thương mại Thời trang Thế giới ở Thâm Quyến, Quảng Đông. Người dân hô vang “Mỗi tháng mấy trăm ngàn tiền thuê nhà, ai giúp chúng ta đòi công lý đây?” Tại hiện trường nhiều cảnh sát xuất hiện, xếp thành một hàng, ngăn cản trước đầu người biểu tình.

Biểu tình ở thành phố Bảo Hoa Bạch Mã ở Thâm Quyến:

Biểu tình ở Quảng Tây:

Trước ảnh hưởng kéo dài của dịch bệnh, mặc dù thị trường may mặc thời trang và nhu yếu phẩm tại Quảng Đông, Tứ Xuyên, Liêu Ninh và Chiết Giang đã kinh doanh trở lại vào thứ Hai, nhưng vẫn trong tình trạng suy thoái và kinh doanh ảm đạm.

“Minh Lan Triết”, quản lý một cửa hàng thời trang tại Thành Đô, Tứ Xuyên cho biết: “Các cửa hàng tại Thành Đô đã mở cửa 3 ngày rồi, nhưng ba ngày cũng không bán nổi một chiếc quần, chiếc áo, không một ai vào. Cửa hàng đã mở 3 ngày rồi, vẫn còn rất nhiều hàng.”

Một chủ cửa hàng viết trên mạng internet rằng, do tháng Một, tháng Hai năm nay về cơ bản là đóng cửa, nên doanh thu cơ bản là con số 0. Nhưng rất nhiều trung tâm bán buôn lại không thông cảm cho thương nhân, không thực thi chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ của Chính phủ Trung Quốc, vẫn đòi tiền thuê, tài sản, phí điện nước, thậm chí còn tăng giá.

Kênh truyền thông tại Quảng Đông cho biết, hiện giờ các trung tâm thương mại lớn tại Quảng Châu và Thẩm Quyến đều chưa hoàn toàn hoạt động trở lại. Ví dụ tại chợ vải Trung Đại Quảng Châu, chợ vải lớn nhất Trung Quốc và chợ đồ chơi, các mặt hàng khô, đồ ăn vặt tại đường Nhất Đức, Quảng Châu chỉ lác đác vài cửa hàng mở cửa. Các thương nhân liên tiếp cho biết việc kinh doanh thất bát nặng nề, hy vọng Chính phủ sẽ miễn tiền thuê cửa hàng và hoàn thuế.

Ngoài ra, điều tra tự do còn cho biết, tiền mặt của 1/3 các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung Quốc Đại Lục chỉ có thể duy trì được trong vòng 1 tháng, 1/3 doanh nghiệp còn lại tối đa cũng chỉ có thể cầm cự được 2 tháng.

Minh Tú (t/h)

Xem thêm: