Dịch viêm phổi Vũ Hán tại Trung Quốc chưa được giải quyết xong đã phải đối mặt với lũ lụt. Gần đây, một huyện nông nghiệp lớn ở thành phố Quế Lâm, Quảng Tây lại tiếp tục phải gánh chịu sự tàn phá nghiêm trọng của dịch châu chấu. Truyền thông nước ngoài tiết lộ, phía chính quyền Trung Quốc đang yêu cầu nông dân ở các địa phương “hoàn lại đất nông nghiệp và bảo vệ lương thực”, trong khi các quan chức cơ sở thẳng thắn thừa nhận rằng họ sợ lặp lại nạn đói năm 1959.

p2725741a668911869 ss
Gần đây, Sở Nông nghiệp và Nông thôn thành phố Thành Đô đã ban hành một tài liệu yêu cầu nông dân “hoàn lại đất nông nghiệp và bảo vệ lương thực” (Ảnh: Đài Á Châu Tự Do).

Gần đây, nhiều cư dân mạng đã đăng tải các video cho biết huyện nông nghiệp lớn Tuyền Châu, ở Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây chỉ trong một đêm đã bị “đội quân châu chấu xâm chiếm”. Trong video, châu chấu giăng đầy, cắn phá khiến cây trồng đổ gục.

Theo các nguồn tin khác trên Weibo, nạn châu chấu đã lan rộng, đội quân châu chấu xuất hiện ở các thị trấn An Hòa, Thạch Đường, Miếu Đầu, thuộc huyện Tuyền Châu. Thị trấn Thiệu Thủy chịu thiệt hại nghiêm trọng nhất. Chỉ riêng khu vực trồng liễu dọc theo sông Thiệu Thủy bị ảnh hưởng phải vượt quá 100 mẫu. “Từ kinh nghiệm trong lịch sử cho thấy, đây là khúc dạo đầu cho một thảm họa châu chấu bùng phát trên diện rộng. Nếu không được kiểm soát kịp thời, hậu quả sẽ rất đáng lo ngại.”

p2724281a607957445 ss
Châu chấu phá hoại ở huyện nông nghiệp Tuyền Châu, thuộc Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây. (Ảnh: Weibo).

Tin tức này thu hút được rất nhiều sự chú ý từ ngoại giới. Đài Châu Á Tự Do (RFA) đưa tin, Cục Nông nghiệp và Nông thôn Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên mới đây đã ban hành công văn yêu cầu điều tra và báo cáo về việc khôi phục trồng lúa đối với vườn cây ăn quả và khu vực trồng cây rừng trên toàn thành phố, để đối phó với khủng hoảng lương thực có thể xảy ra. Công văn cũng cho thấy, để khuyến khích nông dân từ bỏ việc trồng cây ăn quả và quay lại trồng lúa, chính quyền địa phương hứa hẹn sẽ hỗ trợ cho người trồng vườn cây ăn quả 3.000 Nhân dân tệ mỗi mẫu, coi như một khoản bồi thường.

Theo nông dân địa phương, chính phủ đưa ra mức chi phí cao như vậy để yêu cầu nông dân phải từ bỏ vườn cây ăn quả chuyển sang trồng lúa, điều đó có nghĩa là dự trữ lương thực của Trung Quốc khá yếu ớt.

Tuy nhiên, Cục Nông nghiệp và Nông thôn thành phố Thành Đô cho biết, việc thực hiện “hoàn lại đất nông nghiệp và bảo vệ lương thực” là nhiệm vụ quốc gia, nhưng các tiêu chuẩn bồi thường cấp cho các địa phương sẽ khác nhau. Hiện tại, vẫn đang trong giai đoạn điều tra, cuối cùng vẫn cần phải dựa vào quyết định của chính phủ.

Ngoài Tứ Xuyên, các quan chức địa phương thành phố Hiếu Cảm, tỉnh Hồ Bắc cũng tiết lộ, chính phủ yêu cầu nông dân huy động đất để canh tác lương thực và hứa hẹn trợ cấp 150 Nhân dân tệ cho mỗi mẫu sản xuất lương thực.

Nhưng quan chức này cũng nói rằng, do tỷ lệ giữa lợi nhuận và đầu vào của sản xuất lương thực là rất thấp, mặc dù có được một số tiền bồi thường, nhiều nông dân vẫn thà là không làm ruộng. “Họ cũng lo sợ lặp lại nạn đói năm 1959… nông nghiệp Trung Quốc thật sự rất mệt mỏi. Nhóm này lại là nhóm chịu thiệt hại nghiêm trọng nhất.”

Bài báo dẫn lời ông Trần từ Trùng Khánh: “Hiện tại, các loại khủng hoảng đang đồng thời bùng nổ, tình hình chính trị đang lúc hỗn loạn, Trung Quốc muốn ngừng nhập khẩu lương thực của Hoa Kỳ để gây áp lực với nước này, nhưng tiếc rằng dự trữ lương thực lại xuất hiện lỗ hổng.”

Ông Trần nói thêm, bây giờ ngũ cốc Hoa Kỳ cũng không thể nhập khẩu. Các kho lương thực địa phương, nhìn bề ngoài là lương thực, nhưng bên dưới đều là cát. Ngay cả các giám đốc của hai kho lương thực cũng đã tự tử vào tháng trước. “Khủng hoảng thực sự vẫn rất nghiêm trọng. Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị vào đầu và cuối tháng này (tháng Sáu) đã không họp. Bình thường là được mở họp hai lần một tháng.”

Về vấn đề này, một số nhà bình luận tin rằng các dấu hiệu cho biết chính quyền Bắc Kinh đang “đi trước một nước, chuẩn bị bế quan tỏa cảng chiến đấu với nạn đói”.

Mộc Lan

Xem thêm: