Ngày 5/6, tài khoản Twitter “Anonymous64” đã đăng nhiều ảnh chụp màn hình, nói rằng họ đã tấn công các trang web của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và muốn cho cả thế giới thấy sự thật về Trung Quốc và vụ Thảm sát Thiên An Môn.

p3340611a656723367
Nhân dịp kỷ niệm 34 năm sự kiện Thảm sát Thiên An Môn 4/6, một số trang web của ĐCSTQ đã bị tin tặc tấn công và đăng ảnh xe tăng tiến vào Bắc Kinh đàn áp sinh viên với dòng chữ “Đừng quên ngày 4/6″. (Ảnh: Twitter)

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 34 năm “Sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6”. ĐCSTQ đã tàn sát các sinh viên và thường dân không có vũ khí. ĐCSTQ cũng chặn tất cả các tin tức về sự kiện Lục Tứ (4/6), nhằm che đậy lịch sử đàn áp và tàn sát người dân.

Ngày 5/6, một nhóm tin tặc đăng trên Twitter rằng họ đã tấn công nhiều trang web của ĐCSTQ, và đột nhập thành công vào trang web chính thức của Học viện Quân sự ĐCSTQ, đồng thời chèn một hình ảnh chế giễu “Tác phong tốt, có khả năng chiến thắng” vào trang web.

Thông điệp “Đừng quên ngày 4/6”, “Có thể chiến thắng” được hiển thị một cách bất ngờ trên Trang web của Học viện Quân sự ĐCSTQ.

Dựa trên các báo cáo từ truyền thông Đài Loan như CNA, ngày 4/6, một trang web chính thức của học viện quân sự Trung Quốc đã bị tin tặc vô danh xâm nhập và đăng ảnh chế giễu một con chó có “tác phong tốt, có thể chiến thắng”, kèm các khẩu hiệu như “Đừng quên ngày 4/6”.

(Nội dung tweet: “Làn sóng hành động mạng thứ 2 của Trung Quốc. Mục tiêu lần này là các bảng quảng cáo điện tử, với các địa điểm trên khắp Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Tuyền Châu, Hồng Kông, v.v., kêu gọi đồng bào hãy chia sẻ cảnh hiện trường [vụ thảm sát]. Chúng tôi muốn cho cả thế giới thấy sự thật về sự kiện Thiên An Môn ngày 4/6 của Trung Quốc, đừng quên ngày 4/6! Chúng tôi là Anonymous 64!”)

Theo ảnh chụp màn hình Twitter, các trang web chính thức của Đại học Kỹ thuật Lục quân và Đại học Kỹ thuật Hàng không vũ trụ đã bị tấn công. Trang chủ đã bị chèn dòng tiêu đề “Đừng quên ngày 4/6” chữ đỏ trên nền đen, cùng bức ảnh xe tăng Giải phóng quân tiến vào Bắc Kinh đàn áp sinh viên năm đó. Đến nay, những trang web này vẫn không thể truy cập được.

Ảnh chụp màn hình cho thấy các tin tặc còn chèn ảnh hoạt hình một con chó hung ác đuổi theo một con sóc, có tiêu đề “Tác phong tốt, có thể chiến thắng”, để chế giễu quân đội ĐCSTQ.

Tháng trước, nam diễn viên hài Trung Quốc Đại lục House (Lý Hạo Thạch) đã nói về việc anh nhận nuôi 2 con chó hoang. Khi chúng đuổi theo con sóc, chúng đã nhắc anh về dòng chữ “Tác phong tốt, có thể chiến thắng”. Cho rằng nam diễn viên hài đã xúc phạm quân đội, ĐCSTQ phạt công ty con “Xiaoguo Culture” 13,35 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,87 triệu USD). Thậm chí, Lý Hạo Thạch còn phải đối mặt với mức án tối đa là 3 năm tù.

Tháng 3/2013, tại cuộc họp toàn thể của phái đoàn Giải phóng quân tại Kỳ họp thứ nhất của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc lần thứ 12, ông Tập Cận Bình, Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã đề xuất: “Xây dựng quân đội nhân dân tuân theo mệnh lệnh của Đảng, có thể chiến thắng và có tác phong tốt, trở thành lực lượng vững mạnh của Đảng trong tình hình mới”.

Vì vậy, “tác phong tốt, có thể chiến thắng” luôn được chính quyền ĐCSTQ dùng để miêu tả quân đội Trung Quốc.

Theo ảnh chụp màn hình từ Twitter, một số trang web của chính phủ, bệnh viện và trường học Trung Quốc cũng bị tấn công. “Anonymous64” cũng cho biết, mục tiêu của cuộc tấn công này là các bảng quảng cáo điện tử, và các địa điểm ở khắp Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Tuyền Châu, Hồng Kông, v.v.

Trên thực tế, vào dịp kỷ niệm 34 năm sự kiện Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6, một số trang web ở Trung Quốc Đại Lục đã bị tin tặc tấn công. Bức ảnh xe tăng tiến vào Bắc Kinh đàn áp, với dòng chữ “Đừng quên ngày 4/6” đã được chèn vào.

p3340612a286990490
Trang web chính thức của Trường dạy nghề và kỹ thuật Nam Hoa ở thành phố Đông Quản, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc cũng bị tin tặc tấn công và đăng dòng chữ “Đừng quên ngày 4/6”. (Ảnh: Twitter)

Tổ chức tin tặc quốc tế ẩn danh Anonymous đã trở lại

Ngày 31/5, tài khoản Twitter chính thức của tổ chức tin tặc quốc tế “Anonymous” tuyên bố: “Xin chào Trung Quốc, chúng tôi đã trở lại.” Cư dân mạng kêu gọi hành động để nhắc nhở người dân Trung Quốc không quên sự kiện Lục Tứ ngày 4/6/1989.

Do đó, một tài khoản mới có tên “Anonymous64” đã xuất hiện trên Twitter vào ngày 1/6, vị trí IP được hiển thị ở Trung Quốc. Dòng tweet đầu tiên đã tải lên bức ảnh kinh điển về người biểu tình một mình chặn hàng xe tăng của ĐCSTQ, và nhấn mạnh “Đừng quên ngày 4/6.”

Chính quyền ĐCSTQ vẫn phong tỏa hoàn toàn thông tin liên quan đến vụ Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6. Thậm chí, nhiều thanh niên ở Trung Quốc Đại Lục còn không biết tới sự kiện này.

Tổ chức tin tặc này còn nhắm mục tiêu vào các bảng quảng cáo điện tử ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Tuyền Châu, Hồng Kông và các thành phố khác. Họ đưa ra các thông điệp như “Đừng quên ngày 4/6”, “Trả lại quyền tự do ngôn luận cho tôi”, “Cách mạng cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh” và đăng bài trên Twitter, kêu gọi người dân Trung Quốc hãy chia sẻ hiện trường vụ thảm sát.

(Nội dung tweet: “Đừng quên ngày 4/6”)

Đối với thế hệ sinh vào những năm sau 1990, sự kiện Lục Tứ dường như đã trở thành một lịch sử xa vời. Ông Tưởng Bất (Jiang Bu), một nghệ sĩ đến từ Bắc Kinh đã tham gia loạt hoạt động tưởng niệm Lục Tứ ở Paris, cho biết khi các quan chức Trung Quốc cố tình quên đi giai đoạn lịch sử này, thì người dân càng cần phải nhấn mạnh nó.

Ở Hồng Kông, do bị chính quyền đàn áp, nên các buổi mít tinh tưởng niệm Lục Tứ đã không còn là hoạt động lớn nhất hàng năm. Tuy nhiên, năm nay các hoạt động tưởng niệm Lục Tứ đã được tổ chức tại ít nhất 30 thành phố ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á, gồm London, New York, Toronto, Berlin và Đài Bắc.

Bình Minh (t/h)