Trong chuyến đi công vụ tại Thượng Hải, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) bất ngờ vào Bắc Kinh gặp mặt Hàn Chính – Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phụ trách về Hồng Kông. Đây là lần đầu họ gặp nhau công khai kể từ sau khi nổ ra chiến dịch biểu tình chống Dự luật dẫn độ tại Hồng Kông. Có quan điểm cho rằng việc Carrie Lam bất ngờ vào Bắc Kinh cho thấy đang làm việc theo chỉ dẫn từ cấp cao nhất của ĐCSTQ.

lam trinh nguyet nga 1
Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã tổ chức họp báo vào ngày 15/10/2019 (Ảnh: Epoch Times)

Carrie Lam vào Bắc Kinh nhận chỉ đạo mới?

Hôm 31/10, bà Carrie Lam đã đi đến Thượng Hải và tham dự lễ khai mạc “Triển lãm Hàng nhập khẩu quốc tế” lần thứ hai vào ngày 5/11, kế hoạch buổi tối cùng ngày sẽ quay trở lại Hồng Kông. Nhưng sáng ngày 3/11 Văn phòng Trưởng Đặc khu Hồng Kông bất ngờ công bố thay đổi hành trình công vụ của Carrie Lam, theo đó sáng ngày 6/11 sẽ gặp Phó Thủ tướng Hàn Chính của ĐCSTQ, buổi chiều cùng ngày sẽ tham gia Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban lãnh đạo Kiến thiết Khu vực Vịnh Lớn Quảng Đông – Hồng Kông – Ma Cao, sẽ trở lại Hồng Kông vào ngày 7/11.

Theo thông tin, cuộc gặp giữa Carrie Lam và Hàn Chính này là lần gặp mặt công khai đầu tiên của họ trong suốt quá trình gần 5 tháng nổ ra phong trào biểu tình phản đối Dự luật dẫn độ. Nội dung buổi gặp mặt này đáng lưu ý vì thời điểm gặp khi vừa kết thúc Hội nghị Trung ương 4 ĐCSTQ khóa 19.

Nhật báo Apple nhận định, việc bà Carrie Lam bất ngờ thay đổi lịch trình để gặp ông Hàn Chính là để nhận chỉ đạo của Bắc Kinh đã được thông qua tại Hội nghị Trung ương 4.

Hội nghị Trung ương 4 mới tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 28 – 31/10. Tại Hồng Kông, trong thông báo hôm kết thúc Hội nghị cho biết, ĐCSTQ ngoài nhấn mạnh “một nước hai chế độ” còn chú ý “chế độ pháp luật và cơ chế chấp hành trong xây dựng kiện toàn Khu hành chính đặc biệt bảo vệ an ninh quốc gia”, tường thuật này gây nghi vấn phải chăng ĐCSTQ có ý khởi động lại Điều 23 đối với Hồng Kông, giới hạn nhiều quyền cơ bản của người Hồng Kông theo ý định của Bắc Kinh.

Tờ Epoch Times (Mỹ) dẫn ý kiến của ông Lã Bỉnh Quyền, người triệu tập của Hiệp hội nhà bình luận độc lập, giảng viên cấp cao Khoa Báo chí Đại học Baptist Hồng Kông cho rằng, Hội nghị Trung ương 4 thể hiện rõ quan điểm thắt chặt quản lý Hồng Kông, tin rằng sau đó nhiều biện pháp sẽ được thực hiện, đặc biệt là cơ chế thực thi pháp về an ninh quốc gia, sử dụng pháp luật Hồng Kông để tạm thời thu được hiệu quả Điều 23, ĐCSTQ cũng can thiệp nhiều hơn trong việc bổ và miễn nhiệm quan chức, thậm chí triệt để tận dụng mọi sơ hở quy định trong Luật cơ bản.

Ông Lã Bỉnh Quyền cho biết cuộc gặp mặt sẽ không liên quan đến vấn đề bãi nhiệm Carrie Lam, mà là tiếp nhận các chỉ đạo của Bắc Kinh.

Tín hiệu thắt chặt hơn trong quản lý Hồng Kông

Ngày đầu tiên sau khi bế mạc Hội nghị Trung ương 4 (ngày 1/11),  ông Thẩm Xuân Diệu, Chủ nhiệm Ủy ban Luật cơ bản và Chủ nhiệm Ban Công tác pháp luật Nhân đại Trung Quốc đã công bố chính sách về Hồng Kông trong buổi họp báo, bao gồm nhấn mạnh an ninh quốc gia, hoàn thiện cơ chế bổ nhiệm của Trung ương đối với quan chức và quan trưởng khu hành chính, cơ chế giải thích của Ban Thường vụ Nhân đại đối với Luật cơ bản, ĐCSTQ sẽ sử dụng “các loại quyền lực” dựa theo Hiến pháp Trung Quốc và Luật cơ bản, hỗ trợ đặc khu tăng cường công tác chấp pháp.

Thời báo Kinh tế Hồng Kông đưa tin, qua phát ngôn nêu trên của quan chức cấp cao ĐCSTQ cho thấy Bắc Kinh vạch ra ranh giới cho Hồng Kông, đặt ra “lằn ranh đỏ” đối với lực lượng chống ĐCSTQ tại Hồng Kông.

Thông tin chỉ ra ĐCSTQ có thể thực hiện ba nhiệm vụ, bao gồm: giao trách nhiệm Chính phủ Hồng Kông lập pháp về Điều 23 của Luật cơ bản liên quan đến an ninh quốc gia; thực thi một số đạo luật của Trung Quốc Đại Lục tại Hồng Kông theo Điều 18 của Luật cơ bản. Ban Thường vụ Nhân đại ĐCSTQ triển khai giải thích Luật cơ bản, trong quá khứ Nhân đại Trung Quốc đã nhiều lần giải thích các vấn đề gây tranh cãi của Hồng Kông. Lần gần nhất mà Nhân đại Trung Quốc giải thích Luật cơ bản là liên quan đến vấn đề tuyên thệ của nghị sĩ Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, hệ quả khiến tòa án tước bỏ tư cách nhiều nghị sĩ phe dân chủ.

Vào cuối tuần đầu tiên sau bế mạc Hội nghị Trung ương 4 (ngày 2/11), đông đảo người dân Hồng Kông đã tổ chức các cuộc biểu tình ôn hòa tại Công viên Victoria, Trung tâm Edinburgh, Vịnh Causeway và Mong Kok, nhưng tất cả đều bị cảnh sát đàn áp, khoảng hơn 200 người bị bắt, 54 người bị thương phải nhập viện.

Trong quá trình giới cảnh sát Hồng Kông trấn áp thị dân, thái độ của họ cũng thô lỗ kiêu ngạo đối với nhân viên cứu hỏa, công tác xã hội, cấp cứu, có người bị gây trọng thương; thái độ đối với phóng viên cũng đặc biệt thô lỗ, như lột mặt nạ, ngăn cấm phỏng vấn, cản trở tự do báo chí.

Tờ Epoch Times dẫn ý kiến của Phó giáo sư Dương Minh Vinh thuộc Đại học Sư phạm Đài Loan cho biết, những hành động của cảnh sát Hồng Kông hoàn toàn khác với tác phong giữ trật tự vẫn thấy trong truyền thống của họ, vì vậy nhiều người nghi ngờ có thế lực của Đại Lục trà trộn vào, hiện thế lực này ngày càng giống với cảnh sát ĐCSTQ; cam kết của ĐCSTQ trước thế giới về vấn đề đảm bảo nguyên tắc một nước hai chế độ tại Hồng Kông ngày càng khó đảm bảo là vấn đề đáng lo ngại.

Nhà bình luận Thạch Thực cho biết, sau Hội nghị Trung ương 4, cảnh sát bất ngờ gia tăng trấn áp bạo lực đối với các hoạt động biểu tình ôn hòa có thể là do làm theo chỉ lệnh của ĐCSTQ, vì sau Hội nghị Trung ương 4 ĐCSTQ công khai tuyên bố “hỗ trợ thúc đẩy tăng cường sức mạnh chấp pháp tại đặc khu Hồng Kông”.

Cảnh sát Hồng Kông chịu quản lý trực tiếp của ĐCSTQ?

Có những dấu hiệu cho thấy cảnh sát Hồng Kông đang ngày càng không nằm trong kiểm soát của Chính phủ Hồng Kông mà bị ĐCSTQ trực tiếp quản lý.

Trên danh nghĩa thì Tổng thư ký hành chính Trương Kiện Tôn thuộc quản lý trực tiếp của Sở cảnh sát Hồng Kông, nhưng trong vụ việc ông xin lỗi công chúng vì chuyện những người mang đồ trắng tấn công bừa bãi thị dân tại Yuen Long ngày 21/7, lập tức ông bị Sở cảnh sát Hồng Kông “khiển trách” và yêu cầu “xin lỗi toàn bộ lực lượng cảnh sát”, cuối cùng ông đã phải “thừa nhận sai lầm”.

Trong 5 yêu cầu của người dân phản đối Dự luật dẫn độ thì quan trọng nhất là yêu cầu Chính phủ cho thành lập một ủy ban độc lập để điều tra vấn vạn cảnh sát lạm dụng vũ lực, nhưng trong bức thư ngày 24/7 mà cảnh sát gửi Trưởng Đặc khu Carrie Lam tuyên bố không cho phép thành lập ban điều tra độc lập, thư chỉ xưng bà Carrie Lam là “nữ sĩ” chứ không phải “Trưởng Đặc khu”, giọng điệu rất kiêu ngạo.

Khi Carrie Lam tuyên bố muốn gặp gỡ những người biểu tình thì Cảnh sát trưởng Lưu Trạch Cơ phản đối: “Đây còn xem là pháp trị không? Sau này tôi phải chấp pháp như thế nào?”

Phe Dân chủ: Sẽ không chùn bước trước khủng bố trắng

Về vấn đề liệu ĐCSTQ có ý định dùng biện pháp mạnh để đàn áp người biểu tình, nhà bình luận Thạch Thực cho rằng có thể ĐCSTQ đã xác định cách ứng phó đối với Hồng Kông tại Hội nghị Trung ương 4, tức là sẽ trấn áp bằng cái gọi là lập pháp, tuyên án và vũ lực cảnh sát.

Tuy nhiên ông cho rằng mọi biện pháp mạnh của ĐCSTQ sẽ khó mang lại hiệu quả, vì thực tế mọi thủ đoạn đàn áp khủng khiếp trong 5 tháng qua đều không làm người biểu tình Hồng Kông chùn lòng, thỏa hiệp.

Ngoài ra, vào ngày 2/11 khi cảnh sát đàn áp nhiều hoạt động biểu tình thì giới nghị sĩ phe Dân chủ trong Hội đồng Lập pháp Hồng Kông đã ra tuyên bố chung lên án lực lượng cảnh sát gây nhiều hành động cản trở vô lý, phá hoại bầu cử công bằng.

“Chúng tôi là ứng viên đại diện nhân dân, chúng tôi sẽ không lùi bước. Bởi vì chúng tôi không thể lùi bước, chúng tôi sẽ chỉ tiến về phía trước”, tuyên bố cho biết, “Tôi chờ đợi các đồng nghiệp dân chủ nhắc lại rằng, sẽ không sợ hãi lùi bước vì khủng bố trắng hay khủng bố đỏ.”

Kể từ khi phát động chiến dịch chống Dự luật dẫn độ ở Hồng Kông vào ngày 9/6, số người tham gia biểu tình đã dao động từ hàng chục ngàn đến 1,03 triệu, rồi lại tăng đến 2 triệu. Số lượng 2 triệu người biểu tình được xem là đã lập kỷ lục số người biểu tình trong lịch sử Hồng Kông.

Phong trào phản đối Dự luật dẫn độ cũng đã được hưởng ứng từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là vào ngày 15/10 Hạ viện Mỹ nhất trí thông qua “Dự luật Dân chủ và Nhân quyền Hồng Kông”, nhấn mạnh quyền tự trị cao độ của người dân Hồng Kông và trừng phạt những quan chức đàn áp dân chủ và tự do của Hồng Kông. Ngày 24/10 Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence có bài phát biểu và một lần nữa chỉ rõ: “Trong vài tháng qua, hàng triệu người ở Hồng Kông đã biểu tình ôn hòa để bảo vệ quyền lợi của mình, chúng tôi luôn đồng hành cùng các bạn.”

Tuyết Mai

Xem thêm: