Chính quyền Bắc Kinh vẫn không ngừng đàn áp nghiêm trọng các nhóm tôn giáo  và gần đây lại áp dụng chiêu trò mới. Theo truyền thông nước ngoài, các nhà chức trách hiện đang tiến hành điều tra sát sao bối cảnh tôn giáo của từng cá nhân. Một khi người dân bị phát hiện là theo tín ngưỡng nào đó, liền có nguy cơ bị mất việc, thậm chí ngay cả người thân của họ cũng bị liên lụy.

dan ap ton giao
Bắc Kinh đang đàn áp tôn giáo nghiêm trọng và gần đây lại có chiêu trò mới. Theo các kênh truyền thông nước ngoài, các nhà chức trách hiện đang kiểm tra sát sao về bối cảnh tôn giáo cá nhân, một khi người dân bị phát hiện là theo tín ngưỡng nào đó, liền có nguy cơ bị mất việc, thậm chí những người thân cũng bị liên lụy. Bức ảnh cho thấy chính quyền Hà Nam đã đốt cháy Thập tự giá của một nhà thờ địa phương (Ảnh: VOA)

Theo Tạp chí Bitter Winter, động thái bức hại tôn giáo trên quy mô lớn của chính quyền Bắc Kinh khiến người dân Trung Quốc rơi vào tình thế khó khăn, và họ có thể bị mất việc chỉ vì không chối bỏ đức tin của mình. Cuối tháng 1/2019, một tín đồ Cơ Đốc giáo ở Thành Đô đã bị người chủ sử dụng lao động của mình sa thải, chỉ vì nhân viên này vẫn tiếp tục đến nhà thờ mỗi tuần sau khi bị đe dọa phải từ bỏ đức tin.

Một tín đồ Cơ Đốc giáo là công chức trong bộ ngành chính phủ cũng tự thuật lại trải nghiệm bi thảm của mình: Cơ quan mà cô làm việc tiến hành điều tra tín ngưỡng của nhân viên. Để tránh bị bức hại, cô đã điền vào ô “không có tín ngưỡng” trên phiếu điều tra rồi nộp lại. Không ngờ rằng chính quyền lại có một động thái khác, đưa tài liệu điều tra của mỗi người về địa phương nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, cuối cùng tra ra cô và người nhà là tín đồ Cơ Đốc giáo, từ đó tự động sa thải cô mà không nêu lý do gì.

Một trường hợp khác, một người phụ nữ là tín đồ Cơ Đốc giáo sau thời gian rất lâu mới tìm được việc làm. Khi người chủ tuyển dụng phỏng vấn ở bước cuối cùng, cô đã tự tin nói: “Tôi tin vào Chúa, tôi chưa từng nói dối, tôi nhất định sẽ làm tốt.” Không ngờ rằng, tuyên bố này đã vô tình tiết lộ cô là tín đồ Cơ Đốc giáo. Ba ngày sau, phía công ty đã đã thông báo từ chối tuyển dụng cô.

Bài báo còn viết, ngày càng có nhiều công chức được yêu cầu phải đến địa điểm đăng ký hộ khẩu thường trú để khai vào cái gọi là “Chứng minh thẩm tra bối cảnh chính trị”, chứng thực rằng bản thân và người nhà không theo bất kỳ tín ngưỡng tôn giáo nào, trước khi bắt đầu công việc.

Một người công tác trong nội bộ chính phủ cho hay, việc gây áp lực cho tín đồ tôn giáo bằng cách khiến họ mất việc hoặc đe dọa thân nhân của họ, chính là một biện pháp biến tướng nhằm thủ tiêu tôn giáo có tên gọi “Quản lý tổng hợp”. Bên cạnh Cơ Đốc giáo, chính quyền hiện vẫn không ngừng đe dọa tín đồ của các nhóm tín ngưỡng khác như Phật giáo Tây Tạng, Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ hay Pháp Luân Công phải từ bỏ đức tin của mình.

Minh Ngọc

Xem thêm: