Tổng thống Trump cùng Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn một đúng như dự định. Tuy nhiên, điều mà ngoại giới quan tâm là sau khi ký kết, phía Trung Quốc chấp hành thỏa thuận này ở mức nào. 

Sự khác biệt giữa ông Trump và ông Lưu Hạc không chỉ là ở cấp bậc khi ký tên vào trong cùng một văn bản thỏa thuận, theo quan niệm cấp bậc của Trung Quốc thì khó mà tưởng tượng được, nhưng ông Trump lại cười nói vui vẻ, còn có ý trưng ra văn bản đã ký xong. Điều này có ý nghĩa gì hay không? Đương nhiên là có. 

Thứ nhất, hành động này cho thấy ông Trump vô cùng hài lòng với thỏa thuận. Cách nói của ông Trump là: Thỏa thuận là một bước đi có tính lịch sử, là hướng đến tương lai thương mại công bằng, đồng đẳng. Dù ông Tập Cận Bình có đến ký kết hay không, trong cái nhìn của ông Trump, bản thân thỏa thuận quan trọng hơn cách ký kết như thế nào, đây chính là định hướng kết quả mà ông Trump nói. 

Thứ hai, ông Trump đích thân ký kết và mời rất nhiều người tới tham dự lễ ký kết, thực tế là tăng thêm ý nghĩa chấp hành chính thức thỏa thuận. Chính là để cho nhiều người đến chứng kiến thỏa thuận giữa hai nước với nhau. Đã ký kết thì phải chấp hành. Thực tế là phương pháp xác định cơ chế chế chấp hành thỏa thuận. 

Thứ ba, ông Lưu Hạc lần này không dùng thân phận đặc sứ của ông Tập Cận Bình, có ý cho thấy đây là thỏa thuận chính thức của quốc gia với nhau, chứ không phải là thỏa thuận giữa cá nhân với nhau.

Ý nghĩa thực chất của việc ký kết thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ có vậy.

Đầu tiên, giữa Mỹ và Trung Quốc lần đầu có một tiêu chuẩn đánh giá có thể cưỡng chế chấp hành, có ý nghĩa cột mốc, và được đưa ra dưới hình thức thỏa thuận. Hiện chưa rõ phía Trung Quốc sẽ chấp hành đến bước nào, nhưng có một tiêu chuẩn tham chiếu thì chắc chắn sẽ tốt hơn là không có. Điều rất quan trọng là, nếu xuất hiện dấu hiệu vi phạm thỏa thuận, và không thể giải quyết bằng thỏa thuận qua các cấp bậc, phía Mỹ có thể đơn phương trừng phạt. Đây là điều buộc ông Tập Cận Bình phải bám sát vào thương mại công bằng và tôn trọng thỏa thuận, và cũng là một cơ hội để Trung Quốc tiếp nối với quỹ đạo thế giới. 

Thứ hai, ở đây vẫn có một cơ hội rất quan trọng đối với ông Tập Cận Bình và Trung Quốc, chính là thỏa thuận yêu cầu quy định pháp luật của Trung Quốc phải phù hợp và tuân thủ luật pháp quốc tế. Ví dụ, phụ lục điều 15 chương 3 quy định, Trung Quốc cần phải căn cứ vào quy định của WTO công bố các quy định liên quan đến luật pháp, điều luật, chính sách và quy định dự án ở trong nước. Mỹ có thể thách thức biện pháp bảo vệ trong nước của Trung Quốc vi phạm quy định của WTO mà không bị hạn chế. Điều này buộc Trung Quốc phải dựa sát vào luật quốc tế. Đây là một cơ hội. Nhưng những điều này buộc phải từ bỏ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trước thì mới làm được. 

Thứ ba, thỏa thuận 96 trang phân thành 8 chương, hầu như đều có thể thấy quy định Trung Quốc phải làm thế nào, Trung Quốc xác nhận ra sao. Có thể hiểu rằng, ông Trump và Mỹ đang giúp đỡ ông Tập Cận Bình sửa chữa lại sai lầm mà ĐCSTQ và phe Giang Trạch Dân để lại một cách rất cụ thể. Trong đó rất nhiều là những cải cách mà ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường dự định làm từ rất lâu. Ví dụ như, thỏa thuận giai đoạn hai sẽ liên quan đến vấn đề quan trọng là xóa bỏ việc nhà nước trợ cấp doanh nghiệp, bao gồm ngăn chặn nhà nước trợ cấp doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Những điều này thực tế là họa hại mà ĐCSTQ và phe Giang Trạch Dân để lại cho ông Tập Cận Bình, quẳng gánh nặng cho ông Tập. Nhưng, những điều này rõ ràng cũng là cho ông Tập Cận Bình một cơ hội cải cách. 

Thứ tư, có liên quan đến mối quan hệ Tập Cận Bình ký kết thỏa thuận thành công hay thất bại và vấn đề liên quan đến sinh tồn. Lần này, toàn bộ quá trình thỏa thuận có thể thành công, một phương diện là áp lực từ bên ngoài của ông Trump, một phương diện là kết quả của đội ngũ của ông Tập Cận Bình mạnh mẽ áp chế phe Giang, loại bỏ can nhiễu từ phe Giang. Ông Tập Cận Bình đã tiếp thu được bài học phá rối thỏa thuận từ phe Giang hồi tháng 5 năm ngoái. Lần ký kết thỏa thuận này nếu thất bại, phe Giang sẽ giá họa cho Tập, bức ép Tập phải hạ đài, do đó trước tiên Tập phải dẹp yên việc phá rối của phe Giang.

Ông Tập đã chọn hàng loạt thủ đoạn khác thường như: thể hiện quyền lực trong quân đội (thăng cấp 170 tướng lĩnh); khiến toàn bộ Ủy viên Bộ Chính trị lần lượt biểu đạt thái độ; dùng “lãnh tụ nhân dân”, tức là dùng danh nghĩa nhân dân để áp chế cách nói bôi nhọ được gọi là “chủ nghĩa yêu nước” , “hiệp ước bất bình đẳng”, v.v, của phe Giang Trạch Dân; lại ví dụ như việc sa thải Chủ nhiệm Văn phòng Liên lạc Trung ương tại Hồng Kông là ông Vương Chí Dân thuộc phe Giang; 2 ngày trước khi ký kết thỏa thuận, tức ngày 13/1, tại Hội nghị toàn thể lần thứ 4 Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã phát đi tín hiệu “đả hổ”.

Sự thực cho thấy, các biện pháp đánh phe Giang của ông Tập Cận Bình đã có hiệu quả ngăn chặn thỏa thuận bị phá rối. Đương nhiên ông Trump cũng là thông qua phương thức hợp tác này để làm bước trải đường cho ông Tập đánh phe Giang và giải thể ĐCSTQ. 

Cuối cùng, thỏa thuận Mỹ – Trung có thể thực hiện được hay không, điều này quyết định ở lực độ ông Tập Cận Bình đánh phe Giang và thoát khỏi ý thức bảo vệ đảng ở mức nào. Tại Trung Quốc, quyết định quan trọng nhất và then chốt nhất đều là quyết định chính trị. Nhu cầu đối với hàng hóa Mỹ của người Trung Quốc vẫn tồn tại, biến động chính sách, phân phối kim ngạch thương mại và tiền, bao gồm cải cách kết cấu, chỉ cần lực độ đánh phe Giang của ông Tập Cận Bình đủ lớn, đều có thể giải quyết vấn đề. Đối với ông Tập Cận Bình mà nói, vấn đề tương đối nhỏ thì có thể dùng tiền để giải quyết, còn quan trọng vẫn là thuận thiên ý và dân ý, duy trì xu thế đánh phe Giang, nhảy khỏi con thuyền chìm ĐCSTQ, chắc chắn sẽ “hữu kinh vô hiểm”, bước ra khỏi cục diện khó khăn.

Lý Thiên Tiếu

Xem thêm: