Vào lúc 20:07 ngày 4/10, đúng ngày Tết Trung thu ở Trung Quốc, nhiều người trong khi ngắm trăng đã may mắn chứng kiến cảnh tượng thiên thạch phát nổ trên bầu trời đêm.

Khi ấy, tiểu hành tinh như một quả cầu lửa khổng lồ đã thắp sáng bầu trời đêm Đại Lý, Vân Nam, nhanh chóng tăng tốc chiếu sáng cả những đám mây xung quanh, cả quá trình này diễn ra không quá 5 giây. Sau khi người dân quay lại hình ảnh và đưa lên Internet, tin tức về thiên thạch rơi xuống Vân Nam Trung Quốc nhanh chóng gây “bão” trong cộng đồng mạng.

Đoạn video ghi lại hình ảnh khá rõ nét, chỉ cần dùng mắt thường cũng có thể trực tiếp thấy quỹ đạo “quả cầu lửa” rơi xuống.

6d7c5b3351b5b82bcce202a9eba12062
Các thiên thạch vượt qua chân trời, làm sáng bầu trời đêm và rơi ở Đại Lý, Vân Nam. (Ảnh chụp màn hình video)

Cư dân mạng cho biết, vị trí rơi của tiểu hành tinh này ở một ngôi làng nhỏ cách trung tâm huyện Shangri-La, Vân Nam, 40 km về phía tây bắc, gây ra vụ nổ giải phóng năng lượng tương đương với 540 tấn thuốc nổ TNT.

Trang web địa chấn Trung Quốc lúc 14:10 ngày 5/10 cũng đăng tải thông tin, vào đêm Trung thu (4/10), nhiều người dân đã đăng tin trên mạng Internet về việc nhìn thấy hiện tượng sao băng bay qua bầu trời, và mạng địa chấn Trung Quốc ghi nhận đây là hiện tượng thiên thạch rơi xuống Trái đất. Theo phân tích sơ bộ, sự kiện này diễn ra tại phía tây bắc tỉnh Vân Nam, thời gian là 20:09:44 ngày 4/10, vụ nổ thiên thạch này có sức công phá tương đương với trận động đất 2,1 độ.

Ông Diệp Toàn Chí, một tiến sĩ nghiên cứu tại Viện Công nghệ California tại Mỹ đã nói rằng, sau lần thiên thạch rơi xuống vùng Tích Tâm Quách Lạc (Xilil go) Nội Mông Cổ năm 2014, thì tại Trung Quốc Đại Lục chưa từng phát sinh thêm vụ nổ thiên thạch nào.

Theo kết quả quan trắc từ vệ tinh của NASA, tiểu hành tinh lần này có sức công phá sức mạnh tương đương với 540 tấn thuốc nổ TNT, mạnh hơn so với sự kiện thiên thạch rơi ở Xilin Gol (450 tấn TNT). Ước tính, hành tinh này di chuyển về Trái đất với tốc độ 14,6km/s, lúc phát nổ chỉ ở độ cao 37km so với mặt đất, vì vậy mà nhiều khả năng sẽ có mảnh thiên thạch rơi xuống khu vực quanh đó.

Hiện các viên chức ở Shangri-La đang nỗ lực tìm kiếm mảnh vỡ thiên thạch rơi xuống ở khu vực này. Do địa hình địa phương khá gồ ghề không bằng phẳng, tìm kiếm đá thiên thạch thực sự rất khó khăn, ông Diệp Toàn Chí nhận xét.

Nhiều cư dân mạng tận mắt chứng kiến cảnh tượng thiên thạch đốt cháy, cảm thấy vô dùng chấn động. Một người có nickname “Kathy Yingying” nói rằng mình đã tận mắt chứng kiến, nhấn mạnh rằng thật sự quá chấn động, cuộc đời này coi như không uổng phí.

Một nicknam khác là “Xxxxxxxzy” lại chia sẻ, cảnh tượng này diễn ra trước mắt quá đỗi sinh động, giống như một ngọn đuốc khổng lồ thắp sáng cả một bầu trời đêm.

Có người còn nói, lúc đó họ nghe thấy có tiếng âm thanh dội lại, tiếp theo là căn nhà rung động mạnh, cửa ra vào đều rung ầm ầm. Lại có người đặt câu hỏi, thiên thạch rơi này liệu có phải là một dấu hiệu tốt hay không?

Theo Wikipedia, thiên thạch là một vật thể tự nhiên từ ngoài không gian và tác động đến bề mặt Trái Đất. Khi thiên thạch từ trong không gian vào đến bầu khí quyển của Trái Đất thì áp suất nén làm thiên thạch nóng lên và phát ra ánh sáng và xuất hiện cái đuôi thiên thạch hướng từ phía Trái Đất đi ra.

Trước đây, khối thiên thạch lớn nhất thế giới nặng tới 1.774 kg rơi xuống Trái đất chính là khối thiên thạch rơi xuống Cát Lâm, Trung Quốc trong trận mưa sao băng vào ngày 8/3/1976. Thiên thạch này di chuyển với tốc độ khoảng từ 15-18 km/s, và khi phát nổ cách mặt đất 19km rồi rơi xuống đã tạo ra hai hố lớn, với đường kính 6,5 và 2m.

Trận mưa sao băng này không chỉ đi vào lịch sử thiên văn về quy mô, mà còn mang đến nhiều biến đổi mạnh cho xã hội Trung Quốc.

Sau khi thiên thạch rơi xuống không lâu, một trận động đất 7,8 độ richter đã xảy ra ở Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc và chỉ trong vòng chưa đầy một phút đã san bằng thành phố này.

44 ngày sau, đến 9/9/1976, cựu Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông qua đời.

Minh Ngọc

Xem thêm: