Vào 3h42 phút ngày 28/7/1976, tại khu Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc Trung Quốc đã xảy ra một trận động đất rất mạnh. Thành phố Đường Sơn trở thành một đống tàn tích, tổng cộng có hơn 242.000 người chết, 164.000 người bị thương nặng.

đại địa chấn Đường Sơn
Dự báo về đại địa chấn Đường Sơn bị bưng bít, phong tỏa (Ảnh: internet)

Đây là thiên tai, cũng là nhân họa. Thiên tai, là chỉ trận đại địa chấn Đường Sơn tự nhiên xảy đến, do ứng suất (sức căng) của các khối địa cầu khi vận động va chạm và chèn ép nhau cần được phóng thích, khiến con người đành bất lực. Nhân họa là chỉ việc chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc vì sợ ảnh hưởng tới cuộc vận động bình phản vụ án chỉ trích Đặng Tiểu Bình, công kích phe cánh hữu, nên cố ý phong tỏa tin tức dự báo về trận động đất, mà lẽ ra nếu được biết, người dân sẽ giảm thiểu, thậm chí là tránh khỏi thương vong, tổn thất.

Vài giờ trước trận động đất tại Đường Sơn, Lưu Tử Hậu, Bí thư thứ nhất của tỉnh ủy tỉnh Hà Bắc cùng một nhóm quyền quý tỉnh Hà Bắc, vẫn đang họp tại khách sạn Kinh Tây, Bắc Kinh, một cuộc họp tranh chấp quyền lợi đã kéo dài hơn một tháng [1]. Họ căn bản là không màng tới vấn đề địa chấn liên quan đến chuyện sinh tử của nhân dân. Hơn nữa những bậc quyền quý và phần tử trí thức lớn tuổi ấy, đều đã trải qua gió sương trong những cuộc vận động chính trị của Cục Địa chấn Quốc gia, chỉ e dự báo địa chấn không chính xác sẽ ảnh hưởng tới cuộc vận động “Bình phản vụ án chỉ trích Đặng Tiểu Bình, công kích phe cánh hữu”, khiến mình rước họa vào thân, nên đã dốc sức đàn áp mọi cảnh báo về trận động đất này.

Cho dù là tiếng nói và nỗ lực của “Mạng Dân dự báo, dân phòng thủ” bán dân sự, không chính thức của khu vực Đường Sơn, hay dự báo của tổ Bắc Kinh, Thiên Tân thuộc Văn phòng Phân tích và Dự báo Cục Địa chấn Quốc gia, hay dự báo của Cảnh Khánh Quốc, chuyên gia nổi tiếng về địa chấn thành phố Bắc Kinh, tất cả đều bị đàn áp. Mai Thế Dung, phó giám đốc Văn phòng Phân tích và Dự báo Cục Địa chấn Quốc gia, người phụ trách về tình hình địa chấn khu vực phía Bắc Trung Quốc, có ý kiến như sau: “Vì chuyện phòng chống động đất mà khu vực phía Bắc Tứ Xuyên đôi co gay gắt, không thể vãn hồi. Khu vực Kinh Tân Đường (gồm Liêu Ninh, Hà Bắc, Bắc Kinh, Thiên Tân và Sơn Đông) cũng lại loạn thêm thì sao được? Bắc Kinh là thủ đô, việc dự báo phải thận trọng!”

Uông Thành Dân, tổ trưởng Tổ Bắc Kinh, Thiên Tân thuộc Văn phòng Phân tích và Dự báo Cục Địa chấn Quốc gia, vô cùng bất lực, đành phải dùng thân phận cá nhân, chứ không phải đại diện cho Cục Địa chấn, thông báo về dự báo địa chấn trong cuộc tọa đàm vào buổi họp tối như sau: “Từ ngày 22/7 đến ngày 5/8, khu vực Đường Sơn, huyện Loan có thể sẽ xảy ra động đất cấp 5 trở lên.”

Nghe theo lời của Uông Thành Dân, Vương Xuân Thanh, người phụ trách công tác địa chấn thuộc Ủy ban Khoa học huyện Thanh Long, tỉnh Hà Bắc và Nhiễm Quảng Kỳ, lãnh đạo huyện Thanh Long, đã tiến hành biện pháp phải thông báo tình hình động đất cho từng người dân trong toàn huyện trước ngày 26. Kết quả là, huyện Thanh Long, cách Đường Sơn chỉ có 115km, không một ai chết vì thiên tai động đất trong trận đại địa chấn này.

Sau khi đại địa chấn Đường Sơn xảy ra, Uông Thành Dân đau khổ, buồn bã. Ông từ Bắc Kinh vào tới khu thiên tai Đường Sơn, tận mắt chứng kiến trận động đất lần này đã gây nên thảm họa kinh hoàng cho tính mệnh con người, đích thân trải qua những gian nan trong việc cứu người. Sau khi tới Bộ Chỉ huy, Uông Thành Dân thông qua điện thoại, đã chính thức đề xuất với Cục Địa chấn Quốc gia rằng: “Xin hãy lưu trữ toàn bộ số liệu lịch sử, chuẩn bị thẩm tra”. Ông, một phần tử trong số những trí thức gánh vác trọng trách của Trung Quốc bị chế giễu trên chính đất nước mình, đành phải dùng cách này để bảo vệ bản thân.

Ngày 20/8/1976, Ủy ban Khoa học tỉnh Hà Bắc đã gửi đi một bản “Báo cáo giản lược về địa chấn của Mạng dân dự báo, dân phòng thủ”, lần đầu tiết lộ sự thực về việc huyện Thanh Long đã phòng chống trận đại địa chấn Đường Sơn. Nhưng không lâu sau, bản báo cáo đã bị thu hồi. ĐCSTQ vì muốn tiếp tục che giấu việc dự báo địa chấn bị bưng bít, đã dám xóa bỏ trang “Mạng Dân dự báo, dân phòng thủ”, mạng lưới đã dám và báo cáo chuẩn xác về trận động đất. Hơn 20 năm sau, Lưu Chiêm Vũ, tổ trưởng tổ nghiệp vụ Trung tâm Quan trắc Đường Sơn, thuộc Cục Địa chấn tỉnh Hà Bắc, cuối cùng cũng dám mở miệng nói về điều này: “Tôi luôn có cảm giác tội lỗi.”

đại địa chấn Đường Sơn
Cảnh hoang tàn sau đại địa chấn Đường Sơn (Ảnh: internet)

Dưới đây là dự báo địa chấn sắp xảy ra lúc bấy giờ.

18h ngày 27/7/1976, chỉ cách trận đại địa chấn Đường Sơn 9h đồng hồ, Mã Hi Dung, thành viên Trạm địa chấn mỏ Mã Gia, Khai Loan đã gửi dự báo về trận động đất cấp độ mạnh sắp xảy ra cho Văn phòng Địa chấn Cục Khai thác Mỏ Khai Loan như sau: “Sự thay đổi mạnh trong điện trở suất của đất phản ánh sự truyền dẫn của vỏ trái đất thay đổi, từ vỡ vi mô rất nhanh sẽ gây rạn nứt lớn. Một trận động đất lớn hơn cấp độ 7.3 tại Hải Thành có thể xảy ra bất cứ lúc nào”

Tối ngày 27/7, Cảnh Khánh Quốc, chuyên gia nổi tiếng trong Đội Địa chấn Bắc Kinh đang ở nhà mẹ vợ tại Tam Lí Đồn. Người nhà nói rằng quần áo phơi ngoài trời bị kiến bu kín. Cảnh Khánh Quốc vừa cúi đầu nhìn đã thấy trên mặt đất ướt một tầng. Vốn nhiều lần bôn ba vì dự báo trận động đất lần này, Cảnh Khánh Quốc lập tức phán đoán, đây là mạch nước ngầm đang dâng lên, sắp có động đất! Ông lập tức chạy tới đồn công an Tam Lí Đồn, mượn điện thoại ở đó, gọi cho đội địa chấn cùng bàn bạc đưa ra kết luận cuối cùng.

“Văn phòng Phân tích và Dự báo Cục Địa chấn Quốc gia là bộ phận ra quyết định, trận đại địa chấn này đã gấp lắm rồi, nhưng chúng ta không thể qua nổi quan ải đó.” Cảnh Khánh Quốc nói: “Theo cấp độ địa chấn (dự báo) lúc đó, mặc dù dự báo không chuẩn là ngày 28/7, nhưng trong thời gian cuối tháng 7, đầu tháng 8 sẽ có thể dự báo được. Dù cho dự báo cấp 7.8 là không chuẩn xác, nhưng từ cấp 5 trở lên thì có thể thông báo. Mặc dù vị trí chính xác của trận động đất này tại Đường Sơn không chuẩn xác nhưng khu vực Kinh Tân Đường đều có thể thông báo. Trên thực tế, trước 6h đồng hồ thì trận động đất Đường Sơn sẽ xuất hiện âm thanh động đất và ánh sáng địa chấn.” [2]

Mọi dự báo về trận đại địa chấn này đều bị thuộc hạ của chủ tịch Mao Trạch Đông cắm chốt, phong tỏa. Hàng trăm triệu người Trung Quốc tại khu vực phía Bắc Trung Quốc, trong tình hình thông tin dự báo bị phong tỏa, đã phải chấn động trước trận động đất khủng khiếp với tâm chấn là Đường Sơn. Hơn 400.000 người bị chôn vùi trong đống tàn tích do động đất gây nên, một số người đã chết ngay lập tức. Trong khi đa số người dân phải đợi cứu viện, đợi một cái chết gặm nhấm khi bị đè dưới đống đổ nát. Sự chờ đợi này là một quá trình thống khổ dài thê lê và đầy bất lực.

Lời cảnh báo về động đất của Cảnh Khánh Quốc không phải là nhiệt huyết nhất thời, mà là phản ứng bình thường khi ông nghiên cứu về quy luật địa chấn của Trung Quốc suốt một thời gian dài.

Chú thích:

[1]: “Kỷ lục về quyết sách chống động đất cứu nạn tại Đường Sơn” của Cục địa chấn tỉnh Hà Bắc, Bắc Kinh: Nhà xuất bản địa chấn, trang 21, phiên bản năm 2000.

[2]: “Đường Sơn: Dự báo địa chấn bị bưng bít” của Lý Dương, “Tôi luôn có cảm giác tội lỗi”, Bắc Kinh: “Tuần báo tin tức Trung Quốc” trang 26-3, số 247, xuất bản ngày 3/10/2005.

Chung Ba (Theo KanZhongGuo)

Xem thêm: