Danh sách ủy viên Ủy ban Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc khóa 13 đã được công bố vào ngày 25/1, theo danh sách này có thể thấy chính quyền Trung ương Trung Quốc tiến hành “thay máu” đối với tổ chức vốn được xem là “bình hoa chính trị này”.

GettyImages 163880811
Ông Uông Dương (Ảnh: Lintao Zhang/Getty Images)

Theo truyền thông tại Trung Quốc Đại Lục đưa tin, ngày 25/1, danh sách Ủy viên Ủy ban Chính hiệp toàn quốc khóa mới đã được công bố với tổng cộng 2158 người. Trong danh sách này, chỉ có ông Uông Dương là Thường ủy Bộ Chính trị, do đó theo thông lệ, đến tháng 3 tới đây, ông Uông Dương sẽ làm Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc.

Truyền thông Trung Quốc dẫn nguồn tin nói, trong khi chủ trì hội nghị, ông Du Chính Thanh có nói, ông Uông Dương “là ứng viên thích hợp để tiếp nhậm chức chủ tịch”. Theo thông lệ, ông Uông Dương sẽ quản lý các vấn đề về Đài Loan.

Theo thông tin được công bố trên Wechat, trong số Ủy viên Chính hiệp có 2 người đặc biệt, đó là ông Uông Dương, người duy nhất trong số 7 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị có tên trong danh sách; một người nữa là, Bí thư tỉnh ủy Hà Nam, chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Nhân đại tỉnh Hà Nam Tạ Phục Chiêm, trong danh sách Ủy viên Chính hiệp, ông là bí thư tỉnh ủy duy nhất.

Tạ Phục Chiêm sinh tháng 8/1954, năm 2008 làm Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu Quốc vụ viện, là quân sư cho Thủ tướng đương nhiệm khi đó là ông Ôn Gia Bảo. Năm 2013, ông Ôn Gia Bảo giải nhiệm, ông Tạ Phục Chiêm cũng về tỉnh Hà Nam làm tỉnh trường tỉnh này. Năm 2016, thăng chức lên làm Bí thư tỉnh ủy Hà Nam, đến nay đã được 2 năm.

Ngoài ra, trong danh sách 22 Phó chủ tịch Ủy ban Chính hiệp đương nhiệm, có đến một nửa không tiếp tục làm Ủy viên ban Chính hiệp, điều này cho thấy tầng lãnh đạo của Ủy ban Chính hiệp sẽ được thay mới, trong đó có Thống đốc Ngân hàng Trung ương Chu Tiểu Xuyên, dự tính đến tháng 3 tới ông cũng sẽ rời khỏi chức vụ này thống đốc này.

Theo Văn Hối Báo (Hồng Kông) đưa tin hôm 26/1, trong số 22 Phó chủ tịch Chính hiệp khóa 12, chỉ có 10 người lưu nhiệm, trong đó có người của 6 giới khác nhau tiếp tục giữ chức Ủy viên ban Chính hiệp, bao gồm đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc Mã Biểu, Vương Chính Vĩ, Lô Triển Công, Trương Khánh Lê; Đổng Kiến Hoa, Lương Chấn Anh là nhân sĩ đặc biệt của Hồng Kông; Hà Hậu Hoa là nhân sĩ đặc biệt đến từ Ma Cau; Pagbalha Geleg Namgyai thuộc giới tôn giáo; Vạn Cương thuộc đảng Chí công; Trần Hiểu Quang thuộc đảng Minh Dân. Đỗ Thanh Lâm, Hàn Khải Đức, Lâm Văn Y, La Phú Hòa, Lý Hải Phong, Trần Nguyên, Chu Tiểu Xuyên, Vương Gia Thụy, Tề Tục Xuân, Mã Bồi Hoa, Lưu Hiểu Phong, Vương Khâm Mẫn sẽ giải nhiệm chức ủy viên, cũng tức là họ sẽ rút khỏi chức vụ Phó chủ tịch Chính hiệp toàn quốc.

Trong danh sách Ủy viên Chính hiệp khóa 13, có nhiều người khóa trước không có tên như Mao Tân Vũ (cháu đích tôn của cố lãnh đạo Mao Trạch Đông), Lý Tiểu Lâm (con gái cựu Phó thủ tướng Lý Bằng), Lưu Tường (từng là quán quân môn chạy vượt rào Olympic), và nhiều người trong giới văn nghệ như Tống Tổ Anh, Triệu Bản Sơn, Hoàng Hồng, Trương Quốc Lập, Mạc Ngôn, Trần Khải Ca, Khương Côn.

Tờ Apple Daily của Hồng Kông có bài phân tích cho rằng, ủy viên Chính hiệp toàn quốc khóa mới nhiều hơn so với năm trước, đây là sự thanh lọc lớn của chính quyền trung ương đối với Ủy ban Chính hiệp, mục đích là loại bỏ những người không tích cực, dành chỗ cho những người làm được việc.

Đồng thời, nhân sự của Chính hiệp địa phương cũng có nhiều thay đổi, chủ tịch Chính hiệp nhiều tỉnh được điều động sang các tỉnh khác. Ngày 24/1, Minh báo của Hông Kông có bài bình luận chỉ ra, việc điều động chủ tịch Chính hiệp địa phương khóa mới là có ý muốn phá vỡ việc kéo bè kết phái ở các địa phương, cũng có ý muốn bỏ cũ thay mới. Điều này cho thấy chính quyền trung ương Bắc Kinh có dụng ý muốn ngăn chặn việc hình thành và phát triển các thế lực địa phương.

Trí Đạt

Xem thêm: