Gần đây có tin về vấn đề liên quan 2 tàu sân bay do Trung Quốc sản xuất, theo đó một chiếc có vết nứt trên boong và chiếc còn lại khó tránh cũ nát do không hoạt động. Hình ảnh tàu Phúc Kiến được cộng đồng mạng chia sẻ chụp từ Google Maps dường như đã xác nhận tin đồn.

p3335441a23145854
Tàu Phúc Kiến chụp từ Google Maps vào tháng 5 năm nay, theo đó vòng tròn màu đỏ boong tàu dường như là 2 vết nứt (Ảnh chụp màn hình Internet).

Theo hình ảnh tàu Phúc Kiến được cộng đồng mạng chia sẻ, theo đó tàu được chụp từ Google Maps thời điểm neo đậu tại cảng Viên Sa đảo Trường Hưng – Thượng Hải (tọa độ 31°20′29″ vĩ độ bắc, 121°45′10″ kinh độ đông) cho thấy boong phía sau có 2 vết nứt: một vết có dạng “hình chữ L” không đều, vết còn lại là một đường thẳng dài gần như chạy ngang đuôi boong.

Cũng có cư dân mạng đã dùng Google Maps kiểm chứng lại. Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV) của người Hoa tại Mỹ kiểm chứng theo tọa độ trên trên Google Maps cho biết các bức ảnh chụp tàu thực sự tồn tại tình trạng đó.

Trung Quốc chính thức tuyên bố có 3 tàu sân bay. Trong số đó, chiếc Liêu Ninh được cải tiến từ một tàu sân bay Liên Xô bị bỏ hoang, còn chiếc Sơn Đông và Phúc Kiến được sản xuất trong nước. Tàu Sơn Đông làm phỏng theo tàu Liêu Ninh, bề ngoài của hai con tàu giống nhau. Còn tàu Phúc Kiến rõ ràng có thiết kế khác với hai con tàu trước đó. Từ ngoại hình đánh giá, những bức ảnh do Google Maps chụp có lẽ là tàu Phúc Kiến.

Tháng 3 năm nay, cộng đồng mạng Trung Quốc có tin đồn nghi ngờ có người trong cuộc tuyên bố rằng hai tàu sân bay nội địa Trung Quốc không thể dùng được trong thực chiến. Trong đó tàu Sơn Đông bị hỏng do thép đặc thù trong nước không đạt chất lượng, liên tục được sửa chữa đi sửa chữa lại nên đã nhiều lần “biến mất” sau chuyến ra khơi đầu tiên. Tàu Phúc Kiến cũng có vấn đề về thép đặc thù của Trung Quốc không đủ tiêu chuẩn và việc phóng điện từ không thể đảm bảo cung cấp năng lượng, vì vậy trong một thời gian dài không thể phục vụ khiến có khả năng bị cũ nát.

Các bức ảnh Google trên dường như cũng đã xác minh vấn đề của tàu Phúc Kiến trong tình trạng “thép đặc thù Trung Quốc không đủ tiêu chuẩn”.

Truyền thông Mỹ từng chỉ ra những lỗ hổng chí mạng về thiết kế của tàu Phúc Kiến như số thang máy không đủ hiệu quả điều động máy bay, vấn đề vị trí tấm chắn lửa số 1 và số 2 trên boong… nhìn chung không thể so sánh với tàu Mỹ.

Như đã biết, vì nghi vấn liên quan vấn đề chất lượng con tàu sân bay, Tổng giám đốc Sun Bo của hãng đóng tàu CSIC phụ trách đóng tàu và giám đốc Hồ Vấn Minh (Hu Wenming) phụ trách nghiên cứu phát triển tàu Sơn Đông đều lần lượt bị điều tra và cách chức.

Tàu Liêu Ninh vốn là tàu sân bay không sử dụng của Liên Xô, ban đầu ĐCSTQ dự định mua cải tạo thành một địa điểm giải trí, nhưng sau đó đã biến nó thành “tàu sân bay đầu tiên” của Trung Quốc. Tàu Liêu Ninh bị cho là lạc hậu về công nghệ, tiêu tốn lượng nhiên liệu khổng lồ, sức bền kém và chỉ có thể hành trình ở vùng biển ven bờ Trung Quốc.