Trên tạp chí Động Hướng của Hồng Kông, tác giả Vương Đức Bang (Wang Debang) cho rằng, “ba ngọn đuốc” mà Trung Quốc ngày nay cần có là: một, thực hiện chính trị minh bạch, công khai tài sản công chức nhà nước; hai, trả lại sự thật lịch sử, sửa lại những án oan sai; ba, nghiên cứu « Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị» để thực hiện các quyền hiến định của công dân.

Những suy đoán về tương lai Trung Quốc ngày càng nhiều sau khi “Tập hạt nhân” được xác lập.
Những suy đoán về tương lai Trung Quốc ngày càng nhiều sau khi “Tập hạt nhân” được xác lập.

Sau Hội nghị toàn thể lần thứ 6 đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khóa 18, cùng việc xác lập “Tập hạt nhân” kéo theo những suy đoán về tương lai Trung Quốc ngày càng nhiều. Nhưng vì tình trạng mờ ám trong hoạt động quyền lực công của bộ máy quyền lực dưới thể chế đã khiến những suy đoán chỉ mơ hồ như ngắm trăng trong nước.

Trên tạp chí Động Hướng của Hồng Kông của tác giả Vương Đức Bang (Wang Debang) chỉ ra, đã có “ba ngọn đuốc” được ông Tập Cận Bình nhóm lên sau khi “Tập hạt nhân” được xác lập.:

Một là phương án thí điểm chính sách tại các tỉnh Chiết Giang, Sơn Tây, Bắc Kinh, thiết lập Ủy ban Giám sát;

Hai là thực hiện in và phát hành “Quan điểm của Chính phủ về Hoàn thiện Quyền sở hữu tài sản”, theo đó đề cập đến các vấn đề về bảo vệ quyền sở hữu tài sản theo pháp luật, đảm bảo công bằng về quyền sở hữu tài sản (quyền sử dụng nhà đất thời hạn 70 năm, đền bù hợp lý khi giải tỏa, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ…)

Ba là thông qua quy định về phạm vi “Đãi ngộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước”. Theo đó đã đưa ra 4 yêu cầu đối với người lãnh đạo ĐCSTQ (nghỉ hưu và đương nhiệm): một, sau khi nghỉ hưu phải lập tức chuyển đến phòng làm việc chung cho người nghỉ hưu; hai, không cho phép trang bị xe công vượt tiêu chuẩn, đi công tác phải giản tiện; ba, bố trí người làm việc đúng quy tắc và tăng cường quản lý chặt chẽ, có chế ước nghiêm khắc đối với người thân thuộc và nhân viên làm việc thân cận; bốn, giảm thời gian nghỉ phép, tuân thủ nghiêm ngặt chế độ báo cáo.

Theo bài viết, những chính sách trên được ông Tập Cận Bình đưa ra sau khi kết thúc Hội nghị toàn thể lần thứ 6 ĐCSTQ khóa 18 vào ngày 27/10 với việc xác lập “Tập hạt nhân”. Do liên quan đến chế độ giám sát quyền lực công, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu tài sản cá nhân và những lệnh cấm đối với lãnh đạo đã nghỉ hưu nên ít nhiều gây xung đột với thế lực quyền quý được hưởng đặc quyền đặc lợi.

Tác giả nhận định, những chính sách này liên quan đến thực trạng thoái hóa biến chất của quan trường Trung Quốc nhiều thập niên qua. Theo đó, sau sự kiện đàn áp phong trào dân chủ yêu nước năm 1989 khiến Trung Quốc ngày càng lún sâu vào chủ nghĩa tư bản quyền quý (tư bản thân hữu, tư bản nhà nước), thế lực quyền quý này hình thành nhờ sự cấu kết giữa quyền lực chính trị và tư bản đã khống chế vận mệnh dân tộc, đi đến thảm cảnh tùy tiện chiếm hữu tài sản công và bắt bớ người vô tội…

Như vậy, những kẻ có quyền lực hoàn toàn thoát khỏi mọi sự ràng buộc giám sát. Tác giả đã lấy ví dụ trường hợp ông cựu Tổng Bí thư Trung Quốc Giang Trạch Dân đi công du qua vùng Quế Lâm vào mùa đông năm 2011 (dù đã nghỉ hưu), khi đó các huyện hai bên đường bị yêu cầu phải tổ chức người đứng xếp hàng chào đón dọc đường, mỗi người đứng cách nhau một mét. Tuy nhiên vì không thể xác định cụ thể thời gian đoàn xe hộ tống ông Giang Trạch Dân đi qua, hàng ngàn nhân viên công chức đã phải nghỉ việc cả ngày chờ đợi trong mưa tuyết lạnh giá, sau khi đoàn xe đi qua xong thì mọi người mới trở về. 

Theo tác giả, cái gọi là trên bảo dưới phải nghe đã khiến toàn hệ thống quyền lực Trung Quốc thối nát chưa từng có. Trước Hội nghị toàn thể lần thứ 6, các cựu lãnh đạo Trung Quốc đã về hưu như Lưu Kỳ, Tăng Khánh Hồng, Giang Trạch Dân vẫn còn đi du ngoạn ngắm cảnh ở Lâm Chi thuộc Tây Tạng, Cửu Trại Câu thuộc Tứ Xuyên, Tam Á thuộc Hải Nam bằng tiền công, cho thấy tình trạng đặc quyền của giới quyền quý vô cùng nghiêm trọng.

Như vậy, quyền lực công không phải để phục vụ nhân dân mà trở thành hung khí ‘xẻ thịt’ dân chúng. Trong tình cảnh này, những chính sách của ông Tập Cận Bình có động cơ và mục đích hướng đến rất rõ ràng.

Tác giả cho rằng “ba ngọn đuốc” nhằm vào những thay đổi:

Trước tiên, sau khi “Tập hạt nhân” được xác lập thì quyền lực của ông Tập Cận Bình tăng lên đủ sức vô hiệu hóa những trở ngại của thế lực đặc quyền. Đặc biệt những lệnh cấm liên quan đến người lãnh đạo Đảng và Nhà nước chính là lưỡi kiếm hướng vào giới đặc quyền phái Giang, đây là điều mà những lãnh đạo nhiệm kỳ trước như Ôn Giả Bảo hay Hồ Cẩm Đào không dám nghĩ đến. Từ nay về sau, những lãnh đạo đương nhiệm không còn chịu chế ước quá đáng của những lãnh đạo tiền nhiệm.

Thứ hai là quét dọn những vết nhơ thời cựu lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông để lại và phục hồi những giá trị bị hủy hoại do Cách mạng Văn hóa. Vì thời đại Mao cũng như Cách mạng Văn hóa là thời lạm phát tình trạng đặc quyền, quyền sở hữu tài sản tư nhân không được thừa nhận, người lãnh đạo không bị bất cứ chế ước nào kiểm soát; còn “ba ngọn đuốc” đã đi ngược hoàn toàn những điều trên.

Cuối cùng, với việc tăng cường những ràng buộc đối với giới quyền lực thì quyền lực của trung ương và “Tập hạt nhân” mạnh mẽ hơn. Từ đây, chế độ trách nhiệm tập thể theo hình thức Ủy viên Thường vụ (thực chất là chế độ Quả đầu, quyền lực nằm trong khống chế của một nhóm người) sẽ đi được thêm một bước để tiến tới phế bỏ. Quá trình vận hành bộ máy sẽ thông thoáng hơn, tính thống nhất tập trung của quyền lực được tăng lên.

Tuy nhiên, theo bài viết, những bước đi này không có nghĩa Trung Quốc sẽ đi về hướng pháp trị với chính trị dân chủ, thực chất Trung Quốc vẫn bị sa lầy trong vũng bùn của quá khứ.

Trên thực tế, “ba ngọn đuốc” vẫn không đi ra khỏi khuôn mẫu của một thể chế chuyên chế, vẫn hướng đến việc tăng cường vai trò người lãnh đạo và đề cao ý thức tự giác ngộ trong cuộc chiến chống lại tình trạng thoái hóa biến chất, tìm cách làm trong sạch bộ máy quyền lực trong khuôn khổ hệ thống quyền lực hiện hành, vẫn trông chờ vào cải thiện dân sinh để che đậy dân quyền. Nhưng lịch sử thế giới đã chứng minh, để quyền lực công được kiểm soát hiệu quả phải thực hiện Hiến pháp dân chủ với quyền giám sát, quyền tự do ngôn luận, lập hội, biểu tình thị uy của người dân. Nếu người công dân không được hiện thực hóa những quyền lợi chính trị này thì quyền sở hữu tài sản tư nhân rất khó đảm bảo thực hiện. Vì thế, “ba ngọn đuốc” cho dù có chế ước nhân viên công chức, bảo vệ quyền sở hữu tài sản tư nhân và những giới hạn đối với người lãnh đạo quốc gia, nhưng điểm tựa của nó không phải ở quyền lợi công dân mà đặt hy vọng vào bộ máy quyền lực hiện hành tự tăng cường điều chỉnh, cuối cùng vẫn trông chờ vào bậc minh quân sáng suốt ban ơn, không thể triệt để trao lại quyền lực cho công dân trong việc kiểm soát quyền lực công.

Bài viết nhấn mạnh “ba ngọn đuốc” mà Trung Quốc ngày nay cần có: một, thực hiện chính trị minh bạch, công khai tài sản công chức nhà nước; hai, trả lại sự thật lịch sử, sửa lại những án oan sai; ba, nghiên cứu « Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị» để thực hiện các quyền hiến định của công dân.

Mộc Vệ

Xem thêm: